Cây muối là cây gì? Tác dụng, cách dùng và hình ảnh

Cây muối là vị thuốc nam có nhiều công dụng tuyệt vời trong Đông Y, đặc biệt là vị dược liệu ngũ bội tử. Ngũ bội tử chính là những nốt sần do sâu schlechtendalia chinensis bám trên cuống lá tạo thành. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và hình ảnh cây muối. 

Nội Dung Chính

Cây muối là cây gì?

Cây muối có danh pháp khoa học là rhus chinensis mill, thuộc họ Anacardiaceae (Đào Lộn Hột). Tại nước ta, loại cây này còn được biết tới với tên gọi khác là cây diêm phu mộc, cây ngũ bội tử thụ. Đây là loại dược liệu có hàm lượng dược tính cao, được tìm thấy nhiều ở Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản. Tại nước ta, loại cây này được mọc hoang dại nhiều ở các đồi cây, rừng mưa. Chúng mọc trải dài ở các tỉnh miền Bắc cho tới các tỉnh Tây Nguyên, Lâm Đồng, Gia Lai,… Vậy, cây muối là cây gì?

Cây muối là cây gì?

Cây muối là cây gì?

Cây muối thuộc dạng cây thân gỗ có kích thước nhỏ, có chiều cao trong khoảng 5 – 10m, toàn cây có một lớp lông mềm bao phủ. Cây sinh trưởng lá kép lông chim lẻ, một chiếc lá trưởng thành sẽ có khoảng 9 – 10 lá chét, chiều dài trong khoảng 8 – 10cm, chiều rộng khoảng 4 – 6cm, nhọn một đầu và thon một đầu. Mặt lá trên sẽ có màu sắc nhạt hơn mặt lá dưới, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, mép lá có nhiều răng cưa, cuống lá dài. Loại lá này thường sẽ bị một loại ấu trùng đốt, ấu trùng này sẽ khiến cho lá và cuống lá có những cục u sần sùi, không đều nhau. 

Hoa muối có màu trắng, sinh trưởng tập trung thành cụm, hoa mọc ra từ kẽ lá. Đài hoa có nhiều lông, tràng hoa có cánh, có khả năng phân tán hoa đi xa. Quả sẽ sinh trưởng ngay sau khi hoa thụ phấn thành công, quả có hình cầu, kích thước nhỏ, màu đỏ hoặc cam tùy giống. Mùa hoa trong khoảng tháng 10 – 1 hằng năm. Bộ phận được sử dụng của cây chính là rễ, lá, quả, những cục u sần sùi trên lá và cuống lá được sử dụng phổ biến nhất. Loại cây này có thể thu hái quanh năm, ngũ bội tử được thu hái vào mùa thu. 

Cây muối miền Nam

Cây muối là giống cây thuốc mọc hoang dại nhiều trong rừng, những cây được tìm thấy nhiều trong rừng được gọi là cây muối miền Nam. Loại cây này còn được biết tới với tên gọi cây muối trắng. Giống muối này sẽ được người dân thu hoạch sau đó cắt nhỏ, phơi khô. Bộ phận thu hái chính của cây là phần lá và thân. Hiện nay, người ta đã đưa máy cắt vào thu hái nên dược liệu thành phẩm sẽ khá đều nhau. Tuy nhiên, cây muối khô thường rất khó để phân biệt đâu là loại hoa trắng và hoa vàng, do đó chúng ta cần mua chúng ở những đơn vị uy tín.

Cây muối miền Nam

Cây muối miền Nam

Cây muối miền Tây

Cây muối miền Tây còn được biết tới với tên gọi là cây ngũ bội tử mộc. Ngoài quả, hoa, lá, rễ thì cây còn cho thu hoạch mật. Vị dược liệu này chính là một thành phần quan trọng trong các bài thuốc nam điều trị suy thận. Cách phân biệt cây muối miền Nam và cây muối miền Tây đó là quan sát màu sắc của hoa. Hoa muối miền Tây có màu vàng nhạt.

Cây muối miền Tây

Cây muối miền Tây

Cây muối có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu, hạt muối có chứa tới 70% chất tanin, penta-m-galloyl-β-glucose, flavonoid, acid citric, acid tartric, acid hữu cơ, tinh bột, nhựa, lipid, acid galic. Rễ cây muối có chứa 6-pentadecyl salicylic, betulinic, acid moronic, acid semialata, ethvl gallate, flavon, dầu béo, phenol. Những hợp chất này có công dụng ức chế sự nhân lên của HIV-1 trong các tế bào H9 bị nhiễm mãn tính, kháng HIV‐1 mạnh mẽ, kháng acyclovir, chống nhiễm trùng HSV-1 và HSV loại 2 (HSV‐2), chống lại virus herpes simplex (HSV) loại 1 (HSV‐1), chống HSV-1 trong não. 

Nghiên cứu mới đây cho thấy, chiết xuất từ cây muối có khả năng ngăn chặn sự xâm lấn của tế bào u ác tính khi di căn, ức chế hình thành mạch, chống ung thư gan, u ác tính, bệnh bạch cầu, ung thư vú, ngăn ngừa ung thư phổi và sarcoma, chống lại ung thư tuyến tiền liệt, chống ung thư in vivo, làm giảm lượng glucose trong máu mà không làm tăng mỡ, giảm hiệu quả mức đường huyết và insulin, hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho biết, chiết xuất methanol từ quả muối có công dụng giảm sự bài tiết dịch ruột do MgSO4, giảm 80,70% tốc độ đại tiện, chống tiêu chảy. Vậy theo y học cổ truyền, cây muối có tác dụng gì?

Cây muối có tác dụng gì?

Cây muối có tác dụng gì?

Dược liệu ngũ bội tử có công dụng giảm các triệu chứng của ung thư trực tràng và ruột, nhiễm trùng da, giảm đau nhức, nhiễm độc, viêm nhiễm, sốt rét, điều trị bệnh răng miệng, trĩ, bỏng, đờm có máu, đau bụng kinh, đổ mồ hôi tự phát, ho dai dẳng có máu, giúp cầm máu, làm se, hạ sốt, sát trùng, đái tháo đường. Rễ cây muối có thể điều trị được bệnh vàng da, rắn cắn, điều trị anasarca, trị ho, sốt rét, tăng tiết tinh trùng. Hạt muối có công dụng điều trị bệnh thấp khớp, sốt rét, viêm gan, vàng da, kiết lỵ, ho. Quả muối có khả năng điều trị bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, tiêu chảy, đại tràng. Lá muối có thể giúp chống ho, rắn cắn, tăng tiết tinh trùng, gãy xương do chấn thương, đau bụng, viêm thanh quản, viêm, ho ra máu, kích thích tuần hoàn máu, làm thuốc giảm đau. 

Quả cây muối

Quả cây muối thường được người dân dùng làm thực phẩm hằng ngày. Loại quả này sẽ được nấu chín và chấm với nước mắm ăn hoặc xào với thịt. Ngoài ra, bên trong quả có chứa hàm lượng cao axit nên được dùng để thay thế rennet (men dịch vị), dùng làm muối trong y tế. Trong Đông Y, quả cây muối cũng được dùng để điều trị đau bụng, hạt bên trong được dùng làm thuốc chữa thấp khớp, sốt rét, vàng da, sốt, kiết lỵ, ho.

Quả cây muối

Quả cây muối

Cách sử dụng cây muối rừng

Tùy vào từng thể trạng bệnh khác nhau và mục đích mà chúng ta có những cách sử dụng cây muối khác nhau. Có hai cách sử dụng phổ biến trong dân gian đó là đắp ngoài da và sắc thuốc uống. Liều dùng an toàn của vị thuốc này là 18 – 60g/1 ngày, chúng ta có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với từng đơn thuốc khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây muối rừng mà bạn nên tham khảo: 

Bài thuốc chữa chứng trớ ở trẻ em: Chuẩn bị khoảng 20g chích cam thảo, 3g ngũ bội tử. Chia đôi hai loại dược liệu này thành 2 phần bằng nhau, một phần đem đi sao vàng hoặc nước chín, một phần để sống. Tán nhỏ tất cả dược liệu và cho vào nấu chín cùng với cháo hoặc cơm. Nên cho trẻ sử dụng liên tục trong 3 – 5 ngày để đạt được hiệu quả. 

Bài thuốc trị đau bụng, đi tiêu lỏng: Tiến hành chuẩn bị ngũ bội tử với liều lượng tùy thích. Đem tán chúng thành dạng bột mịn rồi cho thêm chút nước hoàn thành viên nhỏ bằng hạt đậu. Mỗi ngày uống khoảng 15 – 20 viên, hoặc pha loãng chúng cùng với nước ấm. 

Bài thuốc điều trị bệnh thận ứ nước, thận hư: Tiến hành chuẩn bị 20g cây quýt gai, 20g cây mực, 20g cây nổ, 20g cây muối. Đem tất cả các loại dược liệu trên sắc cùng với 800ml nước. Đun lửa nhỏ cho tới khi dược liệu cạn phân nửa và chia làm nhiều lần uống trong ngày, trước ăn.

Bài thuốc chữa thủy thũng: Tiến hành chuẩn bị 4 – 8g vỏ rễ cây muối, sắc thuốc trên lửa nhỏ và ngưng sắc khi lượng nước rút lại chỉ còn phân nửa. Chia làm nhiều lần uống trong ngày. 

Bài thuốc trị đau răng, loét lợi: Tán nhỏ một lượng ngũ bội tử tùy ý, xát trực tiếp bột ngũ bội tử vào chỗ bị đau, nhức.

Bài thuốc trị ho lâu ngày, khạc ra máu: Chuẩn bị một lượng tùy ý cuống lá cây muối, mang chúng đi sao vàng và tán bột. Pha chúng với nước hoặc nấu cùng với chè. Sử dụng với tần suất 2 – 3 lần/ngày.

Hình ảnh cây muối

Để nhận biết được chính xác loại cây này với các cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây mã tiền dưới đây:

Hình ảnh cây muối

Hình ảnh cây muối

Hình ảnh cây muối

Hình ảnh cây muối

Hình ảnh cây muối

Hình ảnh cây muối

Hình ảnh cây muối

Hình ảnh cây muối

Hình ảnh cây muối

Hình ảnh cây muối

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và hình ảnh cây muối. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây na – Đặc điểm, thời gian ra trái, cách trồng và chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -