Cây so đũa – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, mô hình trồng

Cây so đũa là giống cây thuốc đa công dụng, vừa có thể làm thuốc chữa bệnh lại vừa có thể làm lương thực chế biến các món ăn hằng ngày. Đây chính là giống cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là vùng đất từ miền Trung đổ vào Nam. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và mô hình trồng cây so đũa tại nước ta. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm mô tả cây so đũa

Cây so đũa có danh pháp khoa học là sesbania grandiflora (L.) poir, thuộc họ Đậu. Đây là giống cây có nguồn gốc từ Malaysia, Ấn Độ, sinh trưởng chủ yếu ở những nước có nền khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, giống cây này sinh trưởng chủ yếu ở khu vực miền Nam và miền Trung. Đặc điểm mô tả cây so đũa trong tự nhiên: 

Đây là giống cây sinh trưởng tập trung thành bụi, chiều cao trong khoảng 6 – 10m, tuổi thọ kéo dài khoảng 6 – 10 năm. Thân cây có lớp vỏ ngoài khá dày, sần sùi, thường tiết ra nhựa cây có màu đỏ. Cây sinh trưởng rễ cọc, có nhiều rễ phụ sinh trưởng trên cạn. Lá so đũa là dạng lá kép lông chim, thường mọc so le nhau, một chiếc lá trưởng thành sẽ có khoảng 10 – 14 lá chét có hình trứng, lá cây có màu xanh đậm. Quả so đũa có là dạng quả nang, bên trong có chứa hạt, chiều dài khoảng 20 – 50cm tùy theo độ tuổi của cây, thắt lại ở hai đầu. Hạt so đũa có màu nâu cho tới vàng đậm, hình dáng giống hạt đậu.

Đặc điểm mô tả cây so đũa

Đặc điểm mô tả cây so đũa

Hoa so đũa mọc tập trung thành chùm, một chùm hoa có khoảng 3 – 5 bông hoa mọc rủ xuống. Có hai loại hoa so đũa là hoa so đũa màu đỏ và hoa so đũa màu trắng. Giống cây này sinh trưởng tốt ở những nước có nền khí hậu nhiệt đới, ngoài Việt Nam thì cây còn mọc nhiều ở Campuchia, Lào,… để làm cảnh và làm thực phẩm. Thông thường, người ta thường sử dụng so đũa ở dạng tươi, tất cả các bộ phận được thu hái quanh năm, hoa được thu hái ngay khi vừa mới nở. Tất cả dược liệu vẫn có thể phơi khô để sử dụng mà không cần chế biến quá cầu kỳ. 

Tại nước ta, người dân thường dùng lá so đũa để làm thức ăn chăn nuôi, làm thức ăn cho cá, ủ chua để làm thức ăn dự trữ. Ngoài ra, phần thân cây còn được dùng để làm củi đun, nguyên liệu trồng nấm. Hoa so đũa được nhiều người xem là loại thực phẩm cao cấp, được sử dụng để muối dưa chua, ăn lẩu, ăn gỏi. Nhìn chung, tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng làm thuốc chữa bệnh. 

Cây so đũa mọc ở đâu?

Loại cây này có nhiều công dụng trong đời sống nên việc cây so đũa mọc ở đâu được rất nhiều người quan tâm. Cây phân bố nhiều ở những khu vực có độ cao từ 1 – 800m so với mực nước biển. Loại cây này mọc hoang hoặc được trồng ở trong sân, vườn, ven đường, ven đê, bờ ruộng,… Ngoài các nước trong khu vực Châu Á thì cây còn được trồng nhiều ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, miền nam Mexico, miền nam Florida (Mỹ). Tại nước ta, cây phát triển mạnh ở Miền Trung trở vào. 

Lá cây so đũa có tác dụng gì?

Theo một số nghiên cứu, lá so đũa có chứa hàm lượng cao chất methionine, đường, lysine, cysteine, arginine, leucine, isoleucine, histidine, valin, tryptophan, phenylalanin, protein, grandiflorum, saponin, pectin, iot, photpho, canxi, sắt, vitamin C, vitamin A, vitamin B1, B2, B3,… Theo y học cổ truyền, toàn cây so đũa là một nguồn thảo dược rất quý cho sức khỏe con người. Lá so đũa có tính mát, vị ngọt, đắng nhẹ, có công dụng điều trị nhiễm giun sán, cảm cúm, trị đau đầu, thanh lọc cơ thể.

Lá cây so đũa có tác dụng gì?

Lá cây so đũa có tác dụng gì?

Vậy theo y học hiện đại, lá cây so đũa có tác dụng gì? Theo nhiều nghiên cứu, nước ép từ lá so đũa có công dụng bảo vệ gan khỏi thuốc erythromycin, hỗ trợ điều trị sỏi thận, chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư biểu mô cổ trướng ehrlich. Lá non của cây được dùng để làm rau ăn, có công dụng bồi bổ cơ thể và tăng sức đề kháng. Theo y học Vệ Đà, lá so đũa được dùng để chống co giật, chống động kinh. Người dân của Ấn Độ vô cùng tin tưởng loại dược liệu này và xem đây chính là cây đại diện cho thần Siva.

Nhờ hàm lượng cao các chất dinh dưỡng bên trong, rau so đũa rất tốt cho sức khỏe. Dân gian thường hay dùng ngọn non và hoa của cây so đũa để chế biến thành các món ăn đa dạng, phong phú. Tại các vùng quê, người ta thường hay hái loại cây này vào lúc sáng sớm, khi cây đang đọng lại những giọt sương sớm, nhặt bỏ cuống và mang đi rửa sạch. Tiếp đó luộc lên chấm với nước mắm hoặc ăn chung cùng với nhiều loại rau củ, thịt cá khác. Nhiều nơi còn dùng loại rau này để nấu canh, ăn kèm với bún, phở,… Nếu một ngày hè oi bức mà có những món ăn từ rau so đũa ăn thì thật tuyệt vời. 

Cách dùng cây so đũa trị viêm xoang

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều thông tin về việc cây so đũa trị viêm xoang. Tuy nhiên, y học hiện đại chưa ghi nhận kết quả nghiên cứu về công dụng này. Nếu muốn sử dụng vị dược liệu này chúng ta cần thông qua sự thăm khám của các bác sĩ chuyên môn. Cách dùng cây so đũa trị viêm xoang như sau: 

Chuẩn bị: 20g toàn cây so đũa, 1 ấm đun nước, 500ml nước. 

Cách thực hiện: Nấu cây so đũa cùng với nước trong vòng 15 phút. Khi nước sôi thì tắt bếp, và tiến hành xông mũi bằng dung dịch nước vừa nấu được. Trong quá trình xông, cố gắng hít lấy phần hơi nước bay lên. Tốt nhất, chúng ta nên sử dụng máy xông chuyên dụng. Nên thực hiện liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày xông từ 10 – 15 phút, những ngày sau tăng thời gian xông lên 30 – 50 phút và xông 2 lần 1 ngày vào sáng và tối.

Cách dùng cây so đũa trị viêm xoang

Cách dùng cây so đũa trị viêm xoang

Tuy nhiên, không phải ai dùng cách này cũng hiệu quả, chúng ta cần quan tâm tới một số lưu ý sau: 

Mô hình trồng cây so đũa

Trước kia, khi người nông dân chăn nuôi thường phải trồng thêm cỏ hoặc thả những động vật như dê, bò,… lên những khu vực khác để tìm kiếm thức ăn. Thời gian gần đây, bà con đã tìm ra được một phương pháp nuôi dê kết hợp trồng cây so đũa hiệu quả. Dê là một trong những loại động vật dễ nuôi, không kén thức ăn, những con dê ăn lá so đũa lại cho lông rất bóng và đẹp. Mô hình trồng cây so đũa kết hợp chăn nuôi dê đang phù hợp với đại đa số những người nông dân ít vốn.

Mô hình trồng cây so đũa

Mô hình trồng cây so đũa

Với việc đầu tư một đàn dê 20 – 30 con cùng với một khoản tiền 10 – 15 triệu để trồng cây so đũa, người dân vừa có thể chủ động được nguồn thức ăn cho dê, vừa có thể thu hái các bộ phận khác của cây, đây quả là một mô hình phù hợp trong thời điểm hiện tại. Lá so đũa ngoài việc cho dê ăn còn có thể phục vụ nhu cầu ăn uống của con người, hoa so đũa vừa là vị thuốc đa công dụng lại vừa là món khoái khẩu có giá thành cao của nhiều bộ phận người dân. Hơn hết, rễ so đũa có nhiều những nốt sần sùi to nhỏ, có khả năng hút khí nitơ, giúp tăng độ màu mỡ trong đất, gia tăng hiệu quả bảo vệ môi trường. 

Mật độ trồng cây so đũa

Mật độ trồng cây so đũa: Theo khuyến cáo, người nông dân nên đào những hố trồng có kích thước 5x20cm, mỗi hố cách nhau 40 – 50cm. Trước khi trồng cần bón lót cho cây bằng phân vi sinh kết hợp phân hữu cơ. 

Hình ảnh cây so đũa

Để nhận biết được chính xác loại cây cùng họ, hãy cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây so đũa dưới đây:

Hình ảnh cây so đũa

Hình ảnh cây so đũa

Hình ảnh cây so đũa

Hình ảnh cây so đũa

Hình ảnh cây so đũa

Hình ảnh cây so đũa

Hình ảnh cây so đũa

Hình ảnh cây so đũa

Hình ảnh cây so đũa

Hình ảnh cây so đũa

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và mô hình trồng cây so đũa tại nước ta. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây pơ mu là gì? Đặc tính gỗ, cách trồng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -