Cây oliu – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng

Cây oliu là loại thực vật có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, đây là loại cây có khả năng sinh trưởng trong môi trường hạn hán thời gian dài. Giống cây này chính là nguyên liệu để tinh chế ra dầu oliu trong mỹ phẩm. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng cây oliu. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây oliu trồng ở Việt Nam

Cây oliu có tên khoa học là olea europeae, thuộc họ thực vật Nhài. Loại cây này có chiều cao trong khoảng 10 – 25cm, là giống cây thân gỗ, lá hình trứng, hai mặt nhẵn bóng, mọc đối xứng hai bên. Gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, hai mặt lá có màu xanh thẫm. Quả oliu có kích thước bằng ngón tay cái, bên trong mọng nước, có hình trứng, màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần về màu đen, hình dáng bên ngoài trông rất giống quả trám của nước ta. Hoa oliu có màu trắng, kích thước nhỏ, các cánh hoa không mọc sát nhau mà xếp rời rạc.

Đặc điểm cây oliu trồng ở Việt Nam

Đặc điểm cây oliu trồng ở Việt Nam

Cây oliu trồng ở Việt Nam được dùng trong chế biến thực phẩm hằng ngày, dầu oliu được tinh chế từ cây oliu có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Chúng được dùng trong Đông Y với công dụng điều trị bệnh ngoài da, các bệnh về dạ dày – ruột, tuần hoàn, mật, gan, thúc đẩy tiêu hóa mà không để lại cặn mỡ. Ngoài ra, việc chúng ta sử dụng dầu oliu thay thế cho dầu ăn hằng ngày còn có khả năng giúp nhuận tràng và kích thích tiêu hóa tốt hơn. 

Các bộ phận của cây oliu đã xuất hiện trong văn học dân gian từ bao đời nay, chúng ta đã tìm thấy nhiều dẫn chứng về sự xuất hiện của loại thực vật này từ thời La Mã cổ đại. Trong cuốn Odyssey của Homer, cây oliu đã xuất hiện một cách khá trừu tượng, người ta miêu tả cây oliu mọc đơn độc ở trên các đỉnh núi cao vào mùa xuân. Người Hy Lạp cũng đã ghi chép những vết tích về loại thực vật này. Theo đó, cây ít khi xuất hiện ở những nơi gần biển mà chỉ sinh trưởng ở những nơi có độ cao lớn, ven sườn núi. Đây được xem là một biểu tượng của người anh hùng Aristaeus thời nguyên thủy – Một người biết cách trồng trọt cây oliu, nuôi ong, làm pho mát, chăn nuôi. 

Công dụng dầu oliu

Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây oliu có chứa hàm lượng cao aspirin, oleocanthal, quercetin, axit oleanolic, tyrosol, hydroxytyrosol, oleuropein, natri, canxi, sắt, đồng, vitamin E, khoáng chất, chất béo không bão hòa, chất béo bão hòa. Theo y học cổ truyền, vỏ cây oliu khá đắng, có thể dùng thay thế cho canhkina, dầu từ vỏ cây có tác dụng nhuận tràng, làm dịu, làm nhầy dạ dày, giúp trị thương. Dầu oliu được sử dụng phổ biến bởi chất lợi mật có bên trong, chúng có công dụng điều trị một số bệnh ngoài da, làm dịu cơn đau.

Công dụng dầu oliu

Công dụng dầu oliu

Theo y học hiện đại, công dụng của dầu oliu chính là điều trị huyết áp cao, cholesterol cao, táo bón, chữa bệnh tim, chữa ung thư vú. Phụ nữ nên đưa dầu oliu vào chế độ ăn hằng ngày để ngăn ngừa tình trạng mắc ung thư vú. Ngoài ra, việc sử dụng dầu oliu thay thế cho dầu ăn động vật sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ, tử vong liên quan đến bệnh tim, giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Dầu oliu pha cùng với đường uống sẽ có thể làm mềm phân và điều trị táo bón. Những người sử dụng dầu oliu từ 15 – 20g trở lên sẽ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn so với những người không sử dụng. 

Nếu chúng ta sử dụng dầu oliu nguyên chất thì trong vòng 6 tháng sẽ có khả năng cải thiện tình trạng huyết áp, chống đái tháo đường, bảo vệ gan, chữa thấp khớp, chống viêm.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho biết, dầu oliu có thể giúp cải thiện được lượng đường trong máu, giảm nguy cơ xơ cứng động mạch. Tuy nhiên, nếu chúng ta ăn quá 20g dầu oliu mỗi ngày sẽ mang lại những tác hại cho cơ thể. 

Công dụng lá cây oliu

Không chỉ ngẫu nhiên mà giống cây thực vật này được xem là loại cây biểu tượng của sức khỏe, trí tuệ, hòa bình. Chiết xuất từ lá oliu chính là chống dị ứng, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm, chống xơ vữa động mạch. Nếu dầu oliu là kho chứa những hợp chất có lợi cho sức khỏe thì lá cây oliu cũng không kém. Người ta thường ngâm lá oliu trong rượu hoặc nước một thời gian dài để lấy tinh chất. Tinh chất của lá oliu được chiết vào các loại dung môi sinh hóa như tyrosol, hydroxytyrosol, oleuropein để tạo ra thành phẩm cuối cùng.

Công dụng lá cây oliu

Công dụng lá cây oliu

Chiết xuất lá cây oliu có công dụng ức chế sự phát triển của streptococcus oralis, parvimonas micra, fusobacterium nucleatum, porphyromonas gingivalis, escherichia coli, candida albicans, streptococcus oralis, làm tăng mức độ của các enzyme chống oxy hóa, ngăn chặn các hợp chất gây viêm, peroxy hóa lipid, suy giảm nhận thức do stress oxy hóa, giúp hạ đường huyết (đường huyết cao) và chống bệnh tiểu đường, điều trị viêm nha chu và cải thiện sức khỏe răng miệng. 

Nhiều nghiên cứu mới đây cho biết, chiết xuất từ lá oliu có khả năng bảo vệ bộ não và ngăn chặn chứng suy giảm nhận thức, kích thích mọc tóc mới, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, giảm viêm, giúp điều trị các bệnh viêm, hỗ trợ giảm cân ở những người béo phì, mau chữa lành vết thương, trị mụn trứng cá và các tác hại khác cho da, loại bỏ nấm candida và các loại nấm khác, chống nhiễm HIV, giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch (CVD).

Cây oliu có ý nghĩa gì?

Cây oliu là giống cây có khả năng chịu được khắc nghiệt của thiên nhiên, hiện nay không chỉ được trồng để lấy dầu, làm thuốc, người ta còn trồng cây với mục đích làm cảnh. Vậy cây oliu có ý nghĩa gì? Cây oliu chính là biểu hiện của sự phát triển, sức khỏe, tình hữu nghị, hòa bình, sự kiên trì, sự trường thọ. Theo nhiều truyền thuyết, khi cây oliu bị phá hủy hoặc đốt thành tro, chỉ sau khoảng 1 ngày thì cây sẽ sinh trưởng lại một cách nhanh chóng. 

Cây oliu có ý nghĩa gì?

Cây oliu có ý nghĩa gì?

Tuy đây chỉ là một sự cường điệu nhưng thực tế, loại cây này chính là biểu tượng của sự vươn lên, sẵn sàng chiến đấu và sống sót trong bất kỳ tình huống nào. Loại cây này còn mang trong mình năng lực thích nghi với bất kỳ môi trường sống nào. Đây như một lời khuyên rằng dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì hãy luôn biết cách chấp nhận rủi ro và sắn sàng đối mặt với thách thức. 

Cây oliu trồng trong nhà có phù hợp?

Cây oliu có thể sinh sống tại một số tỉnh thành của trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. Loại cây này là giống cây đa công dụng, ngoài làm thuốc thì cây vẫn có thể trồng làm cây cảnh nội thất. Cây oliu trồng trong nhà nên đặt ở nơi có nguồn ánh sáng tự nhiên dồi dào như cửa sổ, ban công, sân thượng, cửa ra vào,..

Có nên trang trí cây oliu giả?

Ngày nay, xu hướng trang trí cây cảnh giả không còn xa lạ với chúng ta. Nhiều người thắc mắc không biết có nên trang trí cây oliu giả không? Thực chất, nếu chúng ta không có quá nhiều thời gian cho việc chăm sóc thì chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn những cây oliu nhân tạo. Chúng ta sẽ không cần tưới nước, thay đất thường xuyên mà cây vẫn luôn giữ được màu sắc tự nhiên.

Có nên trang trí cây oliu giả?

Có nên trang trí cây oliu giả?

Cách trồng cây oliu

Đất trồng: Nên sử dụng hỗn hợp trồng có 30% phân hữu cơ. 

Cách trồng cây oliu: Loại cây này được trồng chủ yếu bằng cây giống. Sau khi lựa chọn được cây giống phù hợp thì tiến hành trồng cây trong chậu hoặc trồng trực tiếp ngoài tự nhiên. Sau khi trồng cần tưới nước ngay cho cây, mùa hè nên tưới nước đều đặn, mùa đông ngưng tưới. Nên bón phân kali kết hợp phân lân, đạm cho cây theo chu kì 3 tháng/1 lần, giảm nông độ phân xuống còn 1 nửa vào mùa hè. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng cây oliuHy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây nhội có nên trồng trước nhà, đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa

Sinh Vật Cảnh -