Ý nghĩa hoa sen và công dụng của các bộ phận từ cây sen
“Trong đầm gì đẹp bằng sen/Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng/Nhị vàng bông trắng lá xanh/Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Đây chính là những câu ca dao quen thuộc mà bất cứ ai là người Việt Nam đều biết. Cây sen chính là biểu tượng của đất nước Việt Nam, hoa sen được xem là quốc hoa trong lòng của tất cả người dân. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về các bộ phận của cây sen, ý nghĩa, tác dụng và công dụng của thân cây sen.
Các bộ phận của cây sen
Sen là giống cây sinh trưởng ở trong ao, hồ, nơi có nhiều bùn. Phần thân và rễ cây sen được gọi là ngó sen hoặc ngẫu tiết. Lá sen sinh trưởng trên mặt đất để nhận ánh sáng mặt trời, cuống lá khá dài, có chứa nhiều gai nhỏ, phiến lá có kích thước lớn, hình tim, đường kính trong khoảng 50 – 70cm, gân lá sắp xếp theo hình tròn. Hoa sen là giống hoa lưỡng tính, hoa có màu đỏ hồng hoặc màu trắng tùy giống. Ngày nay, thông qua quá trình nhân giống và lai tạo đã tạo ra được vô vàn các loại sen có màu sắc khác nhau. Một bông hoa sen có khoảng 3 – 5 đài, nhiều nhị, 2 ô phấn, lá đài có màu xanh lục.
Quả sen thường được gọi là hạt sen, bên trong có chứa liên nhục không nội nhũ, liên nhục ở đây chính là cách gọi của hạt. Tại nước ta, cây sen được chia ra làm nhiều loại khác nhau như cây sen xanh có tên khoa học là nymphaea caerulea, cây sen trắng có tên khoa học là nelumbo lutea, cây sen hồng có tên khoa học là nelumbo nucifera. Tất cả các bộ phận của cây sen được sử dụng để làm thuốc và phục vụ cho đời sống con người. Các bộ phận của cây sen bao gồm:
Lá sen: Lá sen có chứa hàm lượng cao axit succinic, axit oxalic, axit tactric, axit xitric, vitamin C, ancaloit, o.nornuciferin, nuciferin, coumarin, D.N.methyl coclaurin, liriodenin, N-nornuciferin, pronuciferin, anonain.
Tâm sen có chứa hàm lượng cao ancaloit và asparagine.
Ngó sen (Liên ngẫu) có chứa vitamin C, glucose, ete photphoric, tyrosine, trigonelline, actinin, asparagine.
Hạt sen (Thạch liên tử ) có chứa hàm lượng tinh bột cao và sắt, photpho, canxi, cacbohidrat, chất béo, protit, đường, trigonelline.
Gương sen (Liên phòng) có chứa vitamin C, nucleic, protein, cacbohydrat, protein.
Nhị sen (Liên tu) có chứa hàm lượng lớn chất tanin.
Ý nghĩa hoa sen
Chắc hẳn trong chúng ta không ai là không từng ngạc nhiên và trầm trồ trước vẻ đẹp tuyệt vời của những hồ sen. Những bông hoa sen rạng rỡ, mùi thơm thoang thoảng, dịu nhẹ không hề bị mùi bùn lấn át. Tại nước ta, hoa sen gắn liền với văn hóa Phật Giáo, loại hoa này đi vào đời sống văn hóa của người dân Việt Nam với nhiều ý nghĩa tuyệt vời khác nhau. Hoa sen được ưa chuộng trong việc trang trí nhà cửa, chúng thể hiện sự trong sạch của người tặng, tán dương phẩm chất thanh cao của người được tặng, thể hiện sự kính trọng, thể hiện lòng biết ơn giữa người với người.
Trong phong thủy, hoa sen chiếm một vị trí vô cùng quan trọng như một vật phẩm phong thủy mang lại nguồn vượng khí cho gia chủ. Ý nghĩa hoa sen chính là sự thanh cao, thoát tục, thuần khiết. Việc trưng bày các vật phẩm làm từ cây sen trong gia đình sẽ mang tới sự thanh tịnh, nhẹ nhàng và ấm cúng cho gia đình của chúng ta. Trong văn hóa nghệ thuật, hoa sen giúp tăng sức khỏe, điều hòa vượng khí, xóa tan mọi phiền muộn và đem đến nguồn năng lượng tốt đẹp cho mọi thành viên trong gia đình.
Trong Phật Giáo, hoa sen được các tín đồ xem trọng, loài hoa này được xem là biểu tượng của các kiến trúc, công trình Phật Giáo nổi tiếng tại nước ta như Chùa Tây Phương, Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, Chùa Một Cột. Hoa sen gắn liền với sự giác ngộ, sự thoát khỏi chốn bùn nhơ, thoát khỏi những hỉ nộ ái ố của trần gian, vượt qua sự tham lam, cám dỗ. Cũng theo đó, hoa sen tượng trưng cho tấm lòng hướng thiện, sự bừng tỉnh, vượt lên trên sự khó khăn, gian khổ. Nhắc tới hoa sen trong Phật Giáo, người ta sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh Đức Phật có trái tim từ bi bác ái đi phổ độ chúng sinh bởi loài hoa này gắn liền với câu chuyện đi bảy bước nở hoa lưu truyền trong dân gian.
Tác dụng của cây sen
Cây sen mọc lên từ bùn lầy, theo nhiều nghiên cứu cây sen có khả năng thanh lọc môi trường nước, giảm sự ô nhiễm của bùn và có khả năng làm nước đục trong đầm lắng trong. Trong đời sống, tất cả các bộ phận của cây từ rễ, củ, thân, lá, hoa, hạt đều sử dụng để phục vụ cho đời sống con người. Cánh hoa được dùng để gói thức ăn, tô điểm món ăn. Thân rễ được dùng để chế biến các món xào, canh, súp, đây cũng là phần được dùng nhiều nhất. Nhị hoa được dùng để làm trà uống, hạt sen được dùng để ăn tươi hoặc nấu cháo. Ngoài ra, hạt sen cũng được ứng dụng để làm mứt, làm chè sen. Tâm sen được sử dụng như một loại thuốc có tác dụng thanh nhiệt, an thần.
Ngoài ra, hoa sen còn được dùng trong trang trí nội thất, làm vật phẩm phong thủy mang lại may mắn cho gia chủ. Tác dụng của cây sen trong Đông Y cũng được đánh giá rất cao. Theo đó, hạt sen có công dụng cải thiện trí nhớ, chữa mất ngủ, giúp an thai, cải thiện giấc ngủ, giúp thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe, trị tiêu chảy phân sống, chữa thiếu máu, trị suy nhược cơ thể, điều trị huyết trắng, kinh nguyệt ra quá nhiều, tảo tiết, di tinh và giúp ăn ngon ngủ ngon.
Ngoài ra, lá sen, hoa sen có chứa nhiều hợp chất hóa học có công dụng loại bỏ chất nhầy trong họng, làm se nhỏ vết loét, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống nấm và kháng khuẩn, giúp giảm cân, chống viêm, ngừa bệnh tim, giúp xương chắc khỏe, chữa thiếu máu, ngừa ung thư, làm đẹp da. Trà hoa và lá sen có khả năng cải thiện khả năng sinh sản, hạ huyết áp, chống ợ chua, giảm mỡ trong máu, kiểm soát đường huyết, giải nhiệt, giảm căng thẳng, giảm mỡ trong máu, kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol.
Công dụng củ sen
Củ sen chính là bộ phận sinh trưởng ở dưới bùn, bộ phận này chính là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong ẩm thực. Theo nhiều lương y cho biết, củ sen có công dụng giúp lưu thông khí huyết, giúp điều hòa kinh mạch, làm mát máu. Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu, đây chính là bộ phận có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhất toàn cây, vì vậy nó là món ăn bổ dưỡng giúp người dùng có giấc ngủ tốt, tăng cường cho chức năng của bao tử và tim. Củ sen có vị ngọt, giòn, bùi, có thể nấu chín hoặc ăn sống, xào, chiên, rán, ăn lẩu tùy theo khẩu vị của mỗi gia đình.
Theo Trung Y, công dụng củ sen chính là điều trị bệnh chảy máu cam, tác dụng này đã được cả y học hiện đại và y học cổ truyền công nhận. Để chọn được một củ sen thơm ngon thì chúng ta nên chọn củ sen có kích thước không quá to, thuôn, tròn và dài. Những củ có nhiều lỗ bên trong sẽ có chứa ít nước hơn và hàm lượng tinh bột cũng khá cao, nhưng loại củ này sẽ có độ mềm dẻo phù hợp để chúng ta nhúng lẩu hoặc nấu canh, làm salad.
Thân cây sen có tác dụng gì?
Thực chất, chúng ta luôn nghĩ phần cuống lá của cây sen là phần thân cây, thực chất phần thân cây sen chính là phần củ sen sinh trưởng trong bùn mà chúng ta vẫn thường dùng để chế biến thực phẩm. Vậy, thân cây sen có tác dụng gì? Thân cây sen (Cuống lá sen) là nguyên liệu chính để lấy sợi phục vụ cho nghề dệt tơ sen của Việt Nam. Những sợi tơ sen được lấy trực tiếp từ phần cuống lá sen, ngành nghề dệt sen đang góp phần giảm thiểu rác thải của ngành dệt may mang lại, giúp bảo vệ môi trường, tăng thu nhập của một số bộ phận người dân.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các bộ phận của cây sen, ý nghĩa, tác dụng và công dụng của thân cây sen. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây riềng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, tác hại
Sinh Vật Cảnh -Cây riềng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, tác hại
Cây rau sam – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và tác hại
Cây oliu – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây nhội có nên trồng trước nhà, đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa
Cây nhất mạt hương trong phong thủy, tác dụng và độc tố
Cây muối là cây gì? Tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây na – Đặc điểm, thời gian ra trái, cách trồng và chăm sóc