Cây pơ mu là gì? Đặc tính gỗ, cách trồng và hình ảnh

Cây pơ mu là giống cây thân gỗ mang lại giá trị kinh tế cao, gỗ pơ mu được ưa chuộng trên thị trường nhờ vào đặc tính gỗ bền, chắc. Tuy nhiên, đây không phải giống cây được trồng phổ biến tại nước ta nên nhiều người không biết rõ đây là cây gì? Đọc ngay để tìm hiểu thông tin về cây pơ mua, đặc tính gỗ, cách trồng và hình ảnh loại cây này. 

Nội Dung Chính

Cây pơ mu là cây gì?

Cây pơ mu có tên khoa học là fokienia, thuộc họ Cupressaceae (Hoàng Đàn), họ Hoàng Đàn nằm giữa hai chi Calocedrus và Chamaecyparis. Hiện tại chi Fokienia chỉ có duy nhất cây pơ mu sinh sống. Theo nhiều tài liệu nước ngoài có ghi chép lại thì cây pơ mua có hai dạng, một dạng là bách phúc kiến, một dạng là fokienia ravenscrag ensis hiện đang ở dạng hóa thạch. Giống thực vật này có nguồn gốc từ các tỉnh Phúc Kiến, Vân Nam, Quý Châu, Chiết Giang của Trung Quốc. Tên khoa học của loại cây này được gọi la tinh hóa theo tên gọi cũ của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Đây cũng chính là nơi đầu tiên phát hiện được các hóa thạch của loại cây này. Vậy, cây pơ mu là cây gì?

Cây pơ mu là cây gì?

Cây pơ mu là cây gì?

Cây pơ mu chính là giống cây lá rộng thường xanh, chiều cao trong khoảng 26 – 30m, vỏ ngoài của cây có màu nâu xám, khi non thì tróc vảy, khi già sẽ nứt dọc và tỏa ra mùi thơm. Lá cây có hình mũi mác, mọc đối xứng hai bên, mặt lá phía trên có một lớp bột mỏng màu trắng bao phủ. Những lá mọc ở gần dưới gốc sẽ có hình trứng, kích thước lá cũng sẽ thay đổi theo thời gian sống. Những chiếc lá mọc trên cành non sẽ có kích thước lá lớn hơn những chiếc lá sinh trưởng trên cành đã già. Giống cây này không chịu được bóng râm, sinh trưởng tốt ở những môi trường mát mẻ, mưa nhiều, mọc tập trung ở núi rừng. 

Tại nước ta, cây mọc nhiều ở những nơi có địa hình núi cao từ 900m trở lên. Cây sinh trưởng chủ yếu ở Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, Sơn La, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Hà Giang, Bắc Giang. Ngoài Việt Nam và Trung Quốc, cây cũng mọc khá nhiều ở phía Bắc của Lào. Hiện nay, sản phẩm tinh dầu pơ mu được chưng cất từ lá, thân, rễ đang được ứng dụng rộng rãi trong y học và mỹ phẩm. Giống cây này cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của người dân. Đây cũng là loài nguy cấp tại nước ta và được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 1996.

Đặc tính gỗ pơ mu đỏ

Gỗ pơ mu còn được biết tới với nhiều tên khác như cây hòng he (người Ba Na, Gia Lai, Kon Tum), mạy vạc, cây tô hạp, cây mạy long lanh (người Thái ở miền Tây Bắc, Thanh Hóa,…) Tùy từng vùng miền mà loại cây này sẽ có tên gọi khác nhau. Gỗ pơ mu được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất đồ nội thất và làm công trình xây dựng. Cây pơ mu được nhiều người xem là giống cây gỗ quý hiếm, được ví như báu vật của rừng xanh ban tặng. Dựa theo bảng phân bố gỗ tại nước ta, gỗ pơ mu đỏ được xếp vào nhóm IIA. Theo Nghị Định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006, đây là nhóm cây gỗ bị hạn chế khai thác hay sử dụng vì mục đích cá nhân, thương mại.

Đặc tính gỗ pơ mu đỏ

Đặc tính gỗ pơ mu đỏ

Gỗ pơ mu có những đặc tính nổi bật như không bị mối mọt, mùi thơm giúp xua đuổi côn trùng và con người thư giãn. Chính vì vậy, loại gỗ này được ưa chuộng xuất khẩu, sử dụng làm ván sàn hay ngành thiết kế nội thất cao cấp. Cốt gỗ pơ mu rất bền và dày nên người ta thường tăng cường trồng giống cây này để khai thác. Khi cây sinh trưởng tới một độ tuổi nhất định thì trên thân cây sẽ bắt đầu xuất hiện những vết nứt dọc theo chiều dài của thân cây. Khi nhìn bên ngoài, gỗ pơ mu có màu nâu đỏ đậm, vỏ ngoài mỏng nên rất dễ bong tróc nếu khai thác non. Đặc tính gỗ pơ mu đỏ được các anh em trong nghề đánh giá rất cao, vân gỗ pơ mu đẹp hơn bất kỳ loại gỗ nào nằm trong nhóm IIA, cộng thêm mùi thơm tuyệt vời của gỗ. 

Chính nhờ những ưu điểm của loại gỗ này nên giá cả của chúng không hề rẻ, chỉ có những người có điều kiện kinh tế cao thì mới có thể chi trả cho những sản phẩm làm từ loại gỗ này. Các loại cây pơ mu sống lâu năm sẽ có chất gỗ ít xơ tạo độ liên kết bền chặt, thớ gỗ mịn, chất gỗ đanh và cứng, chống sự cong vênh khi sử dụng. Cốt gỗ đặc, nhẹ, chống mối mọt, độ bền cao, vân gỗ tự nhiên sắc nét, rất đẹp. Khi còn non, thân gỗ có màu vàng trắng sáng, đến độ tuổi trưởng thành sẽ chuyển qua màu nâu đậm. Cốt gỗ có mùi thơm thoang thoảng nên có khả năng đuổi côn trùng. 

Hiện nay, có hai loại gỗ pơ mu là gỗ pơ mu Việt Nam và gỗ pơ mu Trung Quốc. Cả hai loại gỗ này đều được sử dụng rộng rãi với những tính năng vượt trội như chống mài mòn tốt, hạn chế mối mọt vượt trội, đường vân gỗ tự nhiên ấn tượng, khả năng đàn hồi và chống cong vênh tốt. Nhu cầu về gỗ pơ mu khá cao nên mức giá của loại gỗ này trên thị trường không hề cố định. Giá gỗ thay đổi theo kích thước gỗ, tuổi thọ tính từ lúc khai thác và chất lượng của các đường vân gỗ. Gỗ có độ dày khoảng 20 – 40cm, chiều dài khoảng 2 – 5m sẽ có giá giao động trong khoảng 20 – 25 triệu/1m3. 

Ý nghĩa lục bình gỗ pơ mu

Trong phong thủy, lục bình mang ý nghĩa tượng trưng về sự ấm no, giàu sang, giúp mang lại sự may mắn, cát khánh, gia tăng sự sinh sôi nảy nở, phát tài phát lộc. Những chiếc lục bình gỗ pơ mu chính là một vật phẩm phong thủy có khả năng giữ gìn tài sản và của cải cho gia chủ, giúp gia tăng sự mới mẻ cho không gian.

Ý nghĩa lục bình gỗ pơ mu

Ý nghĩa lục bình gỗ pơ mu

Ý nghĩa tượng gỗ pơ mu

Gỗ pơ mu có giá thành khá cao nên thường được ứng dụng để làm tượng. Tượng gỗ pơ mu mang ý nghĩa về sự hạnh phúc, may mắn trong phong thủy. Đặc biệt, loại gỗ này mang những ý nghĩa tuyệt vời trong Phật Giáo, những tín đồ đạo Phật nếu trang trí cho không gian sống những tượng gỗ pơ mô sẽ nhận về được sự phú quý, thành công và tài lộc.

Ý nghĩa tượng gỗ pơ mu

Ý nghĩa tượng gỗ pơ mu

Cách trồng cây pơ mu giống

Cây pơ mu không quá khó trồng, tuy nhiên để trồng ra được những cây cho thành phẩm gỗ đẹp thì chúng ta cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc dưới đây: 

Phương pháp trồng: Có hai phương pháp trồng loại cây này chính là trồng bằng cây giống hoặc trồng bằng hom giống.

Lựa chọn cây giống: Nên chọn những cây giống khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, không bị cong, vênh hay chậm lớn. Cây mẹ phải có độ tuổi từ 30 – 50 năm, thân cây có đường kính từ 25 – 35cm, sản lượng quả mỗi năm khoảng 30kg, tỷ lệ hạt chắc sau khi thu hoạch trên 70%. 

Thu hái hạt giống: Sau khi thu hái quả, đem chúng đi phơi nắng trong 7 – 10 ngày và tách hạt khỏi quả. Sàng lọc những hạt chắc, rồi đem đi ngâm với nước ấm trong khoảng 3 – 4 giờ, sau đó vớt ra để rửa chua bằng thuốc tím loãng 0,05%. 

Trồng cây: Gieo vãi hạt vào tháng 3 – 4 hằng năm. Khi cây con đạt chiều cao khoảng 50 – 80cm thì tiến hành trồng cây. Lên những luống trồng cao 30 – 50cm, đào hố, trồng cây, mỗi cây cách nhau 3 – 5m.

Thời gian: Giâm cây vào tháng 10 – 11 hằng năm. 

Chọn hom giống: Chọn cành giâm bánh tẻ từ cây mẹ đã sống khoảng 3 – 4 năm là tốt nhất. 

Trồng cây: Sau khi lựa chọn được cành giâm thì tiến hành cắt cành giâm có độ dài khoảng 15 – 20cm, ngâm cành giâm trong dung dịch kích thích ra rễ. Đào hố trồng cây tương tự như phương pháp trồng bằng cây giống. 

Chăm sóc: Sau khi trồng cần tiến hành che phủ cho cây, khi cây bén rễ và sinh trưởng khỏe mạnh thì tiến hành vun gốc cho cây. Nên tưới nước hằng ngày với liều lượng 1 cây/1m2, để giúp cây nhanh chóng phát triển.

Hình ảnh cây pơ mu

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số cây sống cùng hệ sinh thái rừng, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây pơ mu dưới đây:

Hình ảnh cây pơ mu

Hình ảnh cây pơ mu

Hình ảnh cây pơ mu

Hình ảnh cây pơ mu

Hình ảnh cây pơ mu

Hình ảnh cây pơ mu

Hình ảnh cây pơ mu

Hình ảnh cây pơ mu

Hình ảnh cây pơ mu

Hình ảnh cây pơ mu

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây pơ mu, đặc tính gỗ, cách trồng và hình ảnh loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Ý nghĩa hoa sen và công dụng của các bộ phận từ cây sen

Sinh Vật Cảnh -