Cây trường sinh thảo – Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây trường sinh thảo là giống cây thuốc mọc hoang dại tại nhiều nơi tại nước ta. Đây là vị dược liệu quen thuộc, được dùng để điều trị vàng da, vàng mắt, chảy máu. Hơn hết, loại cây này còn được sử dụng phổ biến để làm cảnh với nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về tác dụng, ý nghĩa trong đời sống và phong thủy cũng như cách trồng loại cây này.
Cây trường sinh thảo có tác dụng gì?
Cây trường sinh thảo có tên khoa học là selaginella tamariscina, thuộc họ Selaginellaceae (Quyển Bá). Trong dân gian còn gọi loại cây này với nhiều tên gọi khác như cây chân vịt, cây vạn niên tùng, cây móng lưng rồng, cây hoàn dương thảo, cây hồi sinh thảo, cây quyển bá,… Đây là giống cây thân thảo, rễ có kích thước lớn, các rễ nhánh sẽ kết lại với nhau thành một khối rễ có hình tròn. Một cây thường cao trong khoảng 5 – 20cm. Lá cây có đa dạng hình dáng khác nhau, đa số lá sẽ có hình mác, lông mọc ra nhiều ở kẽ lá. Khi trời có nắng quá gay gắt thì các lá sẽ có xu hướng cuộn lại với nhau, khi trời mưa thì lá sẽ vươn dài.
Đây là giống cây thuốc được sử dụng phổ biến trong Đông Y với nhiều công dụng tuyệt vời, vậy cây trường sinh thảo có tác dụng gì? Theo nhiều nghiên cứu, giống cây này có chứa hàm lượng cao các chất như trehalose, cholesterol, lutein, hinoki avon, iso cryptomeria, amentoflavone, cryptomeria B. Theo y học cổ truyền, vị thuốc trường sinh thảo có tính bình, vị cay, hiện chưa được quy kinh. Vị thuốc này có công dụng điều trị bệnh vàng da, vàng mắt, viêm tụy cấp, viêm gan cấp tính, chữa bỏng. Chủ trị kinh nguyệt quá nhiều, đại tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, ho ra máu. Ngoài ra, khi dùng tươi thì dược liệu sẽ có công dụng hoạt huyết, khi sao vàng sẽ có tác dụng chỉ huyết.
Theo y học hiện đại, chiết xuất từ cây trường sinh thảo có công dụng ức chế sự tăng trưởng ung bướu, ngăn chặn sự hình thành khối u, gây tự hủy apoptose cho những tế bào HL-60, giúp thư giãn những cơ trơn qua lớp nội mạc, điều trị một số bệnh liên quan đến phản ứng dị ứng. Cũng theo nhiều nghiên cứu, toàn cây trường sinh thảo sau khi tinh chế sẽ có khả năng điều trị tiết dịch mũi, đau đầu, viêm xoang, đau dây thần kinh tọa, nhức mỏi toàn thân, đau nhức vùng thắt lưng, thoái hóa cột sống vùng lưng, thoái hóa đốt sống cổ và vai, điều trị ung thư phổi, ung thư mũi họng, bỏng lửa. Cây có thể được kết hợp với các loại cây dược liệu khác để bào chế thuốc điều trị viêm gan truyền nhiễm, viêm gan cấp tính, viêm túi mật, trĩ xuất huyết, kinh nguyệt quá nhiều, đại tiện ra phân đen, tiểu ra máu, ho ra máu và nôn.
Cây trường sinh thảo mọc ở đâu?
Cây trường sinh thảo là giống cây ưa thích ánh sáng và có khả năng chịu được khô hạn. Cây thường mọc bám trên những bãi đá lớn hoặc trên những vùng đất khô cằn, có nhiều sỏi đá. Vậy, tại Việt Nam cây trường sinh thảo mọc ở đâu? Tại nước ta, cây mọc dại ở các tỉnh ven biển, vùng đồi núi thấp như Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên. Cây sống dựa vào độ ẩm trong đất và không khí, sinh trưởng được dựa vào mùn. Trong vòng 4 – 5 tháng kể từ khi cây bị chết khô do phơi nắng thì chúng ta chỉ cần tưới nước là cây có thể tái sinh lại và xanh tốt như ban đầu.
Ý nghĩa cây trường sinh thảo
Nhiều người khi thấy khả năng sống và tái sinh của cây sẽ vô cùng ngạc nhiên bởi hiếm có loại cây nào lại có thể phục hồi nguyên trạng sau suốt 4 – 5 tháng chết khô như vậy. Chính nhờ khả năng tái sinh mạnh nên cây cũng mang ý nghĩa tốt đẹp trong đời sống con người. Toàn cây có một màu xanh mát, những chiếc lá có kích thước lớn giúp làm sạch không khí, hấp thụ những chất độc hại có trong không khí như cacbondioxit, fomandehit,… Bên cạnh khả năng thanh lọc không khí tốt thì loại cây này còn có khả năng hấp thu được các tia tử ngoại từ những thiết bị điện tử. Từ đó, mang tới một môi trường sống trong lành, thư giãn.
Nhờ khả năng thanh lọc không khí đỉnh cao nên chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp được giống cây này ở bất cứ đâu từ quán cafe cho tới nhà ở, văn phòng. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà người ta đặt cho cây cái tên bất tử hay trường sinh. Bởi theo quan niệm từ xưa, ý nghĩa cây trường sinh thảo chính là sự mãi mãi, trường tồn với thời gian, hơn hết cây cũng đại diện cho sự may mắn, tài lộc. Việc trong nhà hay nơi làm việc có một cây trường sinh thảo sẽ giúp chúng ta nhận được nhiều điều tốt lành hơn. Đây cũng chính là cách để mang lại sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, thể hiện mong ước về sự sinh sôi nảy nở, sự hòa hợp giữa người với người.
Vị trí phong thủy cây trường sinh thảo
Giống cây này là giống cây xanh có tuổi thọ cao, khả năng tái sinh mạnh nên chúng chính là biểu tượng về cái đẹp của con người, tuổi thọ lâu dài. Trong phong thủy, cây trường sinh thảo thể hiện ý chí kiên cường, sự phát triển, sự bền vững trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đó cũng chính là lý do khiến các gia đình thường trang trí loại cây này với mong muốn ấm no hạnh phúc, sum vầy, sum họp. Vị trí phong thủy cây trường sinh thảo thích hợp chính là đặt ở hướng Tây và hướng Đông Nam, đặt trên bàn làm việc, bàn tiếp khách và ở góc tụ tài của ngôi nhà.
Cây trường sinh thảo hợp mệnh gì?
Để cây trường sinh thảo phát huy được hết ý nghĩa phong thủy tuyệt vời của nó thì chúng ta cần quan tâm tới việc cây trường sinh thảo hợp mệnh gì? Theo ngũ hành, cây có màu xanh của cây cối nên được xếp vào mệnh Mộc. Theo mối quan hệ tương sinh của ngũ hành thì cây hợp nhất đối với những người mang mệnh Hỏa, bởi Mộc sẽ sinh Hỏa. Trong phong thủy, nếu chúng ta sử dụng những vật phẩm phong thủy thích hợp với mệnh của bản thân thì sẽ có công dụng cải vận vô cùng tốt. Trong việc trang trí cây cảnh cũng như vậy, những người mang mệnh Mộc và Hỏa nếu trồng loại cây này trong không gian sống và làm việc sẽ mang lại cho bản thân sự suôn sẻ trong công việc, cuộc sống.
Cách trồng cây trường sinh thảo
Hiện nay, chúng ta có thể trồng cây trường sinh thảo bằng 2 cách đó là trồng trong môi trường đất và trồng trong môi trường thủy sinh.
Cách trồng cây trường sinh thảo trong chậu đất: Lựa chọn giống cây còn nguyên bầu. Phủ ở đáy chậu một lớp xơ dừa dày khoảng 2 – 3cm. Đặt cây lên phía trên của xơ dừa và lấp đất lại, phủ lên miệng chậu tiếp tục một lớp xơ dừa nữa sao cho kín toàn bộ bề mặt chậu.
Cách trồng cây trường sinh thảo thủy sinh: Khác với trồng cây trong đất, trồng cây trong nước sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn. Chúng ta chỉ cần rửa sạch toàn bộ rễ cây, tiếp đó ngâm rễ cây trong dung dịch kích thích ra rễ. Cố định cây sao cho 1 phần rễ cây bám trên bề mặt vật bám. Đổ nước có hòa cùng dung dịch dinh dưỡng vào bên trong sao cho nước ngập qua cổ rễ. Nếu trồng cây trong bể cá thì có thể đổ ngập cây luôn.
Lưu ý khi chăm sóc: Trong 1 tháng đầu tiên kể cả trồng bằng phương pháp nào cũng nên bổ sung dung dịch kích thích ra rễ để cây nhanh chóng hồi phục và đâm chồi. Không nên thay nước hay tưới cây quá nhiều, tốt nhất chỉ nên thay nước khi nước đã bị ố vàng mà thôi.
Cách chăm sóc cây trường sinh thảo bonsai
Tuy loại cây này có thể sinh trưởng trong nhiều môi trường khác nhau nhưng chúng ta cũng cần chăm sóc cây sao cho đúng kỹ thuật. Đặc biệt là những cây trường sinh thảo bonsai. Cách chăm sóc cây như sau:
– Đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng tự nhiên, hạn chế ánh nắng trực tiếp.
– Cắt tỉa các cành lá bị hư, héo để giữ hình dáng đẹp cho cây.
– Bón phân hữu cơ cho cây định kỳ.
– Thường xuyên tưới nước cho cây.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tác dụng, ý nghĩa trong đời sống và phong thủy cũng như cách trồng cây trường sinh thảo. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây vải – Đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế và mật độ trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây vải – Đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế và mật độ trồng
Cây tuyết sơn phi hổ – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây tiêu – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và hình ảnh
Cây thương lục – Đặc điểm, công dụng, cách dùng, độc tố
Cây thuốc lào – Đặc điểm, cách hút, cách trồng và tác hại
Cây thảo quả là gì? Tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây thài lài – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng