Cây tàu bay – Cách phân biệt, tác dụng, cách dùng và độc tố
Cây tàu bay là giống cây đa công dụng, vừa được sử dụng để làm thực phẩm lại vừa có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, đây còn là loại lá tắm có tác dụng điều trị các bệnh ngoài da ở trẻ em rất hiệu quả. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về cách phân biệt, tác dụng, cách sử dụng và độc tố cây tàu bay.
Cây cải trời có phải cây tàu bay không?
Cây tàu bay có tên khoa học là gynura crepidioides benth thuộc họ Asteraceae (Cúc). Ngoài cái tên tàu bay thì dân gian còn thường gọi loại cây này với cái tên cây kim thất. Tại nhiều nơi trên thế giới, người ta còn đặt cho cây tàu bay nhiều cái tên khác như: Phakat chaang, phak kad chang, miao kuo, gbuluh fuka, kinami, doyan-doyan, agologolo, ye tong hao, ebola, crassocephalum crepidioides, cây cỏ cháy, red flower rag leaf, okinawa spinach. Trong họ Cúc, có rất nhiều loại cây có công dụng trong y học như cây sài hồ nam, cây bồ công anh, cây tàu bay lá xẻ.
Trong tự nhiên, chúng ta hay nhầm lẫn cây cải trời và cây tàu bay với nhau bởi hình dáng bên ngoài của chúng hao hao giống nhau. Vậy, cây cải trời có phải cây tàu bay không? Thực chất, đây là hai loại cây hoàn toàn khác nhau. Cách nhận biết cây tàu bay như sau: Thân cây có hình trụ, mập mạp, mọc theo chiều thẳng đứng, phân nhánh ở trên cao. Toàn cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Cây tàu bay sinh trưởng rễ cọc, rễ chính sinh trưởng chủ yếu ở độ cao 20 – 45cm tính từ mặt đất. Lá tàu bay mọc cách, kích thước lớn, dài, mép lá có nhiều răng cưa, hai mặt lá có nhiều lông.
Hoa tàu bay thường mọc tập trung thành cụm, cũng giống như các loại cây trong họ nhà Cúc, các lá bắc bao quanh hoa, 1 – 3 cụm hoa mọc sát nhau. Hoa tàu bay sẽ biến đổi màu sắc từ màu hồng nhạt, đỏ cho tới đỏ nâu. Hoa được bao phủ bởi một lớp lông màu trắng, mềm, mịn. Mùa hoa tàu bay là vào mùa hè. Quả tàu bay là dạng quả bế, có hình trụ, đỉnh có nhiều lông. Khi già thì những quả bế này sẽ được đưa đi xa nhờ gió, giống hình thức sinh sản của cây bồ công anh.
Cây rau tàu bay có tác dụng gì?
Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại thì trong rau tàu bay có chứa nhiều hoạt chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào gan khỏi các chất độc hại. Nhiều nghiên cứu lâm sàng trên động vật đã cho biết, loại cây này có khả năng chống lại nhiễm độc gan do LPS và CCl4 gây nên. Vậy, cây rau tàu bay có tác dụng gì? Cây tàu bay còn có công dụng ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ, cầm máu ở vết mổ cho phụ nữ sinh mổ, giảm đau nhức xương khớp, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp mẹ có nhiều sữa cho bé bú, hỗ trợ tăng tiết sữa.
Theo Đông Y, vị dược liệu này có tính bình, mùi thơm, vị đắng, chủ trị sát trùng, cầm máu, tán kết, tiêu thũng, giải uất, tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt. Cây tàu bay có công dụng cầm máu và chữa lở ghẻ hoặc bị đỉa cắn, cải thiện tiêu chảy ở trẻ em, điều trị đau nhức xương ở người già, chữa u xơ tuyến tiền liệt, phì đại, chữa bướu cổ, hỗ trợ điều trị ung thư hình thành và phát triển, ngăn ngừa tăng men gan, làm mát và bảo vệ gan, bồi bổ cơ thể và cung cấp dưỡng chất cần thiết. Dịch chiết từ lá tàu bay có tác dụng chữa mụn nhọt, tán nhuyễn, trừ giun.
Theo nhiều nghiên cứu được công bố rộng rãi, chiết xuất từ cồn thủy của lá tàu bay có công dụng giúp làm lành vết thương nhanh hơn, làm co vết thương và hình thành mạch, tăng sinh nguyên bào sợi, chống viêm, chống oxy hóa. Dịch chiết ethanol từ lá cây có đặc tính ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bảo vệ tế bào beta, chống đông máu, điều trị rối loạn đông máu, kéo dài thời gian đông máu. Các thành phần chống oxy hóa mạnh mẽ như flavonoid và phenol có công dụng chống đái tháo đường, bảo vệ tế bào beta, chống lại các bệnh thoái hóa, tiểu đường.
Cách sử dụng cây tàu bay
Cây tàu bay có thể được dùng dưới nhiều loại khác nhau như nấu ăn, thuốc đắp, sắc thuốc uống. Liều dùng khuyến cáo cho người trưởng thành là 25 – 30gram. Cách sử dụng cây tàu bay theo kinh nghiệm dân gian như sau:
Chữa tiêu chảy hoặc lỵ ở trẻ nhỏ: Sử dụng một nắm lá tàu bay tươi hoặc khô để sắc thuốc cho trẻ uống giúp cải thiện triệu chứng tiêu chảy của trẻ con.
Rau tàu bay điều trị sốt: Sử dụng khoảng 10 – 15 gram tàu bay và sắc cùng với nước. Chia ra làm 2 lần uống trong ngày, trước ăn và uống liên tục trong vòng 2 -3 ngày sẽ được cải thiện.
Kháng viêm, kháng khuẩn, cầm máu, giảm đau khớp: Rửa sạch rau tàu bay với nước muối và giã nát chúng ta để đắp lên vùng da bị đau nhức xương khớp hoặc những vết thương bị sưng đỏ.
Giải độc cơ thể, phòng ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe: Dùng rau tàu bay nấu canh hoặc luộc lên ăn khoảng 3 – 4 lần/1 tuần.
Trị côn trùng hoặc rắn, rết cắn: Sử dụng một nắm lá tàu bay tươi, rửa sạch với nước muối và giã nát để thu lấy nước cốt. Tiếp đó, uống lấy phần nước, phần bã thì đắp lên chỗ bị thương và đắp liên tục trong vòng 2 – 3 ngày.
Điều trị u xơ tuyến tiền liệt: Dùng khoảng 30 gram rau tàu bay đã được phơi khô và sắc chung với dược liệu náng hoa trắng, chia làm 2 lần uống trước ăn. Uống hằng ngày để mang lại kết quả tốt nhất.
Cách dùng rau tàu bay chữa bướu cổ
Bài thuốc dùng cây rau tàu bay chữa bướu cổ: Sử dụng khoảng 25 – 30 gram rau tàu bay sắc cùng với 25 – 30 gram cây xạ đen. Nấu cạn phân nửa nước và chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong vòng 3 – 4 tuần để thấy hiệu quả.
Cách nấu rau tàu bay xào tỏi
Hầu hết tất cả mọi người chỉ xem cây tàu bay là một loại cây dại hoặc một cây thuốc nam. Tuy nhiên, tại nhiều vùng quê đây lại là một loại rau được rất nhiều người ưa thích sử dụng làm món ăn. Món rau tàu bay xào tỏi chính là món ăn được người miền Trung vô cùng yêu thích. Cách nấu rau tàu bay xào tỏi:
Nhặt rau tàu bay cho thật sạch, chỉ lấy ngọn non và lá. Luộc sơ qua sau đó vớt ra, để cho ráo nước. Phi thơm tỏi lên và bỏ rau tàu bay đã được luộc sơ qua, thêm gia vị sao cho vừa ăn, đảo trong khoảng 1 – 2 phút là chúng ta có thể thưởng thức được món ăn này.
Ngoài món ăn này, chúng ta có thể sử dụng rau tàu bay để nấu canh với tôm hoặc tép. Để nấu được món ăn này, trước tiên chúng ta cần rửa sạch rau tàu bay và tôm, tép. Đun sôi một lượng nước vừa ăn và cho tôm hoặc tép vào trước, nấu chín. Ngay khi nước vừa sôi thì chúng ta bỏ rau tàu bay vào rồi nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Đun sôi trong khoảng 1 – 2 phút cho tới khi rau chín thì có thể đem ra thưởng thức.
Rau tàu bay có độc không?
Cây tàu bay là giống cây có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. nếu chúng ta sử dụng đúng thì chúng còn có khả năng ngăn ngừa được các bệnh nguy hiểm như ung thư. Vì vậy, khi sử dụng chúng ta cần quan tâm tới liều lượng, sao cho không vượt quá mức khuyến cáo là 30gr mỗi ngày. Vậy rau tàu bay có độc không? Hiện tại, chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào ngộ độc rau tàu bay, tuy nhiên chúng ta cần sử dụng đúng liều lượng để không gây tác dụng phụ cho sức khỏe.
Hình ảnh cây tàu bay
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây tàu bay dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách phân biệt, tác dụng, cách sử dụng và độc tố cây tàu bay. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây tai thỏ là cây gì? Ý nghĩa, tác dụng và độc tố
Sinh Vật Cảnh -Cây tai thỏ là cây gì? Ý nghĩa, tác dụng và độc tố
Cây sơn là cây gì? Công dụng, độc tố và giá trị kinh tế
Có nên trồng cây sộp trước nhà? Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa
Cây son môi – Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí và cách trồng
Cây so đũa – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, mô hình trồng
Cây pơ mu là gì? Đặc tính gỗ, cách trồng và hình ảnh
Ý nghĩa hoa sen và công dụng của các bộ phận từ cây sen