Cây nhân sâm – Đặc điểm, phân loại, giá trị và tác dụng

Nhân sâm là dòng dược liệu quý hiếm, được mệnh danh là vị thuốc có khả năng chữa được bách bệnh. Trong dân gian truyền tai nhau rất nhiều giai thoại về công dụng của loại dược liệu đại bổ này. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm cây nhân sâm, các loại cây nhân sâm và tác dụng của chúng. 

Nội Dung Chính

Nhận biết cây nhân sâm

Cây nhân sâm có tên tiếng anh là rhizoma et radix ginseng, vị dược liệu nhân sâm thường được sử dụng chính là phần thân rễ và rễ đã được phơi khô hoặc sấy khô. Tên khoa học là panax ginseng C.A.Mey, thuộc họ Araliaceae Ngũ Gia Bì.

Nhận biết cây nhân sâm

Nhận biết cây nhân sâm

Một số đặc điểm nhận biết cây nhân sâm trong tự nhiên: Loại cây có tuổi thọ cao, chiều cao trong khoảng 0,5 – 0,6m, phần rễ phình to tạo thành củ. Lá cây là dạng lá kép, sinh trưởng theo hình vòng tròn, cuống lá dài, lá chét có hình trứng, mép lá có nhiều răng cưa. Cây nhân sâm có độ tuổi từ 1 – 2 năm sẽ chỉ có 1 lá kép và 1 lá chét. Cây có tuổi thọ từ 2 năm trở lên sẽ có khoảng 1 lá kép và 5 lá chét. Những cây có độ tuổi từ 5 năm trở lên sẽ có nhiều lá kép và lá chét hơn, tuy nhiên chỉ tối đa 6 lá chét.

Cây nhân sâm sẽ bắt đầu ra hoa từ năm thứ 3 trở đi, hoa sinh trưởng tập trung thành cụm, một cụm hoa sẽ có khoảng 4 – 5 bông. Cây nở hoa vào mùa hè, hoa có màu xanh nhạt, mỗi bông hoa có khoảng 5 cánh hoa, 5 nhị, hoa thường sinh trưởng ở đầu cành. Quả nhân sâm có hình cầu, là dạng quả mọng, hơi dẹt, kích thước nhỏ bằng hạt đậu xanh. Quả khi chín sẽ chuyển dần về màu đỏ, bên trong có chứa 1 – 2 hạt. Thông thường, khi cây sinh trưởng tới năm thứ 3 thì người dân cắt bỏ quả để cây sinh trưởng tốt hơn. Khi cây sinh trưởng tới độ tuổi 4 – 5 năm thì người trồng sẽ bắt đầu thu lấy quả để làm hạt giống cho vụ sau.

Thông thường, người ta thường thu hoạch nhân sâm vào khoảng tháng 9 – 10 hằng năm, những cây trồng từ 4 năm trở lên sẽ đủ điều kiện thu hoạch. 

Cây nhân sâm đất

Cây nhân sâm đất thực chất là giống sâm có tên khoa học là talinum fruticosum. Ngoài cái tên cây nhân sâm đất có tên gọi khác là cây giả nhân sâm, cây sâm thảo, cây đông dương sâm, cây sâm mồng tơi. Loại cây này có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người nên được dân gian đặt cho cái tên cây nhân sâm đất.

Cây nhân sâm đất

Cây nhân sâm đất

Giống thực vật này có thân thảo, mọc thẳng đứng, toàn cây có màu xanh lục, phân nhiều nhánh, lá được sử dụng như một loại rau rừng. Hoa có màu tím, nhỏ, mọc thành cụm ở đầu cành, mùa hoa thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 7. Quả có hình cầu, kích thước nhỏ, khi chín có màu nâu xám, bên trong chứa hạt màu đen. Thời điểm ra quả vào khoảng tháng 9-10.

Các loại cây nhân sâm

Hiện nay, trên thế giới có hai loại nhân sâm chính là nhân sâm mọc hoang và nhân sâm được trồng. Loại nhân sâm nổi tiếng nhất thế giới chính là giống nhân sâm mọc hoang ở Triều Tiên, Trung Quốc. Theo thống kê, sản lượng nhân sâm của các tỉnh Cát Lâm, Liêu Ninh của đông bắc Trung Quốc lên tới 76.000kg mỗi năm. Nơi có truyền thống trồng nhân sâm lâu đời nhất thế giới chính là Khai Thành (Triều Tiên). Ngoài 2 đất nước này thì chúng còn được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ,…

Người ta thường lựa chọn hạt giống từ những cây nhân sâm khỏe mạnh, có tuổi thọ từ 4 – 5 năm. Hạt nhân sâm được thu hoạch vào cuối tháng 10 – 11 hằng năm và trồng vào ngay đầu năm sau, nếu chúng ta trồng cây con thì nên trồng vào đầu tháng 3 tới đầu tháng 4. Các loại cây nhân sâm sau khi thu hoạch sẽ được phân loại theo cách chế biến: 

Viên sâm: Đây là loại sâm trồng, được phơi hoặc sấy khô, rễ có hình trụ tròn hoặc hình thoi, vỏ ngoài có màu hơi xám, vỏ thô ráp, có nhiều nếp nhăn, kích thước củ nhỏ không quá lớn. Phần thịt bên trong khá cứng, có màu trắng vàng, mùi thơm nhẹ nhàng, vị hơi đắng, ngọt.

Các loại cây nhân sâm

Các loại cây nhân sâm

Hồng sâm: Đây là loại hồng sâm được hấp chín và sấy khô. 

Sơn sâm: Đây là giống nhân sâm mọc hoang dại, được phơi hoặc sấy khô. Rễ sơn sâm có kích thước lớn, dài, mặt ngoài có màu vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn. Rễ sơn sâm có ít rễ nhánh hơn viên sâm, rễ phụ nhiều. 

Giá trị cây nhân sâm Việt Nam

Nhân sâm là vị thuốc nằm trong 4 loại thuốc thập toàn đại bổ “Sâm – Nhung – Quế – Phụ”. Cây nhân sâm thường được dùng để kéo dài tuổi thọ, giải độc, tăng cường miễn dịch, chống trị viêm phế quản. Vị dược liệu này được xem là một thần dược, chúng được ghi chép lại trong “Thần nông bản thảo” 3000 năm tuổi của Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây nhân sâm được xem là thần dược của người giàu. Hiện tại, cây nhân sâm Việt Nam có số lượng khá ít. Nước ta đã trồng thử loại dược liệu này từ hạt giống và mầm lấy từ Liên Xô cũ, Trung Quốc và Triều Tiên nhưng chưa thành công.

Giá trị cây nhân sâm Việt Nam

Giá trị cây nhân sâm Việt Nam

Ngày nay, khi công nghệ nuôi cấy mô đã được phát triển ở nhiều nước, nguồn nhân sâm có mặt tại Việt Nam chủ yếu dựa vào nhập khẩu. Theo lý giải từ sử sách, hình dáng của cây sâm khá giống tứ chi con người, nhân có nghĩa là người, sâm ở đây có nghĩa là, tham gia, chen vào, nhân sâm có nghĩa là sánh ngang cùng với đất trời. Chính vì ý nghĩa này nên ngay từ xưa người ta luôn quan niệm đây là thần dược có thể chữa được bách bệnh. 

Cây nhân sâm hình người

Hiện nay, nước ta đang lưu hành một loại nhân sâm có hình dáng bên ngoài đẹp mắt, có hình giống con người. Nhiều người mua chúng vì hiếu kỳ, vì tò mò và vì giá của chúng khá rẻ chỉ khoảng 300.000 đồng một đôi. Loại cây này được nhập từ Trung Quốc về, rao bán tại nước ta từ 1 – 2 năm nay với tên gọi “Cây nhân sâm hình người”. Nhưng thực chất, đây chỉ là quả lê được bọc trong khuôn nhựa từ nhỏ, khi trưởng thành sẽ có hình dáng giống con người. Nhờ hình dáng độc đáo, loại quả này được các thương lái đặt cho cái tên khá cầu kỳ như “nhân sâm cát tường”, “dưa lê Thần Tài”, “quả trường sinh bất lão”.

Cây nhân sâm hình người

Cây nhân sâm hình người

Tác dụng của cây nhân sâm

Theo nhiều nghiên cứu, bên trong nhân sâm có chứa germanium, tinh bột, pectin, đường, phytosterin, linoleic, stearic, acid palmitic, nhựa, acid phosphoric, men diastase, vitamin B1, B2, panaxen, tinh dầu, gensenin, glycoside panaxin, panakilon, pan aquilon, panax oxit, saponin, saponin sterolic. Theo y học cổ truyền, nhân sâm có tính ôn, vị ngọt, đắng nhẹ, được quy vào kinh Tỳ và Phế. Nhiều tài liệu ghi chép lại, nhân sâm có công dụng đại bổ nguyên khí, bổ 5 tạng tâm Thận, Phế, Tỳ, Can, Tâm, tăng tuổi thọ, sáng mắt, ích trí, định thần, ích huyết sinh tân, giúp tiêu khát, giảm khí hư, sợ hãi, tiêu chảy, nôn mửa, giảm các trường hợp ho, suyễn. 

Theo y học hiện đại, tác dụng của cây nhân sâm chính là trấn tĩnh, cải thiện giấc ngủ, tăng cường thể lực và trí lực, tăng hiệu suất công việc, làm giảm mệt mỏi, giúp tăng hưng phấn của vỏ não, giúp ức chế tim mạch, hạ huyết áp, tăng cường số lần co bóp tim, làm tăng hô hấp, phối hợp với insulin để chuyển hóa đường, phục hồi thể chất cho người mới ốm dậy, trẻ con chậm lớn, chống đột quỵ, giải độc gan, chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, ổn định đường huyết, loạn nhịp tim, suy giảm trí nhớ.

Tác dụng của cây nhân sâm

Tác dụng của cây nhân sâm

Ngoài ra, người ta thường dùng vị dược liệu này còn được dùng để tăng cường trí nhớ, phục hồi lại làn da tổn thương, lấp đầy các nếp nhăn, thúc đẩy sản sinh collagen tái tạo tế bào da, giúp máu lưu thông tạo nên làn da hồng hào, căng bóng, bổ sung oxy trị chân khí kém.

Lá cây nhân sâm có dùng được không?

Bộ phận được dùng của cây nhân sâm chính là rễ củ, tuy nhiên thời gian gần đây nhiều người truyền tay nhau việc dùng lá nhân sâm để điều trị bệnh. Vậy lá cây nhân sâm có dùng được không? Thực chất, y học chưa ghi nhận trường hợp nào dùng lá nhân sâm để chữa bệnh, vì vậy chúng ta chỉ nên sử dụng phần củ rễ cây nhân sâm mà thôi. 

Hình ảnh cây nhân sâm

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây loại sâm khác trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây nhân sâm dưới đây:

Hình ảnh cây nhân sâm

Hình ảnh cây nhân sâm

Hình ảnh cây nhân sâm

Hình ảnh cây nhân sâm

Hình ảnh cây nhân sâm

Hình ảnh cây nhân sâm

Hình ảnh cây nhân sâm

Hình ảnh cây nhân sâm

Hình ảnh cây nhân sâm

Hình ảnh cây nhân sâm

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây nhân sâm, các loại cây nhân sâm và tác dụng của chúng. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây lá lốt – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại

Sinh Vật Cảnh -