Cây bạch hoa xà – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Cây bạch hoa xà là giống cây thuốc nam quý của Đông Y Việt Nam. Trước kia cây mọc hoang dại ở nhiều nơi như bờ ruộng, sườn đồi và có trữ lượng khá lớn. Sau này, khi biết được công dụng chữa bệnh thần kỳ của nó, số lượng bạch hoa xà trong tự nhiên đã bị khai thác quá mức dẫn tới việc cạn kiệt. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng cây bạch hoa xà.
Đặc điểm cây bạch hoa xà thiệt thảo
Cây bạch hoa xà có danh pháp khoa học là hedyotis diffusa willd, thuộc họ Rubiaceae (Cà Phê). Trong tự nhiên, cây được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây an điền bò, cây bạch hoa xà thiệt thảo, cây bạch hoa xà hoa trắng,… Đây là giống cây sinh trưởng dạng dây leo, chiều dài trong khoảng 25 – 30cm. Thân cây hình trụ, màu nâu nhạt, cây phân nhiều cành nhánh, cành lá sum suê. Lá cây có nhiều đốt, hình mũi mác, chiều dài trong khoảng 2 – 4cm, chiều rộng khoảng 2 – 3cm, thon hai đầu, mặt trên thô ráp hoặc nhẵn bóng tùy theo môi trường sống, mặt lá dưới có nhiều gân, màu xám nhạt.
Hoa bạch hoa xà có màu trắng hoặc hồng tùy theo giống, hoa thường mọc đơn lẻ chứ không mọc tập trung lại thành chùm giống các loại hoa khác trong họ. Hoa mọc ra từ kẽ lá, quả có hình tròn, là dạng quả khô, bên ngoài có nhiều lá đài bao phủ. bên trong có chứa nhiều hạt cứng. Cây ra hoa và quả quanh năm, do đó ngoài việc trồng để làm thuốc thì nhiều nơi cũng đã sử dụng cây để làm cây cảnh trang trí. Trong tự nhiên, cây thường hay bị nhầm lẫn với các loại cây khác như cây xương cá, cây vương thái tô, cây an điền,…
Tại Việt Nam, cây mọc hoang dại ở khắp nơi, từ miền núi cho tới đồng bằng, từ trong Nam cho tới ngoài Bắc. Trên thế giới, cây sinh trưởng nhiều ở Châu Phi, Indonesia, Nhật Bản, phía Nam của Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ. Thông thường, bộ phận được sử dụng trong y học chính là rễ tươi, khác với các loại dược liệu lấy rễ khác, rễ bạch hoa xà càng để lâu thì càng bị hạn chế về dược tính. Những chiếc rễ bạch hoa xà có đường kính khoảng 3 – 5cm sẽ đủ điều kiện thu hái, khi phơi khô thì rễ sẽ có màu đỏ thẫm, bên ngoài có những khứa dọc màu nâu xám. Khi ăn vào có bị rất hắc, dễ gây buồn nôn, làm phồng da và làm dị ứng da.
Cây bạch hoa xà chữa bệnh gì?
Theo nhiều nghiên cứu, cây hoa bạch hoa xà có chứa hàm lượng cao sitosterol – o – glucose, p.sitosterol, stigmasterol, p.coumaric, oleanolic, deacetyl – asperulosidic, acid asperulosidic, methyl ester, 6.0.p coumaroyl scandosid, scandosid methyl ester, asperulosid,… Theo nhiều nghiên cứu ống nghiệm cho biết, vị thuốc này có công dụng gia tăng khả năng điều hòa miễn dịch, kích thích sự tăng sinh tế bào lách, ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1, ức chế mạnh tế bào bạch cầu đơn nhân, tế bào ung thư bạch cầu hạt, tế bào ung thư lympho. Vậy theo y học cổ truyền, cây bạch hoa xà chữa bệnh gì?
Theo Đông Y, dược liệu bạch hoa xà có tính hàn, vị đắng, ngọt nhẹ, được quy vào kinh Tiểu Tràng, Đại Tràng, Vị. Có công dụng chống u, tán ứ, lợi thấp, giải độc, thanh nhiệt. Chú trị rắn cắn, sởi, đậu. Nước sắc từ cây bạch hoa xà có tác dụng chống viêm nhờ khả năng giúp tăng cường khả năng thực bào. Không chỉ ở Việt Nam, tại Trung Quốc đây chính là vị thuốc điều trị ung thư gan, trực tràng, ung thư dạ dày thời kỳ đầu, đau khớp, đau lưng, côn trùng đốt, rắn cắn, chữa vết thương hở, viêm vùng chậu, viêm đường tiết niệu, viêm amidan, viêm họng, hen suyễn, phế nhiệt.
Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh công dụng tuyệt vời của loại cây này trong việc giải nọc độc rắn, điều trị viêm ruột thừa, giúp ức chế sản sinh tinh dịch, tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận, ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Dịch chiết từ cây bạch hoa xà có khả năng gia tăng sản sinh đại thực bào, ức chế các tế bào ung thư phát triển và di căn, nâng cao hoạt lực của các tế bào lympho B, ức chế được vi khuẩn thương hàn, khuẩn mủ xanh, ức chế tụ cầu khuẩn,…
Cây bạch hoa xà đuôi công có dùng được không?
Cây bạch hoa xà chỉ mới được ứng dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian để chữa các bệnh ngoài da, những vết thương hở hay những vết loét. Thông thường, dân gian sẽ dùng rễ và giã nát thành bột sau đó đắp lên những vết loét hoặc những nơi sưng đau. Nhiều nơi lại dùng rễ bạch hoa xà sắc cùng với nước để bôi lên những vùng bị chốc lở, ghẻ, lang beng, hắc lào. Một số nơi lại sao vàng rễ bạch hoa xà trên chảo nóng và đắp trực tiếp lên da. Do nhựa tiết ra từ cây bạch hoa xà có khả năng làm giảm sự hình thành của sẹo nên một số bộ tộc của Châu Phi đã dùng chất nhựa này vẽ lên người để tạo hình xăm nổi.
Tại một số khu vực của Châu Phi, người dân dùng bột rễ bạch hoa xà trộn vào với nhựa cây để điều trị bệnh hủi, tiếp đó người ta đắp lên trên một lớp lá khô có tên là Nicca. Ngoài ra, tại Nhật Bản và Ấn Độ, người dân lại dùng nước uống từ bột rễ cây cho vào tử cung để làm thuốc sẩy thai, giúp kích thích co bóp tử cung, tuy nhiên biện pháp này thường gây viêm tử cung, dẫn tới tử vong. Tại nước ta, có một loại cây bạch hoa xà được gọi là bạch hoa xà đuôi công. Đây là giống cây nằm trong họ Cà Phê, có tên khoa học là thela coccinea lour.
Cây có hình dáng bên ngoài tương tự cây bạch hoa xà nhưng có kích thước nhỏ hơn, cánh hoa mảnh hơn và phần nhụy hoa có màu hồng nhạt. Vậy, cây bạch hoa xà đuôi công có dùng được không? Thực chất, nhân dân sử dụng loại cây này tương tự như cây bạch hoa xà, thậm chí nhiều nơi còn dùng cả lá cây để điều trị bệnh ngoài da.
Lá cây bạch hoa xà
Cây bạch hoa xà tuy là một loại cây có công dụng chữa bệnh tuyệt vời nhưng nếu sử dụng với liều lượng lớn thì sẽ gây sảy thai và tử vong. Do lo ngại về hàm lượng độc tính từ rễ cây nên nhiều nơi đã tiến hành sử dụng lá cây bạch hoa xà thay thế. Lá bạch hoa xà sau khi rửa sạch, giã nát đắp trực tiếp lên vết thương có khả năng điều trị vết thương hở, vết loét. Một số nơi còn nấu nước từ lá bạch hoa xà để điều trị táo bón. Không những vậy, tại Ấn Độ lá bạch hoa xà có thể ăn được, nấu canh cùng với chanh hoặc dấm. Chỉ cần uống một bát canh bạch hoa xà, sau khoảng 1 giờ sẽ bắt đầu có hiện tượng tiêu chảy, sau đó người sẽ hết mệt mỏi.
Cách trồng cây bạch hoa xà
Giống: Nên chọn những cây bạch hoa xà có rễ lớn, thân cây to, lá không bị sâu bệnh.
Cách trồng cây bạch hoa xà: Chúng ta có thể thực hiện trồng cây bằng phương pháp giâm cành hoặc gieo hạt. Thông thường, người dân thường trồng cây bằng phương pháp gieo hạt. Trước khi trồng thì chúng ta mang hạt ngâm cùng với nước ấm trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó vớt ra, để ráo và trộn cùng với cát khô. Tạo luống trồng cao khoảng 15 – 20cm, gieo vãi hạt và phủ lên trên một lớp đất mỏng. Tưới nước dạng phun sương cho toàn bộ bề mặt trồng và sau khoảng 4 – 5 ngày thì hạt giống sẽ bắt đầu hình thành cây con.
Cách chăm sóc:
– Tưới nước: Nên tưới nước thường xuyên nhưng hạn chế tưới nước quá nhiều khiến cây bị ngập úng.
– Bón phân cho cây theo chu kỳ sinh trưởng của cây: Mỗi hecta nên bón lót khoảng 10 – 15 tấn phân hoai mục, khoảng 400 – 500kg phân hóa học. Hạn chế bón sát gốc khiến cây bị sót và chết non.
Hình ảnh cây bạch hoa xà
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây bạch hoa xà dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng cây bạch hoa xà. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Top 15 loại cây trồng ban công phong thủy chịu nắng tốt
Sinh Vật Cảnh -+Top 15 loại cây trồng ban công phong thủy chịu nắng tốt
Cây anh đào có trồng ở Việt Nam không? Đặc điểm, ý nghĩa
Cây trường sinh thảo – Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây vải – Đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế và mật độ trồng
Cây tuyết sơn phi hổ – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây tiêu – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và hình ảnh
Cây thương lục – Đặc điểm, công dụng, cách dùng, độc tố