Cây thuốc lào – Đặc điểm, cách hút, cách trồng và tác hại

Cây thuốc lào là loại cây quen thuộc được trồng theo tập quán hút thuốc lào của người dân Việt Nam. Hiện tại, những vùng chuyên canh thuốc lào đang ngày càng mở rộng hơn để phục vụ cho nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, cách hút thuốc lào, cách trồng và tác hại của loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây thuốc lào

Cây thuốc lào có tên khoa học là nicotiana rustica (L), thuộc họ Solanaceae. Đây là giống cây sinh trưởng hằng năm, chiều cao trong khoảng 0,5 – 1m. Một số đặc điểm cây thuốc lào dễ nhận biết bao gồm: Toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm, lá mọc so le, cuống lá dài, phiến lá có hình trứng, nhọn một đầu. Hoa sinh trưởng tập trung thành cụm, màu vàng nhạt hoặc nâu sẫm. Quả sinh trưởng ngay sau khi hoa tàn, quả thuốc lào là dạng quả nang, hình bầu dục, bên trong chứa hạt màu đen. Hiện tại, có nhiều nghiên cứu về tác hại của khói thuốc lào, tuy nhiên do tập quán hút thuốc đã có mặt từ lâu nên nó vẫn là một thói quen khó bỏ đối với một số bộ phận người dân.

Đặc điểm cây thuốc lào

Đặc điểm cây thuốc lào

Từ thế kỷ XVIII thì vua Lê Huyền Tông đã thực hiện lệnh cấm hút thuốc lào tới 2 lần. Đặc biệt, vị lương y Hải Thượng Lãn Ông cũng đã nhắc tới trong cuốn sách Vệ sinh yếu quyết:

“Hại nhiều lợi ít rõ thay

Khuyên ai quyết chí bỏ ngay thuốc lào”

Ngoài phục vụ cho tập quán dân gian, cây thuốc lào vẫn được xem là một loại thuốc có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh ở người. Theo một số kinh nghiệm dân gian, khi chúng ta bị đứt chân, đứt tay chỉ cần lấy một ít thuốc lào đắp trực tiếp lên vết thương sẽ được cầm máu ngay. Nước điếu bôi lên những vết ngoài da còn có khả năng điều trị bệnh hắc lào. Ngoài ra, thuốc lào cũng được ứng dụng trong việc phòng đỉa cắn, chữa sâu quảng, giúp vết thương nhanh lành và chữa rắn cắn. 

Cách hút thuốc lào

Cách hút thuốc lào: Đầu tiên, lấy một lượng thuốc nào nhỏ sau đó vo tròn lại, không vo quá chặt mà để tơi ra cho dễ bén lửa. Sai khi nạp thuốc vào điếu thì tiến hành châm diêm, châm đóm cho cháy hoặc dùng trực tiếp bật lửa để đốt cháy thuốc nào. Nghiêng nỏ điếu sang một bên cho dễ châm. Châm lửa vào thuốc cho thuốc cháy hết, lúc thuốc vừa cháy lên thì xì bã ra ngoài, bịt tay vào ống. Lúc này uống một ngụm nước chè nhỏ cho thông cổ họng, thở hết toàn bộ hơi bên trong phổi ra và hít mạnh khói thuốc bên trong ống điếu cho tới khi thấy đầy cổ họng thì ngưng.

Cách hút thuốc lào

Cách hút thuốc lào

Vừa ngậm khói trong cổ họng vừa cất ống điếu đi. Tiếp đó, từ từ nhả hết khói bên trong ra ngoài, không cần vội thả khói nhanh. Khi đã thả khói ra ngoài, hít mạnh lượng khói còn lại bên trong phổi vào, lượng khói còn lại này sẽ hòa lẫn cùng với không khí vừa hút vào và gây cảm giác phê pha trên não. Cảm giác này giống như có một nguồn năng lượng nào đó chạy qua cơ thể. Nếu ai hút không quen thì có thể khiến mắt mờ đi, đầu óc quay cuồng và chân tay bủn rủn. Trong cơn phê thuốc lào, chúng ta chỉ nên ngồi dựa trên ghế chứ không nên nằm bởi lúc tỉnh dậy sẽ gây choáng. 

Dụng cụ hút thuốc lào

Việt Nam là một nước có tập quán hút thuốc lào, do đó cũng có rất nhiều các loại dụng cụ hút khác nhau. Dụng cụ hút thuốc lào là điếu, có 3 loại chính sau: 

Điếu ống: Loại điếu này còn được gọi là điếu dóng. Loại điếu này có hình dáng bên ngoài khá giống điếu cày nhưng có thể dựng đứng thẳng được, phần thân điếu to và ngắn hơn. Hiện nay, người ta sử dụng điếu ống để chế tác mỹ thuật rất nhiều và rất ít người sử dụng loại điếu này để hút thuốc nào nữa. Trước kia, thường thì điếu ống chỉ có nhà giàu mới sử dụng.

Dụng cụ hút thuốc lào

Dụng cụ hút thuốc lào

Điếu cày: Đây là loại điếu hút thuốc lào thông dụng, điếu có hình ống, thường được làm bằng kim loại nhẹ, nứa hoặc tre. Một đầu điếu kín, người ta sẽ tiến hành đục lỗ sao cho nỏ điếu có thể xuyên qua các mắt tre và nước điếu khó chảy ra ngoài. Thông thường, người ta thường chế tác bằng những vật liệu sẵn có, dễ mang vác, xách theo. Chính vì vậy, đây là loại điếu được tầng lớp bình dân sử dụng phổ biến. Nếu điếu cày được chế tác cầu kỳ thì phần thân có thể sẽ khảm đá, khảm trai, vẽ hoa văn bắt mắt. 

Điếu bát: Đây là loại điếu bao gồm bát điếu chứa nước, nỏ điếu đặt gần phía miệng, xe điếu cắm bên ngoài. 

Nguồn gốc điếu thuốc lào

Có thể nói, nguồn gốc điếu thuốc lào là bắt nguồn từ Ấn Độ với tên gọi trước kia là hookah. Sau này khi di thực với Trung Đông thì được đổi tên thành shisha. Ngoài Ấn Độ, Việt Nam thì hiện có rất nhiều nước có phong tục hút thuốc lào bằng điếu như Romania, Bulgaria, Palestine, Hy Lạp, Albania, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Iraq, Syria, Liban, Iran.

Cách trồng cây thuốc lào

Thời vụ trồng: Nên trồng thuốc lào từ tháng 1 – 5 âm lịch. Thời điểm gieo hạt thích hợp nhất chính là vào tháng 11. 

Làm đất: Muốn thuốc lào thành phẩm ngon thì chúng ta cần bón phân đầy đủ trước khi trồng. Trung bình, 1 sào Bắc Bộ thì nên bón khoảng 500 – 600kg phân chuồng. 

Tiêu chuẩn cây giống: Sau khi hạt giống đã nảy mầm thì khoảng sau 10 – 15 ngày thì cây sẽ cao khoảng 8 – 10 phân. Lúc này, có thể mang cây đi trồng trên diện tích lớn.

Cách trồng cây thuốc lào

Cách trồng cây thuốc lào

Cách trồng cây thuốc lào như sau: Làm luống trồng cao 20 – 30cm, rộng khoảng 50 – 80cm. Đào những hố trồng có kích thước bằng với kích thước bầu cây, mỗi hố cách nhau khoảng 70 – 100cm. Tiến hành trồng cây. Khi cây đã bén rễ thì pha phân bón lá với tỷ lệ 1:100 tưới theo chu kỳ 7 – 10 ngày/1 lần. Cần bón phân thường xuyên để cây sinh trưởng nhanh chóng, nếu bón phân ít thì cây sẽ cho chất lượng lá thấp, thuốc lào thành phẩm sẽ không ngon. 

Chăm sóc: Cần tưới nước cho cây mỗi ngày một lần, cây càng lớn thì càng gia tăng lượng phân bón. Nên bón cho cây vào chiều mát hoặc sáng sớm. Ngoài việc bón phân đúng thời điểm, đúng cách, đúng liều lượng thì chúng ta cũng cần thường xuyên có mặt tại vườn để quan sát tình hình sâu bệnh. 

Tác hại của thuốc lào

Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, khói thuốc lào có nguy cơ gây bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, gây đau thắt ngực, phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư phổi, ung thư vòm. Người hút thuốc có khả năng mắc bệnh nhồi máu cơ tim và mang lại ảnh hưởng xấu của con người đối với hệ thống bài tiết, đường ruột, hô hấp và tuần hoàn. Tác hại của thuốc lào không chỉ dừng lại ở việc gây hại cho người hút thuốc mà còn ảnh hưởng lớn tới người hít phải khói thuốc. Theo nhiều nghiên cứu, người hít phải khói thuốc có khả năng mắc các bệnh lý trên cao gấp nhiều lần so với người trực tiếp hút thuốc.

Tác hại của thuốc lào

Tác hại của thuốc lào

Xử lý say thuốc lào

Cách xử lý say thuốc lào chuẩn khoa học như sau: Khi gặp người say thuốc, chúng ta cần cho họ nằm nghĩ ở nơi thoáng mát, tiếp đó từ từ đỡ họ dậy và cho uống nước một cách từ từ. Nếu người hút gặp tình trạng sùi bọt mép hay co giật hoặc thời gian dài mà vẫn không có dấu hiệu hết cơn say thì cần đưa tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. 

Hình ảnh cây thuốc lào

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây thuốc lào dưới đây:

Hình ảnh cây thuốc lào

Hình ảnh cây thuốc lào

Hình ảnh cây thuốc lào

Hình ảnh cây thuốc lào

Hình ảnh cây thuốc lào

Hình ảnh cây thuốc lào

Hình ảnh cây thuốc lào

Hình ảnh cây thuốc lào

Hình ảnh cây thuốc lào

Hình ảnh cây thuốc lào

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây thuốc lào, cách hút thuốc lào, cách trồng và tác hại. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây thảo quả là gì? Tác dụng, cách trồng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -