Cây kim quýt – Đặc điểm, tác dụng trái kim quýt và ý nghĩa
Cây kim quýt là giống cây có hình dáng bên ngoài đẹp mắt, thanh nhã và khá khỏe khoắn. Đây là giống cây cảnh được trồng nhiều ở nước ta, mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa của cây kim quýt.
Đặc điểm cây kim quýt rừng
Cây kim quýt còn được biết tới với cái tên quen thuộc là cây kim quất, loại cây này có tên khoa học là triphasia trifolia, thuộc họ Cam Chanh. Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, được du nhập tới nước ta từ rất sớm. Đây là một trong những giống cây cảnh Tết được đồng bào Nam Bộ ưa chuộng. Trong dân gian, câu nói quen thuộc “nhất kim, nhì nguyệt, tam cần, tứ mai”, cây kim quýt đứng đầu, vì vậy giống cây này được ưa chuộng trồng phổ biến ở một số nơi.
Đặc điểm cây kim quýt rừng: Cây phân cành ngay từ gốc, trên cây có nhiều gai nhọn, kích thước nhỏ, lá kim quýt là dạng lá kép, có 1 lá chính và 3 lá phụ. Hoa kim quýt sinh trưởng thành cụm, hoa mọc ra từ nách lá theo cụm, mỗi cụm hoa có khoảng 1 – 3 bông hoa, hoa có màu trắng trông khá đẹp mắt, khi nở tỏa ra mùi thơm dịu nhẹ. Cây kim quýt là giống cây khá sai trái, chín cùng thời điểm, khi chín sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ. Rễ kim quất thuộc dạng rễ chùm, lá có kích thước nhỏ, thân cứng cáp, cành giòn.
Đây là giống cây có tốc độ sinh trưởng khá chậm, dễ tạo dáng bonsai, vì vậy một cây kim quýt bonsai có giá thành khá cao, bởi để tạo được một cây bonsai chúng ta cần mất rất nhiều thời gian. Cây kim quýt tại Việt Nam có nguồn gốc từ Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông. Tại nước ta, loại cây này được phát hiện mọc hoang dại nhiều ở khe suối. Tất cả các đặc điểm bên ngoài của cây đều giống với cây chanh, tuy nhiên chúng có kích thước nhỏ hơn. Cũng chính vì hình dáng nhỏ, quả có màu sắc đẹp nên chúng được người dân Nam Bộ vô cùng yêu thích.
Giá trị cây kim quýt cổ thụ
Cây kim quýt có tốc độ sinh trưởng khá chậm, vì vậy một cây kim quýt cổ thụ bonsai được bán trên thị trường sẽ có giá thành tương đối cao. Trung bình, những cây kim quýt có tuổi thọ từ 1 – 3 năm sẽ có giá thành giao động từ vài trăm nghìn cho tới vài triệu. Những cây có tuổi đời trên 3 năm sẽ có giá thành cao hơn, trung bình từ vài triệu cho tới vài trăm triệu/
Cây kim quýt có tác dụng gì trong y học?
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây kim quýt có chứa folate, magiê, sắt, riboflavin, đồng, kali, vitamin A, manga, vitamin C, chất xơ, chất béo, protein, carbohydrate,… Vậy cây kim quýt có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Chống oxy hóa: Cây kim quýt có dồi dào chất chống oxy hóa, có khả năng giảm tình trạng của bệnh tim và bệnh tự miễn, giảm sự phát triển của các tình trạng như viêm khớp dạng thấp, ngăn ngừa tổn thương oxy hóa cho các tế bào. Hơn hết, loại cây này còn được dùng trong Đông Y với công dụng cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp tránh bệnh tật.
Tăng cường miễn dịch: Cây kim quýt có hàm lượng vitamin C cao, đây chính là chất có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng do vi rút, ký sinh trùng, vi khuẩn, ngăn ngừa sự tích tụ của các gốc tự do, rút ngắn thời gian bị nhiễm trùng đường hô hấp, cải thiện các triệu chứng.
Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa: Một trong những lợi ích của loại cây này đối với sức khỏe chính là hàm lượng chất xơ cao, chúng giúp bổ sung chất xơ vào phân, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón. Nhiều nghiên cứu còn cho biết, loại dược liệu này còn có khả năng giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, ngăn ngừa loét đường ruột, chống lại bệnh viêm ruột.
Hỗ trợ giảm cân: Nhờ hàm lượng calo thấp, hàm lượng chất xơ cao nên quả kim quýt được xem là một loại trái cây bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho những người đang trong chế độ ăn kiêng. Hơn hết, sử dụng nước ép kim quýt mỗi ngày sẽ giúp chúng ta giảm cân nhanh, giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Giảm nguy cơ ung thư: Một công dụng tuyệt vời của loại cây này nữa đó chính là phòng và chống ung thư. Theo nhiều nghiên cứu của y học nước ngoài, việc tiêu thụ kim quýt mỗi ngày có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư vú.
Ý nghĩa cây kim quýt bonsai
Cây kim quýt được trồng rộng rãi ở vùng Nam Bộ, tuy nhiên thời gian gần đây, giống cây này đã được trồng rộng rãi hơn ở cả những vùng phía Bắc của nước ta. Nhờ hình dáng thanh mảnh, tao nhã nên giống cây này được trồng làm cây cảnh trái và cây cảnh bonsai phong thủy. Thông thường, những cây kim quýt bonsai cổ thụ được đặt ở những không gian rộng lớn như đại sảnh khách sạn, sân vườn, văn phòng, công ty,… Theo nhiều nghiên cứu, loại cây này có khả năng làm sạch môi trường sống, thanh lọc không khí và cung cấp nguồn oxy dồi dào cho con người.
Theo quan niệm dân gian, cây kim quýt còn mang ý nghĩa về sự phát tài, phát lộc, công việc thuận lợi, cuộc sống bình yên. Dáng cây khỏe khắn, khi trang trí trong nhà mang lại cảm giác tươi xanh cho không gian. Cây có tuổi thọ cao, dễ trồng, dễ sống nên được rất nhiều gia đình lựa chọn làm cây cảnh nội thất. Trong phong thủy, cây kim quýt có khả năng mang tới sự may mắn, tài lộc cho gia chủ nên được rất nhiều người ưa thích làm quà tặng trong những dịp quan trọng.
Quả kim quất có màu đỏ, sai trái, chín đều, nhờ vẻ đẹp ấn tượng này nên chúng đang được nhiều người trưng bày để thưởng lãm. Nhiều nhà phong thủy học cho rằng, loại cây này mang tới nhiều tài lộc cho gia chủ và có khả năng xua đuổi vận xấu cho tất cả mọi người trong gia đình. Quả kim quýt chín, những trái kim quýt sẽ thể hiện những mặt tốt đẹp, những khát vọng tuyệt vời của con người. Kim có nghĩa là vàng, quýt được phát âm gần giống với từ đại cát, đại lợi. Khi ghép lại với nhau tạo thành một ý nghĩa vô cùng tuyệt vời.
Vị trí đặt cây kim quýt bonsai mini
Nhờ ý nghĩa tuyệt vời trong phong thủy và vẻ đẹp bắt mắt bên ngoài, hiện tại có rất nhiều giống cây kim quýt mini được ra đời. Vị trí đặt cây kim quýt bonsai mini phù hợp trong phong thủy chính là trên bàn làm việc, bàn uống nước, cửa sổ,… Ngoài ra, chúng ta có thể tạo các dáng và thế đẹp mắt để trang trí tiểu cảnh và ôm đá.
Trái cây kim quýt ăn được không?
Chính nhờ những công dụng tuyệt vời của loại cây này trong y học nên khá nhiều người thắc mắc, không biết trái cây kim quýt ăn được không? Thực chất, trái kim quýt chính là bộ phận được sử dụng phổ biến trong Đông Y. Quả kim quýt có hình tròn, ăn vào có vị chua. Trong dân gian, người ta thường sử dụng trái kim quýt để ngâm rượu, ép nước uống hoặc làm siro. Rượu kim quýt có công dụng cường tráng sinh lực cho nam giới, kích thích tăng trưởng một số hoocmon ở nam, tiêu đờm, trừ ho, bổ phế.
Ở Indonesia dùng quả kim quýt được dùng để đắp ngoài da điều trị đau bụng, ỉa chảy, một số bệnh ngoài da và dùng trong mỹ phẩm dưỡng da. Quả kim quýt có hương vị tương đồng với trái quất, chính vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng quả kim quýt để thay thế quả quất trong ẩm thực.
Hình ảnh cây kim quýt
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây kim quýt dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa của cây kim quýt. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây khổ sâm – Tác dụng, cách dùng, cách trồng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây khổ sâm – Tác dụng, cách dùng, cách trồng và hình ảnh
Cây kế sữa – Đặc điểm, tác dụng của silymarin trong cây kế sữa
Cây ké đầu ngựa – Phân loại, tác dụng và cách trồng
Top 9 loại cây lá đỏ được ưa chuộng nhất tại Việt Nam
Cây hồng nhung là gì? Giá trị kinh tế và cách trồng
Cây húng quế – Đặc điểm, công dụng trong y học và ẩm thực
Cây hoa hải đường – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng