Cây bánh kem – Đặc điểm, cách dùng và cách trồng
Việt Nam là đất nước có đa dạng các loại trái cây khác nhau, những loại trái cây nhập ngoại khi được gieo trồng ở Việt Nam cũng sinh trưởng rất nhanh chóng. Một trong những giống trái cây lạ, đang dành được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng chính là cây bánh kem. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm phân biệt, cách sử dụng, giá trị kinh tế và cách trồng loại cây này.
Phân biệt cây bánh kem và cây bánh mì
Cây bánh kem có tên tiếng anh là white sapote, đây là một giống cây lạ vừa được du nhập tới nước ta một vài năm trở về đây. Cây có chiều cao khoảng 4 – 6m, những cây giống ghép được bày bán ở các cửa hàng cây cảnh sẽ có chiều cao khoảng 30 – 40cm. Do là giống cây mới nên không phải ai cũng có cơ hội trông thấy hoặc nếm thử mùi vị của nó. Nếu chúng ta trồng cây ghép thì sau khoảng 2 năm cây sẽ bắt đầu ra quả. Lá cây có màu xanh đậm, mỗi lá xẻ thành 5 thùy trông giống hình bàn tay. Hoa bánh kem sẽ mọc ra từ nách lá, mọc tập trung thành chùm với số lượng khoảng 15 – 100 bông hoa.
Quả bánh kem có hình tròn, kích thước lớn, mọng nước, vỏ ngoài có màu xanh đậm, khi chín sẽ chuyển dần sang màu vàng, vỏ mỏng, bên trong có chứa khoảng 1 – 5 hạt. Phần thịt bên trong dạng lỏng, đặc sệt, ăn vào có mùi vị giống bánh kem, mỗi quả sẽ nặng từ 2 – 3 lạng. Có lẽ vì điều này nên người ta đặt luôn cho loại cây này cái tên bánh kem. Cây bánh kem có nguồn gốc từ Mexico, được trồng nhiều ở các nước có nền khí hậu nhiệt đới như Đông Nam Á, Ấn Độ, Mỹ La Tinh, Địa Trung Hải,… Do là giống cây nhiệt đới nên khi tới Việt Nam cây thích nghi rất nhanh.
Cây bánh mì cũng là một cái tên lạ, nhiều người hiểu lầm cây bánh mì và cây bánh kem là cùng một loại. Thực tế, cây bánh mì chính là cây sa kê. Đây cũng là giống cây thân gỗ, thường xanh, chiều cao trong khoảng 8 – 10m, quả mọc ra trực tiếp từ thân, cứ mỗi hoa sẽ hình thành một quả có kích thước to nhỏ khác nhau, bên trong không có hạt. Thời gian ra quả cũng rất dài, từ tháng 11 năm này tới tháng 6 năm sau, mỗi năm cho thu hoạch quả 3 lần. Đây là giống quả đặc ruột, hương vị thơm ngon, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, khi đem nướng sẽ có vị xốp, hơi chua, hương vị khá giống bánh mì nên được đặt tên là cây bánh mì.
Cây bánh kem tứ quý
Cây bánh kem tứ quý cũng là một giống cây mới được du nhập tới Việt Nam. Nếu cây bánh kem thông thường cho quả 1 lần trong 1 năm thì cây bánh kem tứ quý cho quả quanh năm. Tuy nhiên, giống cây này hiện có trữ lượng tại Việt Nam khá ít nên giá thành cũng tương đối cao.
Cây bánh kem ăn như thế nào?
Cây bánh kem là giống cây thích nghi tốt với khí hậu cận nhiệt đới, sinh trưởng khỏe mạnh ở những vùng đất có thiên nhiên khắc nghiệt, khô hạn. Nếu bạn là một người yêu thích các món kem thơm ngon mà lại đang lo ngại hóa chất hay phẩm màu thì chắc chắn loại trái cây này chính là sự lựa chọn tuyệt vời. Nhiều người khi thưởng thức loại trái cây này không chỉ bởi cái tên lạ, hương vị khác biệt mà còn bởi công dụng điều trị bệnh khó tiêu, đầy hơi, táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa thần kỳ của nó.
Nếu bạn là một người đang ở trong giai đoạn giảm cân hay ăn kiêng thì việc sử dụng loại quả này sẽ khiến chúng ta có cảm giác no lâu. Ngoài hàm lượng chất xơ cao thì hàm lượng canxi bên trong cũng rất tốt cho trẻ em và người già. Để chọn mua được những quả ngon, bạn nên mua ở địa chỉ cung cấp trái cây uy tín, những quả có vỏ ngoài nhẵn bóng, không bị sần sùi, hơi ngả sang màu vàng, không bị dập.
Vậy, cây bánh kem ăn như thế nào? Do không phải một sản phẩm trái cây quen thuộc nên nhiều người vẫn chưa biết cách để ăn chúng sao cho phù hợp. Thực tế cách ăn quả bánh kem khá đơn giản. Sau khi thu hoạch nếu quả đã chín mềm thì bỏ trực tiếp vào tủ lạnh, nếu chưa chín thì chúng ta bảo quản ở nhiệt độ phòng. Sau khi bảo quản trong tủ lạnh thì quả sẽ có vị ngọt đậm đà, kết cấu đặc như kem. Lúc này phần thịt bên trong có thể ăn tương tự như kem mà không cần chế biến gì cả. Theo nghiên cứu, phần thịt bên trong của quả bánh kem có chứa hàm lượng cao chất zapo tin có khả năng phòng chống ung thư ruột kết.
Giá trị kinh tế quả bánh kem
Quả bánh kem là loại trái cây lạ có hương vị vô cùng đặc biệt mà rất khó có loại trái cây nào khác có thể so sánh được. Khi chín, thịt quả sẽ đặc sệt và có mùi vị rất giống các loại kem tổng hợp. Theo nhiều nghiên cứu của hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ, bên trong quả bánh kem có chứa hàm lượng cao khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe con người. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao và có mùi vị đặc biệt, giá thành của loại quả này không hề rẻ chút nào. Vì vậy, đây là một giống hoa quả đem lại giá trị kinh tế khá cao cho người trồng.
Quả bánh kem có màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần sang màu hồng trắng, vỏ ngoài mỏng, phần thịt bên trong có màu trắng sữa. Khi ăn vào có vị ngọt, mềm, tan ngay trong miệng, khi đặt trong tủ đá ăn vào có vị tương tự như kem. Đây là giống cây cho năng suất khá cao, sản lượng một hecta mỗi năm có thể lên tới hàng trăm tấn. Thời gian từ khi ra hoa tới khi quả chín sẽ mất khoảng 4 – 5 tháng, sau khi chín sẽ được thu hoạch và bảo quản ở môi trường nhiệt độ phòng trong thời gian ngắn, nếu cấp đông thì có thể bảo quản khoảng 8 – 12 tháng.
Cách trồng cây bánh kem
Cây giống: Để một loại cây sinh trưởng nhanh chóng và cho về năng suất cao thì bước đầu tiên chúng ta phải lựa chọn một giống cây khỏe mạnh. Thông thường, những cây bánh kem giống sẽ được trồng trong các thùng gallon. Trước khi trồng cần kiểm tra kỹ tầng rễ của cây xem có bị thương, sâu bệnh hay côn trùng tấn công không. Nếu không thì sẽ đủ điều kiện trồng.
Khoảng cách trồng: Cây sinh trưởng không quá nhanh chóng, tán cây tỏa không quá rộng. Do đó nếu chúng ta trồng làm cây cảnh quan trong vườn nhà thì nên trồng mỗi cây cách nhau 7m. Bởi nếu cây bị che bóng thì quả sẽ có kích thước nhỏ, hoa ra không được đều.
Đất trồng: Cây thích nghi tốt với hầu hết tất cả các loại đất từ đất đá vôi, đất sét, đất cát.
Vị trí trồng: Nên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh sáng, nơi ấm áp và ít khi bị ngập lụt.
Cách trồng cây bánh kem: Khoanh vùng khu vực trồng cây, đào hai hố trồng có kích thước gấp 3 – 4 lần bầu cây. Một hố sẽ tiến hành trồng cây, một hố sẽ lấp đất lại. Loại cây này không cần bón lót, chỉ cần đặt cây vào hố trồng sao cho cổ rễ bằng với mặt đất và lấp đất lại. Chúng ta vẫn có thể phủ lên trên bề mặt hố trồng một chút phân trộn lẫn cùng với đất vừa đào theo tỷ lệ 1:1. Sau khi đã trồng xong thì tiến hành dùng nước tưới xung quanh gốc, cắm cọc bằng gỗ hoặc tre để cố định cây không bị ngã hay đổ khi có gió đi qua.
Bón phân: Loại cây này không đòi hỏi quá cao về phân bón. Tuy nhiên, để đảm bảo cây sinh trưởng được nhanh chóng thì ngay khi mới trồng xong nên bón cho cây bằng magie, kali kết hợp photphat. Khi cây trưởng thành thì dùng phân bón lá để bón cho cây theo chu kỳ 4 – 6 tháng/1 lần.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm phân biệt, cách sử dụng, giá trị kinh tế và cách trồng cây bánh kem. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây bạch hoa xà – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây bạch hoa xà – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng
+Top 15 loại cây trồng ban công phong thủy chịu nắng tốt
Cây anh đào có trồng ở Việt Nam không? Đặc điểm, ý nghĩa
Cây trường sinh thảo – Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây vải – Đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế và mật độ trồng
Cây tuyết sơn phi hổ – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây tiêu – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và hình ảnh