Cây na – Đặc điểm, thời gian ra trái, cách trồng và chăm sóc
Quả na hay còn được gọi là quả mãng cầu ta, đây là loại trái cây phổ biến tại Việt Nam. Cây na khá dễ tính, quả có hương vị khá ngon, mang lại giá trị kinh tế lớn cho người trồng. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, cách trồng cách chăm sóc và thời gian ra trái của cây na.
Giới thiệu về cây na
Giới thiệu về cây na: Từ thế kỷ thứ 16, các loại trái cây trong họ Mãng Cầu đã du nhập tới nhiều nước trong khu vực nhiệt đới và nhiệt đới ẩm, thích khi tốt với các vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do tính chất trái thường lớn, mọng nước, khi chín dễ bị dập nên khó vận chuyển. Chính vì điều này nên giá trị thương mại của chúng vẫn chưa được khai thác hết. Tại hội nghị trái cây năm 1992 họp tại BangLadesh, ngoài những loại trái cây phổ biến như xoài, quýt, cam, dưa, chuối, 5 loại trái cây đáng chú ý khác nữa chính là mãng cầu, ổi, măng cụt, táo gai và mít.
Hiện tại, trên thế giới có hàng chục loại mãng cầu khác nhau, tuy nhiên chỉ có hai loại được trồng phổ biến đó chính là loại mãng cầu annona muricata (Mãng cầu xiêm) và mãng cầu annona squamosa (Mãng cầu dai). Tại nước ta, mãng cầu dai được gọi là quả na, sinh trưởng phổ biến ở cả phía Nam và phía Bắc còn loại mãng cầu xiêm chỉ được trồng nhiều ở miền Nam mà thôi. Ngoài 2 loại trái cây này thì chúng ta vẫn còn hai loại mãng cầu có thể ăn được chính là bình bát. Mỗi loại mãng cầu lại mang những đặc điểm hình thái bên ngoài và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.
Đặc điểm cây na
Cây na có tên khoa học là annona squamosa, nằm trong giới Plantae, lớp Magnoliidae, thuộc bộ Magnoliales, họ Annonaceae, chi Annona, loài A.squamosa.
Đặc điểm cây na: Quả na có hình tròn, có nhiều múi, mỗi múi lại có 1 hạt na. Hạt na có màu đen, có chứa hàm lượng độc tố cao nên được người dân sử dụng để làm thuốc diệt sâu bọ, chấy rận. Rễ na ăn sâu vào lòng đất khoảng 0,6 – 0,8m, chiều dài của rễ sẽ tương đương với chiều dài của thân cây. Cây na thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao trong khoảng 2,5 – 3,5m, đường kính thân khoảng 9 – 10cm, phân nhiều cành nhánh, quả na sẽ sinh trưởng trên những cành già.
Cây na sinh trưởng lá đơn, mọc cách, cuống lá ngắn, mép lá nguyên hoặc hơi xoăn. Lá khá mỏng, có màu xanh lục. Hoa na chính là loại hoa lưỡng tính, đài hoa có 3 cánh, bó nhị đực mang bao phấn nên cây chủ yếu sinh sản bằng hình thức thụ phấn nhờ qua côn trùng. Nhị đực và nhị cái trên cùng một chùm hoa, nhị của hoa cái thường chín sớm hơn cho với nhị đực nên nếu chúng ta không có côn trùng thụ phấn thì cây sẽ ra trái kém. Trong mùa nở hoa nếu cây gặp hạn hán, nhiệt độ không khí ở mức thấp hay mưa nhiều cũng sẽ khiến cho cây đậu trái kém.
Cây na trồng bao lâu có trái?
Quả na có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, là món ăn tráng miệng phổ biến trên nhiều mâm cơm của gia đình Việt. Hơn hết, loại cây này còn có chứa những hợp chất hóa học tốt cho sức khỏe con người. Ngày càng có những vùng chuyên canh na ra đời, việc cây na trồng bao lâu có trái được rất nhiều người trồng quan tâm. Thông thường, nếu cây sinh trưởng trong môi trường thuận lợi thì cây sẽ cho trái từ sau 2 – 3 năm trồng. Từ lúc ra hoa tới lúc đậu quả trong khoảng từ 100 – 110 ngày. Thời điểm thu hoạch cây tốt nhất chính là từ lúc đậu trái tới khi trái được 90 – 100 ngày.
Quả na thường được ăn tươi hoặc chế biến thành sinh tố, các món ăn tráng miệng. Bên cạnh đó, chúng còn được chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Theo tính toán, 1 quả na trung bình có thể cung cấp cho chúng ta 1/5 lượng vitamin mà cơ thể cần để nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra, khi sử dụng trái na mỗi ngày còn có thể giảm cảm giác tê ở chân, cải thiện sức khỏe của phổi, làm giảm mệt mỏi, cải thiện sức khỏe răng miệng, cải thiện sức khỏe của da, có lợi cho hệ tiêu hóa.
Tại nước ta, cây na rất dễ trồng, dễ sống, thích nghi tốt với nhiều khu vực có khí hậu và thổ nhưỡng trên cả nước. Cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân và không cần phải chăm sóc gì nhiều nhưng vẫn mang lại sản lượng rất cao. Hiện tại, giá na trên thị trường đang là 20.000 – 30.000 đồng/kg, sản lượng của trung bình khoảng 20/30kg quả/cây. Với mật độ trồng tiêu chuẩn là 1100 – 1200 cây/ha thì sau mỗi vụ thu hoạch, lợi nhuận thu về sẽ trên dưới 300 triệu đồng trở lên.
Đặc tính hoa cây na
Hoa cây na là giống hoa lưỡng tính phức hợp, đài hoa có 3 cánh, trên đài hoa có chứa bó nhị và bó nhụy. Ngược lại với các loại hoa khác, bó nhị mang bao phấn, bó nhụy lại mang nhiều lá noãn. Cánh hoa khá dài nhưng lại hẹp nên không có khả năng tự thụ phấn được mà bắt buộc phải thụ phấn qua côn trùng.
Công dụng lá cây na
Trong Đông Y, lá na được dùng để điều trị một số bệnh ngoài da và sốt rét. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong lá cây na có chứa các nguyên tố vi lượng, muối khoáng, protit, riboflavin. Người ta thường dùng lá na để điều trị những cơn sốt rét lâu ngày, ghẻ, mụn nhọt sưng tấy. Nấu nước xông để điều trị các bệnh liên quan tới hô hấp như cảm cúm, ho,… Ngoài ra, tại nhiều nước trên thế giới, lá cây na còn được dùng để trục giun và trị ỉa chảy.
Cách trồng cây na trồng chậu
Vị trí trồng cây na: Tốc độ sinh trưởng của cây na phụ thuộc nhiều vào độ ẩm của không khí và thời tiết. Chúng ta nên trồng ở những nơi không có gió, độ ẩm cao.
Nhân giống cây na: Loại cây này được nhân giống chủ yếu bằng hạt. Chúng ta có thể sử dụng hạt giống từ cây mẹ hoặc mua những cây giống đã được ươm sẵn.
Làm đất: Đất trồng cần tới xốp, được bón lót trước khi trồng khoảng 15 – 20 ngày.
Cách xử lý hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước ấm trong khoảng 3 – 4 ngày. Nên ngâm hạt trong môi trường nhiệt độ phòng. Khi tới ngày cuối cùng, chúng ta lấy những hạt giống chìm xuống đáy và đặt các hạt giống này lên giấy ướt để thấm nước.
Cách trồng cây na trồng chậu: Cho đất vào trong chậu sau đó tưới nước lên bề mặt trồng. Dùng tay tạo một lỗ nhỏ và đặt hạt giống vào bên trong. Sau khoảng 5 – 10 ngày hạt giống sẽ nảy mầm và sinh trưởng thành cây con. Nếu chúng ta trồng bằng cây con thì chỉ việc đào hố trồng có kích thước bằng với kích thước của bầu cây, đặt cây vào bên trong và lấp đất lại. Ngay sau khi trồng cần đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng khuất gió.
Cách chăm sóc cây na
Cách chăm sóc cây na nhanh thu hoạch:
Tưới nước: Mùa mưa hạn chế tưới nước cho cây, mùa khô nên tăng cường lượng nước tưới để cây không bị chết héo.
Tỉa cành tạo tán cho cây: Để cây sinh trưởng nhanh chóng và sai trái thì chúng ta cần tiến hành tỉa cành và tạo tán cho cây theo chu kỳ 3 tháng/1 lần. Khi cây sinh trưởng được 1m thì bắt đầu cắt đi những cành mọc vượt tán.
Kỹ thuật bón phân: Trong suốt 3 năm đầu, nên bón phân thật nhiều bằng hỗn hợp phân NPK, phân chuồng và vôi bột theo chu kỳ 3 tháng/1 lần.
Phòng trừ sâu bệnh: Giống cây này thường xuyên bị rệp sáp và sâu hại tấn công. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng của sau thu hoạch. Do đó khi thấy những biểu hiện bệnh cần thực hiện phun cho cây một số loại thuốc như Mipc 25 BTN, Polysulfur Calci, 50ND, Applaud BAM.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, cách trồng cách chăm sóc và thời gian ra trái của cây na. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây nhân sâm – Đặc điểm, phân loại, giá trị và tác dụng
Sinh Vật Cảnh -Cây nhân sâm – Đặc điểm, phân loại, giá trị và tác dụng
Cây lá lốt – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại
Cây lan tỏi – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng
Cây mã tiền – Đặc điểm, tác dụng, độc tố, cách trồng
Cây lá dứa – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây kim vàng – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây kim quýt – Đặc điểm, tác dụng trái kim quýt và ý nghĩa