Cây thương lục – Đặc điểm, công dụng, cách dùng, độc tố
Cây thương lục là giống cây thuốc được di thực tới nước ta cách đây 1 thập kỷ. Loại thực vật này hiện đang được sử dụng để làm thuốc và làm cảnh, chúng có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh nhưng cũng có chứa hàm lượng độc tố khá cao. Đọc ngay để tìm hiểu về cách nhận biết, công dụng, cách dùng và độc tố bên trong quả thương lục.
Cách nhận biết cây thương lục và nhân sâm
Cây thương lục có tên gọi khác là cây kim thất nước, cây trường bất lão, cây sơn la bạc, cây dã la bạc, cây bạch mẫu kê. Loại cây này có tên khoa học là phytolacca acinosa roxb hoặc p.esculenta van hout, thuộc họ Phytolaccaceae (Thương Lục). Loại cây này vốn dĩ không phải giống cây bản địa tại nước ta mà được di thực với Việt Nam trong khoảng gần 1 thập kỷ trở về đây. Trong nước cũng đang tồn tại một loại cây thương lục Mỹ có tên khoa học là phytolacca americana (L.) có hình dáng bên ngoài khá giống cây nhân sâm.
Cây thương lục là giống thực vật thân thảo có tuổi thọ cao, chiều cao trong khoảng 1 – 1,5m, phần rễ củ khá to, thân cây nhẵn bóng, ít khi phân nhánh. Hiện nay, trên thị trường dược liệu có rất nhiều người nhầm lẫn cây thương lục với cây nhân sâm gây nên tình trạng tử vong. Chính vì vậy khi tìm mua các sản phẩm dược liệu này cần phân biệt cho thật chính xác. Đặc điểm nhận biết của cây thương lục như sau: Cây thương lục là giống cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, được thuần hóa ở nhiều nước khác và du nhập tới Việt Nam theo hình thức mọc hoang. Người ta sử dụng tất cả các bộ phận của cây để làm thuốc.
Trong khi đó, cây nhân sâm chính là một vị thuốc quý và có giá trị cao, nhờ hình dáng phần củ khá giống nhau nên nhiều người đã trục lợi cá nhân bằng cách sử dụng cây thương lục để giả làm cây nhân sâm. Để phân biệt được hai loại dược liệu này chúng ta cần quan sát rễ và thân. Củ thương lục có bộ rễ sinh trưởng đều còn củ nhân sâm thì chỉ sinh trưởng tập trung ở một chỗ. Ngoài ra, củ thương lục có nhiều vạch kẻ chạy ngang hơn và cỏ ngoài cũng không nhẵn bóng như nhân sâm. Đây là cách cơ bản để phân biệt hai loại cây này bởi khi ngâm chung với rượu, cây thương lục cho màu sắc và mùi thơm tương tự cây nhân sâm.
Cây thương lục Mỹ
Cây thương lục Mỹ có tên gọi khác là stoke, red ink plant, poke, pigeon berry, inkberry, gadget, crowberry, pineberry, coakum, chongras, cancerroot, cancer jalap, american nightshade, pokeweed. Loại cây này được trồng tại nước ta với mục đích làm thuốc. Rễ cây được sử dụng trong việc điều trị bệnh giang mai, đau bụng kinh, ung thư da, phù, mụn trứng cá, nấm da đầu, viêm nang lông, nấm, ghẻ, nhiễm trùng da, quai bị, viêm vú, viêm thượng vị, viêm thanh quản, viêm amidan, cổ họng và ngực, sưng mũi, thấp khớp. Ngoài ra, cây thương lục Mỹ cũng có thể được kê để sử dụng thuốc trong các mục đích khác tùy theo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Công dụng cây thương lục
Cây thương lục có chứa các thành phần hóa học chính bao gồm: ancaloit phytolacca, tannin, đường, tinh bột, axit oxymiristinic, saponozit, muối kali nitrat và chất độc phytolaccatoxin. Theo y học cổ truyền, dược liệu thương lục có vị đắng, tính hàn, có độc tố, được quy vào hai kinh là Bàng Quang, Tỳ. Theo nhiều tài liệu y học cổ thì vị dược liệu này có công dụng thùy ẩm ở phủ tạng, đại tả, lợi tiểu. Chủ trị ngực bụng đầy trướng, khó thở, phù nề, cổ đau, tà khí ở trong bụng, thủy thũng. Ngoài ra, vị thuốc này còn được dùng để hỗ trợ điều trị các vấn đề sưng đau, mụn nhọt.
Theo nghiên cứu y học hiện đại, công dụng cây thương lục chính là tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư, kháng viêm, ức chế trực khuẩn, phế cầu, cúm, giúp long đờm. Các hợp chất bên trong cây thương lục có công dụng chống viêm, hóa đờm, bình suyễn, giảm ho. Bên trong củ rễ thương lục có chất steroid saponin, axit esculentic, axit oxymyristinic, kali nitrat, phytolaccatoxin có tác dụng tiêu diệt tinh trùng nên được ứng dụng trong việc chế biến các loại thuốc ức chế khả năng sinh lý của nam giới.
Thực chất, vị dược liệu này không phải vị thuốc xa lạ trong Đông Y mà chúng đã xuất hiện cách đây hơn 2000 năm. Theo cuốn Thần Nông bản kinh, vị dược liệu này được xếp vào nhóm thuốc “hạ phẩm” bởi bên trong chúng có chứa nhiều độc tố hơn dược tính.
Cây thương lục ngâm rượu
Bộ phận thường xuyên được sử dụng của cây chính là phần rễ, rễ thương lục sẽ được thu hoạch sau khoảng 7 – 8 tháng trồng. Sau khi đào rễ lên thì người ta tiến hành cắt bỏ đi các loại rễ con, rửa sạch dược liệu và đem phơi ở nơi râm mát cho tới khi khô. Cây thương lục ngâm rượu chính là cách thức sử dụng phổ biến nhất của loại dược liệu này. Cách thực hiện như sau:
Đem ngâm khoảng 300g rễ cây thương lục với mật ong và rượu nếp 40 độ. Khi rễ ngấm vào rượu và cho ra màu nâu sẫm đặc trưng thì chúng ta có thể sử dụng loại rượu này.
Một số bài thuốc từ cây thương lục trong dân gian như sau:
– Trị té ngã sưng đau: Chuẩn bị 250g rễ khổ sâm và thương lục, rửa sạch 2 loại dược liệu này, giã nát sau đó đắp lên vùng da bị sưng đau. Cần thực hiện liên tục để giảm tình trạng sưng, đau.
– Trị tuyến vú tăng sinh: Nghiền nát rễ thương lục tươi và vo tròn thành viên uống, mỗi viên nặng khoảng 0,4 – 0,5g. Uống mỗi ngày khoảng 5 – 6 viên và tăng dần số lượng theo ngày uống, mỗi ngày tăng 1 viên cho tới khi đến 20 viên.
– Trị xơ gan cổ trướng: Chuẩn bị khoảng 20g trạch tả, 20g phục linh, 30g bí đao, 30g đậu đỏ, 6g thương lục. Làm sạch tất cả dược liệu sau đó sắc cùng với nhau và uống liên tục trong vòng 5 – 7 ngày để giảm các triệu chứng bệnh.
– Trị đau cổ họng: Dùng 1 rễ cây thương lục hơ nóng lên bếp lửa, tiếp đó bọc qua một lớp vải dày và chườm lên vùng bị đau. Thực hiện chườm 2 – 3 lần cho một ngày, chỉ sau 1 tuần chúng ta sẽ thấy hiệu quả.
Cây thương lục có độc không?
Cây thương lục đã được xếp vào nhóm cây thuốc “hạ phẩm” cách đây hơn 2000 năm. Dẫu vậy nhiều người vẫn trục lợi cá nhân bằng cách lợi dụng sự giống nhau của rễ thương lục với nhân sâm. Vậy, cây thương lục có độc không, độc tố cây thương lục nguy hiểm như thế nào? Cây thương lục có độc tố rất cao nếu chúng ta dùng quá liều thì sẽ gây tình trạng ngộ độc ngay sau khi dùng khoảng 0,5 – 3 giờ. Tình trạng ngộ độc cây thương lục nặng chính là nói lảm nhảm, tinh thần hoảng hốt, đau bụng, nôn mửa, thở mạnh, tim đập nhanh, thân nhiệt tăng.
Trong dân gian có lưu truyền cách chữa ngộ độc thương lục bằng cách sử dụng đậu xanh và cam thảo sống giã nát, nấu nước uống. Tuy nhiên, để an toàn hơn tốt nhất chúng ta nên đưa người bị ngộ độc tới cơ sở y tế hiện đại để thực hiện các biện pháp thông, rửa ruột.
Lưu ý: Dược liệu thương lục có hàn tính rất cao nên tuyệt đối không được dùng cho phụ nữ có thai và người già hay người tỳ vị hư nhược.
Quả cây thương lục có dùng được không?
Tất cả các bộ phận của cây thương lục đều được ứng dụng trong việc điều trị bệnh ở người. Tuy nhiên, từ trước tới nay người ta chủ yếu sử dụng rễ thương lục còn quả cây thương lục ít khi sử dụng tới. Quả cây thương lục có chứa hàm lượng cao chất độc phytolaccatoxin gây nên tình trạng ngộ độc, nặng hơn sẽ gây tử vong. Vì vậy, tốt nhất chúng ta chỉ nên sử dụng rễ thương lục mà thôi.
Hình ảnh cây thương lục
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây thương lục dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nhận biết, công dụng, cách dùng và độc tố bên trong cây thương lục. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây thuốc lào – Đặc điểm, cách hút, cách trồng và tác hại
Sinh Vật Cảnh -Cây thuốc lào – Đặc điểm, cách hút, cách trồng và tác hại
Cây thảo quả là gì? Tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây thài lài – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây tàu bay – Cách phân biệt, tác dụng, cách dùng và độc tố
Cây tai thỏ là cây gì? Ý nghĩa, tác dụng và độc tố
Cây sơn là cây gì? Công dụng, độc tố và giá trị kinh tế
Có nên trồng cây sộp trước nhà? Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa