Cây thài lài – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây thài lài là giống cây quen thuộc với hầu hết tất cả người dân ở khu vực nông thôn. Loại cây này là loại rau dại thơm ngon, đặc sản của nhiều vùng đất, ngoài ra đây còn là vị thuốc có công dụng điều trị rất nhiều vấn đề sức khỏe của con người. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng cây thài lài.
Đặc điểm cây thài lài đất
Cây thài lài có tên khoa học là tradescantia pallida, loại cây này thuộc họ Commelinaceae (Thài Lài). Tại nước ta, cây còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây cỏ lài trắng, cây rau trai, cây thài lài đất,… Cây mọc dại ở nhiều nơi như sân vườn, công viên, trường học, ven đường. Đặc điểm cây thài lài:
Đây là giống thực vật thân thảo, chiều cao trong khoảng 20 – 40cm, mọc vươn cao ở ngọn. Lá cây có hình tim, dài, nhọn một đầu, lá có kích thước nhỏ, mỏng. Cả thân và mặt lá đều có mang màu đỏ tía hoặc màu xanh tùy theo từng giống cây. Cuống lá ôm sát lấy thân. Hoa thài lài có màu hồng nhạt, mọc ra trực tiếp từ kẽ lá, càng những chiếc lá sát ngọn thì càng mọc rất nhiều hoa. Hoa thài lài thường nở vào lúc sáng sớm, sinh trưởng nhanh chóng và có màu sắc rực rỡ hơn nếu đặt ở những nơi có nguồn ánh sáng tự nhiên dồi dào.
Loại cây này sinh trưởng chủ yếu ở những nơi có nhiều đất ẩm như ven bờ ao, ven đồng ruộng. Tại nước ta, cây mọc hoang dại ở khu vực miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh miền Tây. Ngoài Việt Nam, cây còn phân bố rộng khắp ở nhiều quốc gia có khí hậu mát mẻ như Malaysia, Indonesia,… Đây là loài thực vật có tốc độ sinh trưởng nhanh chóng, chính vì thế cây có thể cho thu hái quanh năm, sau khi thu hái toàn cây thì người dân sẽ mang chúng đi rửa thật sạch, cắt khúc và mang đi phơi hoặc sấy khô.
Hiện nay, có rất nhiều giống thài lài khác nhau như thài lài tía, thài lài thái, thài lài trắng,… Đây đều là giống cây thài lài có công dụng giải độc, thanh nhiệt hiệu quả. Theo nhiều báo cáo của các nhà khoa học, tại Việt Nam đang sinh trưởng chủ yếu hai loại thài lài đó là thài lài tía và thài lài trắng hay còn gọi là thài lài xanh.
Cây thài lài trắng (Cây thài lài xanh)
Cây thài lài trắng còn được biết tới với cái tên cây rau trai, cây thài lài xanh. Đây là giống cây thân thảo, toàn thân có màu xanh, lá có hình bầu dục, hoa có màu xanh biển, nhụy hoa có màu vàng đậm. Loại cây này có công dụng điều trị viêm amidan, mụn nhọt, côn trùng cắn,…
Cây thài lài tía
Khác với thài lài trắng, thài lài xanh có màu đỏ tía, hình dáng bên ngoài bắt mắt nên thường được trồng làm cây cảnh. Ngoài ra, chúng còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị mắt sưng tấy đỏ, giúp giải độc, điều trị tiểu tiện khó khăn, viêm phổi. Thông thường, người ta thường sử dụng cây thài lài tía nhiều hơn bởi bên trong nó chứa hàm lượng dược tính cao hơn.
Ý nghĩa cây thài lài cảnh trong đời sống
Cây thài lài là một giống cây dễ sống, dễ trồng. Nhờ màu sắc bên ngoài bắt mắt, cây thài lài tía được ứng dụng trong việc làm cảnh. Màu đỏ tía của cây tượng trưng cho sự dịu dàng, nhẹ nhàng, hạnh phúc, thể hiện cho sự thủy chung, bền vững trong tình yêu. Cây thài lài cảnh có màu sắc rực rỡ, bắt mắt, sinh trưởng dạng dây leo nên thường được trồng trong chậu và treo lủng lẳng trên trần nhà. Đây đích thị là loại cây thích hợp để trang trí cho không gian sống, không gian quán cafe.
Theo một số nghiên cứu, loại cây này còn có khả năng tạo dựng một không gian sống trong lành, thoáng mát, giúp xua tan đi những stress, căng thẳng sau những giờ làm việc. Giúp cung cấp lượng oxy dồi dào cho hoạt động sống của con người, giúp thanh lọc không khí, hấp thụ bụi bẩn, mang tới cho chúng ta một không gian sạch, an toàn.
Ý nghĩa cây thài lài tía phong thủy
Cây thài lài tía khá dễ trồng, dễ sống, màu tím của cây chính là màu sắc của sự thủy chung trong tình yêu. Theo quan niệm dân gian, việc trồng cây thài lài trong nhà sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn, tiêu tan bệnh tật, xua đuổi tà khí. Theo một số nhà nghệ thuật cây cảnh cho biết, cây thài lài tía trong phong thủy mang ý nghĩa về sự may mắn, bình an, tài lộc, công danh sự nghiệp thăng tiến. Ngoài ra, loại cây này còn mang ý nghĩa xua tan đi tà khí, mang tới cho chúng ta sự tốt đẹp, bình an. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều người dùng cây thài lài làm cây cảnh phong thủy.
Tác dụng của cây thài lài tía
Theo Đông Y, cây thài lài có tính hàn, ngọt nhẹ, không độc, được quy vào 2 kinh là Thận và Can. Vị dược liệu này được rất nhiều cuốn sách ghi chép lại là có công dụng lương huyết, lợi niệu, trừ độc, thanh nhiệt. Chủ trị rắn độc cắn, mắt sưng đỏ, bạch đới, hầu họng sưng đau, rối loạn tiêu hóa, ho thổ huyết. Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, thân và lá cây thài lài có chứa oxalate calcium và gôm. Bên trong lá và hoa lại có chứa dicaffeoyl cyaniding, 3’-triglucoside.
Tác dụng của cây thài lài tía chính là điều trị phong nhiệt, đau đầu, viêm họng, sỏi niệu đạo, rắn độc cắn, bỏng, cháy, ung độc, lỵ, hầu họng sưng đau. Chúng được dùng trong việc điều chế một số loại thuốc điều trị cảm cúm, viêm họng, côn trùng cắn, xương khớp. Ngoài ra, các hợp chất có bên trong cây còn có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn các loại virus xâm nhập vào cơ thể, làm giảm các triệu chứng về hô hấp thường gặp, làm yếu các virus, vi khuẩn gây bệnh.
Một công dụng tuyệt vời của loại dược liệu này đang được y học hiện đại nghiên cứu rất nhiều đó chính là điều trị mụn nhọt. Nhờ thành phần α – glucosidase, p-hydroxycinnamic có bên trong, vị dược liệu này có khả năng làm xẹp mụn, kháng các vi khuẩn làm mụn không còn mủ, giải độc, thanh nhiệt, điều trị cao huyết áp, xơ vữa động mạch.
Cây thài lài có ăn được không?
Cây thài lài vốn dĩ là loại cỏ dại mọc hoang ở rất nhiều nơi, nó gây cho người dân rất nhiều phiền toái bởi khả năng sinh trưởng nhanh chóng. Nhiều người thắc mắc không biết cây thài lài có ăn được không? Thực chất, ngọn non của cây thài lài trắng chính là món ăn quen thuộc của rất nhiều vùng quê.
Người ta thường dùng rau thài lài để xào, luộc phục vụ trong những bữa cơm quê. Giống như bao nhiêu loại rau dại khác, những món ăn được chế biến từ các loại rau dại luôn mang tới cảm giác lạ miệng và ngon lành khi thưởng thức. Hiện tại, tuy người dân không còn quá chuộng loại rau này nhưng nó vẫn là ký ức của nhiều thế hệ con người.
Cách trồng cây thài lài
Cây thài lài là giống cây dễ trồng, chúng ta có thể trồng trong chậu để trang trí hay trồng trực tiếp ngoài đất cũng đều được. Dù trồng bằng cách nào chúng ta cũng nên lựa chọn đất hoặc chậu trồng có khả năng thoát nước nhanh chóng.
Phương pháp trồng: Gieo hạt hoặc trồng bằng cây giống có sẵn.
Cách trồng cây thài lài: Đào hố trồng cây, đặt cây vào bên trong và lấp đất. Nén nhẹ đất xung quanh và tưới nước để cây sinh trưởng nhanh chóng.
Chăm sóc: Nên đặt cây ở nơi có ánh sáng bán phần, nếu trồng chậu cần đặt chậu ở hướng đông, cạnh cửa sổ, ban công, sân thượng,… Tưới nước cho cây thường xuyên nhưng không tưới quá đẫm, tránh cho cây ngập úng mà chết. Bón cây định kỳ theo chu kỳ 2 tuần 1 lần bằng phân bón lá hòa tan.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng cây thài lài. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây tàu bay – Cách phân biệt, tác dụng, cách dùng và độc tố
Sinh Vật Cảnh -Cây tàu bay – Cách phân biệt, tác dụng, cách dùng và độc tố
Cây tai thỏ là cây gì? Ý nghĩa, tác dụng và độc tố
Cây sơn là cây gì? Công dụng, độc tố và giá trị kinh tế
Có nên trồng cây sộp trước nhà? Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa
Cây son môi – Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí và cách trồng
Cây so đũa – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, mô hình trồng
Cây pơ mu là gì? Đặc tính gỗ, cách trồng và hình ảnh