Cây vải – Đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế và mật độ trồng
Cây vải là một giống cây ăn quả có nhiều giá trị dinh dưỡng, có tác dụng trong việc bổ não, chữa bệnh đường ruột. Ngoài ra, việc trồng vải không chỉ để hái quả mà còn tạo nguồn cung cấp gỗ, cung cấp mật cho nghề nuôi ong. Vải sấy khô hay đóng hộp chính là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế và mật độ trồng cây vải.
Đặc điểm của cây vải
Cây vải có tên khoa học là litchi chinensis, thuộc họ Sapindaceae (Bồ Hòn). Trong dân gian còn thường gọi cây này là cây lệ chi, đây chính là loài duy nhất nằm trong chi Litchi, được miêu tả đầu tiên vào năm 1782. Vải chính là loại cây thân gỗ, sinh trưởng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, có nguồn gốc từ phía Đông của Philippines, phía Nam của Indonesia và phía Nam của Trung Quốc. Đặc điểm của cây vải bao gồm:
Vải là giống cây gỗ thường xanh, kích thước ở mức trung bình, chiều cao trong khoảng 5 – 8m. Lá cây có hình lông chim mọc so le hai bên, mỗi lá có chiều dài trong khoảng 15 – 20cm. Một chiếc lá trưởng thành sẽ có khoảng 2 – 8 cặp lá chét. Các lá non khi mới mọc ra sẽ có màu đỏ tía, khi sinh trưởng được một thời gian sẽ chuyển dần về màu xanh lục. Hoa vải có màu trắng, kích thước nhỏ, màu sắc hoa cũng sẽ thay đổi theo thời gian sinh trưởng. Khi mới nở hoa sẽ có màu trắng, màu xanh và cuối cùng là màu vàng khi sắp tàn. Quả vải là dạng quả hạch, có hình tròn, đường kính trong khoảng 2 – 4cm. Phần vỏ bên ngoài có màu đỏ tía, sần sùi, mỏng, không ăn được, dễ bóc.
Phần thịt bên trong chính là phần chứa nhiều nước, dinh dưỡng, có kết cấu tương tự quả nho. Ở giữa có chứa một hạt có kích thước lớn, màu nâu, hình tròn, đường kính trong khoảng 1 – 2cm, có chứa độc tố nên tuyệt đối không nên dùng để ăn. Quả thường chín vào tháng 6 – 10 tùy theo nơi trồng là vùng gần xích đạo hay xa xích đạo. Tại nước ta, giống cây được ưa chuộng trồng nhiều nhất chính là giống vải thiều của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Đây cũng chính là giống có hương vị thơm ngon nhất tại nước ta.
Tác dụng lá cây vải
Thời gian gần đây, người dân của các vùng trồng vải đang đồn thổi nhau về giá trị và công dụng của lá vải. Sau khi thu hoạch vải, người dân sẽ tiến hành cắt cành và đốt hết lá để chuẩn bị cho vụ mùa kế tiếp. Tuy nhiên, thời gian gần đây thì có rất nhiều thương lái đã đứng ra thu mua lá vải thiều khô. Người ta còn truyền tai nhau rằng những chiếc lá vải này sau khi thu hoạch sẽ được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Nhật Bản để làm thuốc điều trị bệnh. Tuy giá bán rất thấp chỉ dao động trong khoảng 1000 – 1500 đồng cho 1 kg nhưng vì không muốn bỏ phí mà người dân vẫn thu gom và bán lại cho các thương lái.
Nhiều người sau khi nghe được việc thương lái mua lá vải xuất khẩu đã tiến hành ém hàng, bởi họ chưa biết được tác dụng lá cây vải cụ thể là như thế nào. Khi nào thương lái mua hết sạch rồi lúc đấy bán ra thì giá sẽ cao hơn gấp 10 lần. Trong khi đó, nhiều người vẫn vừa bán vừa nghe ngóng tình hình. Thực hư về tác dụng của lá vải thì chẳng ai biết, tuy nhiên trong thời điểm hiện tại lúc cây vải đang ra hoa nếu người dân vì tham cái lợi trước mắt mà chặt hết lá vải thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới năng suất vải sau này. Theo phỏng vấn nhiều người, họ cũng đặt ra nghi vấn về việc thu mua lá vải này có phải một chiêu bài nào đó của người nước ngoài đánh vào cây vải Việt Nam giống như những vụ thu mua mèo, đỉa, ốc bươu vàng trong quá khứ.
Thực tế thì thương lái thu mua lá vải để xuất khẩu sang Nhật Bản chính là sự thật. Lá vải sau khi được xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ được dùng để chế tạo phân bón và làm đất trồng nhân tạo. Nguyên nhân thực sự khiến Nhật phải nhập khẩu lá vải là do nhiều vùng đất nông nghiệp của đất nước này đã bị nhiễm phóng xạ do rò rỉ điện từ nhà máy hạt nhân. Trước kia, Nhật Bản cũng đã tiến hành thu mua lá nhãn ở Thái Lan nhưng do ảnh hưởng của lũ lụt nên phía Nhật Bản đã chuyển hẳn thị trường sang phía Việt Nam.
Ý nghĩa cây vải cảnh
Ngoài mục đích hái trái, loại cây này còn được trồng với mục đích tạo bóng mát, làm dịu thời tiết nóng nực của mùa hè, đặc biệt là ở khu vực miền Bắc. Những cây vải cảnh có tuổi thọ cao, thích hợp trồng ở hai bên đường, những khu đất rộng bởi khả năng chịu khô hạn cao, dễ chăm sóc. Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp cây ở trường học, công viên, đường phố, các công trình lớn.
Giá trị kinh tế cây vải
Vải là giống trái cây có giá thành khá rẻ tại nước ta chỉ trong khoảng vài chục nghìn đồng cho 1kg. Tuy nhiên, khi bước sang nước ngoài đây lại là loại quả có giá thành trên dưới nửa triệu đồng. Vào vụ chính của cây, giá vải thiều có thể giảm xuống chỉ còn vài nghìn một kg. Năm 2022, vải nước ta được mùa, được giá. Vải đầu mùa được bán trên thị trường với giá từ 60 – 160 nghìn đồng cho 1 kg. Hiện nay, ở thị trường nội tiêu, giá vải không cố định mà thay đổi từ 25 – 70 nghìn đồng tùy vào từng giống và từng thời điểm. Dẫu cho năm nay được mùa nhưng giá thành của loại trái cây này vẫn ở mức khá rẻ.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng những trái vải này khi đi ra thị trường nước ngoài lại có giá thành ở mức cao ngất ngưởng. Vải nước ta được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Vải thiều chính là mặt hàng được xuất khẩu sang 30 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Tại Mỹ, vải thiều Việt Nam có giá lên tới 500 nghìn đồng 1 kg. Trước năm 2021, vải thiều tới từ Việt Nam được rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Theo báo cáo, tháng 6/2021 tại thành phố Perth của Australia đã diễn ra phiên đấu giá quả vải tươi và quả vải tươi Việt Nam đã được đấu giá 3.000 AUD (tương đương gần 52 triệu đồng).
Các thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt như Pháp, Australia, Cộng hòa Séc, Hà Lan, Đức, Bỉ vải của Việt Nam đã thâm nhập thị trường một cách nhanh chóng. Ngoài các nước Châu Âu, vải của nước ta cũng đã tấn công thị trường Nhật Bản và mang lại tiếng vang khá lớn. Nhiều lô vải chỉ sau một thời gian đã có hiện tượng cháy hàng dẫu cho giá bán không hề rẻ chút nào.
Đối với đất đồi mật độ trồng cây vải là bao nhiêu?
Cây vải là giống cây trồng không kén đất và cũng không có quá nhiều yêu cầu về tầng đất hay tỷ lệ thoát nước trong đất. Tuy nhiên, rễ cây phát triển khá kém, do đó nếu chúng ta trồng ở những đất có độ dốc cao như đất đồi núi thì cần quan tâm nhiều tới mật độ trồng. Vậy, đối với đất đồi mật độ trồng cây vải là bao nhiêu? Mật độ trồng khuyến cáo khi trồng trên đất đồi là 400 cây/ha, khoảng cách trồng 6m x 4 m.
Thời vụ trồng: Nên trồng cây vào hai vụ là vụ thu (tháng 8 – 9) và vụ xuân vào (tháng 3 – 4).
Cách trồng: Trước khi trồng 1 tháng thì tiến hành bón lót cho đất bằng phân chuồng, phân lân và phân xanh. Đào hố trồng có kích thước bằng với kích thước của cây con, đặt cây rồi lấp đất kín bầu, lấy tay ấn chặt. Ngay sau khi trồng cần tiến hành đóng cọc cho cây, tránh trường hợp gió lay ngã cây.
Chăm sóc:
– Tưới nước: Ngay sau khi trồng cần tưới nước cho cây theo chu kỳ 1 ngày/1 lần.
– Bón phân: Trong suốt 3 năm đầu cần pha loãng phân cùng với nước để tưới cho cây theo chu kỳ 6 tháng/1 lần. Kể từ năm thứ 4 trở đi thì 1 năm chia làm 3 lần để bón cho cây.
– Đốn tỉa, tạo hình: Cây có tốc độ sinh trưởng cành và tán vượt trội, do đó để cây sinh trưởng tốt hơn thì cần loại bỏ bớt cành vượt tán, cành yếu, sâu bệnh.
Hình ảnh cây vải
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây vải dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế và mật độ trồng cây vải. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây tuyết sơn phi hổ – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây tuyết sơn phi hổ – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây tiêu – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và hình ảnh
Cây thương lục – Đặc điểm, công dụng, cách dùng, độc tố
Cây thuốc lào – Đặc điểm, cách hút, cách trồng và tác hại
Cây thảo quả là gì? Tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây thài lài – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây tàu bay – Cách phân biệt, tác dụng, cách dùng và độc tố