Cây anh đào có trồng ở Việt Nam không? Đặc điểm, ý nghĩa
Cây anh đào là giống cây hoa đẹp có nguồn gốc từ Nhật Bản, loại hoa này đang được ưa chuộng trồng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và quả anh đào có ăn được không?
Đặc điểm cây anh đào Việt Nam
Cây anh đào có danh pháp khoa học là prunus cerasoides d. don, tên tiếng Nhật là Sakura, thuộc họ Rosaceae (Hoa Hồng). Đây là giống cây có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản, vì vậy nhiều người gọi Nhật Bản với cái tên “Xứ sở hoa anh đào”. Ngày nay, loài hoa này đang được phân bố rộng rãi ở nhiều nơi như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Hoa Kỳ,… Do có cùng kiểu khí hậu với Nhật Bản nên Hàn Quốc được xem là cái nôi thứ hai của loài hoa này. Tại Việt Nam, hoa anh đào sinh sống tập trung ở Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. Đặc biệt, vùng đất nổi tiếng của Việt Nam trồng giống cây này chính là Đà Lạt.
Tại nước ta, loại hoa này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây mai dại, cây mai anh đào,…. Nhờ đặc điểm bên ngoài và đặc tính sinh trưởng khá tương đồng nhau nên nhiều người vẫn hay nhầm lẫn cây hoa anh đào và cây hoa đào bản địa của nước ta là một. Tại Mỹ, giống hoa anh đào này được trồng nhiều ở Washington D.C, tại Canada hoa anh đào được trồng nhiều ở Vancouver. Giống cây anh đào Việt Nam được trồng cụ thể từ lúc nào, từ bao giờ không ai biết nhưng nó đang ngày càng gắn bó với đất nước của chúng ta.
Đặc biệt, vào những ngày lễ, Tết, bên cạnh sự đua hoa khoe sắc của những chậu đào bích, đào phai thì hoa anh đào cũng là một giống hoa cảnh không thể thiếu tại nhiều gia đình. Những bông hoa anh đào vừa mang vẻ đẹp của hoa hồng lại vừa mang vẻ đẹp của hoa đào đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của các bạn trẻ tới gốc cây chụp ảnh. Hoa anh đào nở liên tục trong suốt khoảng thời gian từ tháng 1 – 3 hằng năm, đây chính là thời điểm diễn ra Tết cổ truyền của Việt Nam. Có lẽ vì điều này nên loại hoa này đang ngày càng được người dân ưa chuộng.
Quả của cây anh đào có ăn được không?
Tại nước ta, quả anh đào chính là loại trái cây có giá thành tương đối cao, thường chỉ dùng cho những gia đình có điều kiện. Đây là loại trái cây có một hạt bên trong giống như mơ, mận, đào, hạnh nhân. Chúng được ăn tươi giống bao nhiêu loại trái cây khác và được ứng dụng để làm salad trong ẩm thực. Tuy nhiên, chúng ta đừng nên nhầm lẫn cây anh đào ăn trái và cây anh đào cảnh. Tuy có sự tương đồng về cái tên nhưng khi nhắc tới cây anh đào, người ta sẽ thường nghĩ ngay tới giống hoa anh đào bởi cây anh đào ăn trái sẽ được gọi bằng một cái tên khác đó là cây cherry.
Quả của cây anh đào có thể ăn được, cây thường sẽ tập trung dinh dưỡng đi nuôi hoa và rất ít khi thấy sự xuất hiện của quả. Trong khi đó quả anh đào (Quả cherry) lại là loại trái cây được ứng dụng phổ biến trong ẩm thực để làm bánh, làm mứt. Theo nhiều nghiên cứu, loại trái cây màu đỏ rực này có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, bao gồm canxi, magie, kali, vitamin C, A và K. Ngoài ra, chúng còn là loại trái cây có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao như beta-carotene, choline.
Chính nhờ những hợp chất hóa học này nên ngoài công dụng trong việc cung cấp các dưỡng chất dinh dưỡng thì quả anh đào còn có khả năng ngăn ngừa bệnh tim, điều trị viêm, giảm đau, chống lại ung thư, cải thiện hiệu quả bệnh gout.
Tác dụng lá cây anh đào
Năm 2014, dược sĩ chuyên khoa cấp II Nguyễn Thọ Biên đã trình bày kết quả nghiên cứu về cây anh đào. Theo đó, giống cây anh đào có nguồn gốc từ Nhật Bản và hiện đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam có nhiều công dụng điều trị bệnh. Tại Đà Lạt, hoa anh đào đã được trồng từ những năm 1930. Càng trở về sau, nhờ vào vẻ đẹp của mình, hoa anh đào đã có mặt ở rất nhiều nơi, từ khu du lịch, khu dân cư, xung quanh hồ, các vườn hoa, đường phố. Loại cây này có hình dáng bên ngoài giống cây đào, hoa lại khá giống mai, nhiều loại lại giống hoa hồng nên được người dân tại đây đặt tên là hoa mai anh đào.
Nghiên cứu của dược sĩ Nguyễn Thọ Biên cho biết, bên trong lá cây anh đào có chứa puddin A, puddin B, flavonoid glycoside, chất đắng hydrogen cyanide, chất chống oxy hóa và nhiều chất chống co thắt khác. Nhờ vậy, lá anh đào có khả năng điều trị bệnh hen suyễn, chữa ho, hạ sốt, giảm đau, điều trị ung thư, cải thiện tiêu hóa, kích thích hô hấp. Ngoài ra, lá anh đào có vị ngọt nhẹ, được người dân sắc thuốc uống để điều vị, một số người còn dùng nước sắc này để lợi tiểu, khử độc và chữa suy thận nhẹ. Tại Huế có một gốc cây anh đào mọc đôi, hoa có chứa hàm lượng cao acid glutamic có khả năng bổ thần kinh và chữa kinh phong ở trẻ em.
Ý nghĩa hoa anh đào
Hoa anh đào chính là biểu tượng của đất nước Nhật Bản, kể cả khi đứng một mình thì cây vẫn rất đẹp. Chính bản thân nó đã mang tới cho con người chúng ta một thông điệp, dù sinh sống trong bất cứ môi trường nào thì con người cũng không bao giờ được bỏ cuộc, không bao giờ được đầu hàng. Với đất nước Nhật Bản, hoa anh đào tượng trưng cho tinh thần của võ sĩ đạo, câu nói “Nếu là hoa, xin là hoa anh đào. Nếu là người, xin là võ sĩ đạo” đã thể hiện rõ được điều đó.
Ý nghĩa hoa anh đào chính là khởi đầu của mùa xuân, thời điểm hoa nở sẽ là thời điểm bắt đầu năm mới. Do đó, loài hoa này mang ý nghĩa về sự khởi đầu mới, một chặng đường mới mà con người phải đi qua. Tại Nhật Bản, hoa anh đào có mặt ở khắp mọi nơi, chúng tượng trưng cho tuổi thanh xuân của người phụ nữ, là biểu tượng của sức sống con người. Hoa anh đào khi tàn sẽ không héo như hoa hồng, không cố gắng bám trụ lấy cành mà sẽ lìa cành ngay. Do đó, những ai đã từng đi qua những con đường ngập tràn sắc hồng của hoa anh đào chắc chắn sẽ không thể nào quên được. Chính nhờ những yếu tố này đã giúp hoa anh đào trở thành quốc hoa Nhật Bản, một nét đẹp du lịch khiến du khách khó lòng quên được.
Ý nghĩa hoa mai anh đào tại Việt Nam
Hoa mai anh đào tại Việt Nam chính là biểu tượng của sự nhẫn nại, sự khiêm nhường. Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào sẽ được tặng cho người dân của nước khác như một niềm hy vọng có thể chung sống với nhau thật vui vẻ. Còn tại những vùng trồng hoa anh đào ở Việt Nam lại xem loài hoa này như một món ăn thường nhật, cánh hoa có thể được ăn cùng với cơm nắm, làm mứt. Hoa anh đào vừa có hương, vừa có sắc, cũng vừa mang trong mình những ý nghĩa tuyệt vời nên thật không bất ngờ khi chúng lại được nhiều người Việt Nam yêu quý tới vậy.
Hoa anh đào có trồng được ở Việt Nam không?
Không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa của Nhật Bản, hoa anh đào cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa khi ở Việt Nam. Vậy, hoa anh đào có trồng được ở Việt Nam không? Tại Đà Lạt, nơi mà trồng anh đào hơn trăm năm qua, hoa anh đào được gọi là mai anh đào. Hoa mai anh đào tại Việt Nam có một sức hấp dẫn kỳ lạ, cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhiều nhà báo cũng đã nhận xét, Đà Lạt có nhiều hoa nhưng chưa loài hoa nào lại nở sớm, nở nhiều hoa và đẹp như hoa anh đào. Do đó, nếu muốn ngắm vẻ đẹp của hoa anh đào, chẳng cần đi đâu xa, ngay tại Việt Nam cũng có những gốc hoa anh đào đẹp mắt, rực rỡ sắc hồng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây anh đào, ý nghĩa, cách trồng và quả anh đào có ăn được không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây trường sinh thảo – Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây trường sinh thảo – Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây vải – Đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế và mật độ trồng
Cây tuyết sơn phi hổ – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây tiêu – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và hình ảnh
Cây thương lục – Đặc điểm, công dụng, cách dùng, độc tố
Cây thuốc lào – Đặc điểm, cách hút, cách trồng và tác hại
Cây thảo quả là gì? Tác dụng, cách trồng và hình ảnh