Cây cần tây – Tác dụng, cách sử dụng, tác hại và cách trồng

Cây cần tây là giống cây có nhiều công dụng trong đời sống, giống cây này được giới y học đánh giá rất cao về hàm lượng dinh dưỡng và dược tính chữa bệnh bên trong. Hiện nay, loại rau này xuất hiện phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình. Đọc ngay để tìm hiểu về tác dụng, cách sử dụng, tác hại và cách trồng cây cần tây. 

Nội Dung Chính

Cây cần tây có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây cần tây có chứa 95% là nước. Do đó, nhiều người thường có suy nghĩ cây không có chứa hàm lượng dinh dưỡng nào cả. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy, loại cây này có chứa hàm lượng cao khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe con người. Cây cần tây có chứa hàm lượng cao phốt pho, magie, mangan, canxi, choline, folate, kali, vitamin C, vitamin B, vitamin A, vitamin K. Ngoài ra, loại thực phẩm này có chứa hàm lượng calo khá thấp, trong 1 cây cần cây cắt nhỏ chỉ chứa khoảng 3g carbohydrate và carb, tuy nhiên trong đó lại có chứa tới 50% là chất xơ.

Cây cần tây có tác dụng gì?

Cây cần tây có tác dụng gì?

Được sử dụng phổ biến trong bữa ăn, vậy cây cần tây có tác dụng gì? Cây cần tây có chứa các hợp chất hóa học giúp chữa lành các tổn thương mô, tăng sức khỏe cơ, tăng cường hoạt động của các dây thần kinh, giữ huyết áp ở mức ổn định và chống lại bệnh tật. Việc ăn rau cần tây thường xuyên còn có khả năng phòng ngừa bệnh viêm khớp, tim mạch, ung thư, chống lại các tác hại của gốc tự do, hỗ trợ sức khỏe toàn diện, kháng viêm, giảm lượng lipid máu, cải thiện và duy trì sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol, kiểm soát chỉ số huyết áp cao mãn tính, phòng bệnh tim mạch vành, chống lại bệnh tăng huyết áp. 

Không chỉ dừng lại ở đó, việc ăn rau cần tây mỗi ngày còn có khả năng giảm sự phát triển của vi khuẩn, giảm lượng mỡ nguy hiểm tích tụ trong gan, bảo vệ thành ống tiêu hóa khỏi tình trạng lở loét, giảm hình thành các vết loét gây đau đớn, tăng cường sản xuất nước tiểu, giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ điều tiết lượng chất lỏng trong cơ thể, phòng tránh bệnh rối loạn bàng quang, u nang, bệnh thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, đánh bại các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn trong ống tiêu hóa, phòng ngừa nhiễm trùng ống tiết niệu. 

Một công dụng tuyệt vời của loại cây này đang được đánh giá rất cao chính là bảo vệ cơ thể khỏi ung thư và hỗ trợ giảm cân.

Công dụng nước ép cần tây

Nước ép cần tây chính là loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ, vitamin, dinh dưỡng và khoáng chất cao. Việc sử dụng nước ép thường xuyên sẽ có công dụng làm sáng da, ngăn ngừa nếp nhăn, ngăn ngừa các tổn thương da, dưỡng ẩm cho da, điều trị cao huyết áp, cung cấp dưỡng chất giúp hệ xương chắc khỏe, ngăn chặn các bệnh về răng miệng và ngăn chặn gia tăng mỡ trong máu.

Công dụng nước ép cần tây

Công dụng nước ép cần tây

Cách chế biến bột cần tây

Ngoài việc uống nước ép cần tây thì bột cần tây cũng là loại thực phẩm được rất nhiều anh chị yêu thích và thường xuyên sử dụng. Cách chế biến bột cần tây như sau: 

Nguyên liệu: Máy xay, máy khử nước tách bột, lọ thủy tinh bảo quản bột sau chế biến, 1kg cây cần tây tươi trồng tự nhiên. 

Quy trình: 

Bước 1: Rửa sạch cần tây dưới vòi nước sạch và ngâm chúng trong nước muối loãng khoảng 3 – 5 phút. Chần sơ cần tây qua nước sôi để màu cần tây được đẹp hơn. 

Bước 2: Nên thái cần tây thành hai phần thân và lá riêng biệt, thái nhỏ khoảng 2 – 3cm để khi sấy khô nhanh chóng hơn. Nên sấy hoặc phơi khô trong khoảng 6 – 8 tiếng đồng hồ. Nên trở hai mặt cần tây liên tục, tránh tình trạng cần tây bị chồng chéo lên nhau. 

Bước 3: Cho toàn bộ cần tây vừa phơi khô và cho vào máy xay để xay thành bột mịn. Để bột cần tây được lâu và sử dụng trong thời gian dài, bạn nên cho chúng vào lọ thủy tinh có nắp đậy kín.

Cách chế biến bột cần tây

Cách chế biến bột cần tây

Uống nước ép cần tây đúng cách

Để cần tây phát huy được hết những công dụng tuyệt vời của chúng thì chúng ta cần uống nước ép cần tây đúng cách. 

Thời điểm tốt nhất để uống nước ép cần tây: Nên uống vào sáng sớm, khi bụng đang đói, có thể uống một ly nước ấm hoặc nước chanh trước đó 15 – 20 phút. Do nước ép cần tây có chứa hàm lượng calo thấp nên chúng ta vẫn cần ăn sáng để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Để cơ thể hấp thụ được hết dưỡng chất có bên trong cây cần tây, chúng ta cần ăn sau khi uống khoảng 30 phút.

Liều lượng: Chúng ta nên uống mỗi ngày khoảng 500ml nước ép cần tây, uống 2 lần vào sáng và tối, uống trước bữa ăn. Đặc biệt, những người bị mắc các bệnh mãn tính nên uống với liều lượng cao hơn. 

Thời gian: Nhiều người có thói quen ép nước cần tây một lần và cho vào tủ lạnh dùng dần. Tuy nhiên, nước ép cần tây chỉ tốt nhất khi vừa mới ép xong. Dù cho chúng ta bảo quản trong tủ lạnh thì các dưỡng chất bên trong cũng đã không còn nhiều. 

Uống nước ép cần tây đúng cách

Uống nước ép cần tây đúng cách

Những người không nên uống cần tây

Không phải ai uống cần tây cũng tốt, nhóm những người không nên uống cần tây bao gồm: 

Nam giới trong độ tuổi sinh sản: Khi ăn nhiều cần tây, đối tượng này sẽ bị giảm số lượng tinh trùng rõ rệt, tuy nhiên chỉ sau vài tuần ngừng ăn thì tình trạng này sẽ được phục hồi.

Phụ nữ đang mang thai: Khi sử dụng cần tây sẽ khiến cho tử cung bị kích thích dẫn đến việc gia tăng co bóp, gây bất lợi với cả mẹ và thai nhi.

Người mắc bệnh ngoài da: Cần tây không phù hợp cho những người đang mắc phải một số những bệnh về da như vẩy nến, lở loét, ngứa da.

Người bị huyết áp thấp: Khi uống nước ép cần tây sẽ gây nên tình trạng hạ huyết áp đột ngột.

Người đang mắc bệnh thận: Uống nhiều nước ép cần tây thì có thể gây suy giảm chức năng thận và gây căng thẳng cho thận.

Những người không nên uống cần tây

Những người không nên uống cần tây

Thực đơn 7 ngày uống nước ép cần tây

Thực đơn 7 ngày uống nước ép cần tây:

Ngày 1: Nước ép cần tây, táo, chanh và rau mùi.

Ngày 2: Nước ép cà chua.

Ngày 3: Sinh tố dâu tây, dưa chuột, chanh và hạnh nhân.

Ngày 4: Nước ép lựu.

Ngày 5: Nước ép rau bina và táo.

Ngày 6: Nước ép chanh gừng.

Ngày 7: Nước ép cà rốt, cam.

Thực đơn 7 ngày uống nước ép cần tây

Thực đơn 7 ngày uống nước ép cần tây

Tác hại của nước ép cần tây

Cây cần tây là một loại thực phẩm được dùng phổ biến cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này một cách an toàn, tác hại của nước ép cần tây chính là: 

– Tăng nguy cơ bị bướu cổ.

– Khiến da nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời.

– Không tốt cho người huyết áp cao.

– Tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm.

– Giảm khả năng sinh sản.

Tác hại của nước ép cần tây

Tác hại của nước ép cần tây

Cách trồng cây cần tây

Để trồng cây cần tây cho chất lượng cao và năng suất tốt thì chúng ta cần thực hiện đúng kỹ thuật sau: 

Thời tiết, nhiệt độ: Cây sinh trưởng tốt vào mùa lạnh, khi thời tiết mát mẻ, nhiệt độ thích hợp là vào mùa hè và đầu mùa xuân. 

Đất trồng: Cây không sống được trên đất phèn hay đất nhiễm mặn, sinh trưởng tốt trên đất giữ ẩm tốt, nhiều dinh dưỡng. 

Địa điểm trồng: Nên trồng cây trên những cánh đồng có không gian rộng lớn, nếu trồng tại nhà thì nên trồng trên các giá thể đặt tại những khu vực có nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng không quá gay gắt. 

Đất trồng: Trước khi trồng cần tây khoảng 10 – 15 ngày nên bón lót cho cây thật kỹ bằng vôi bột, đất trồng cần được cày bừa thật kỹ và dọn sạch cỏ rác, phơi ải.

Cách trồng cây cần tây

Cách trồng cây cần tây

Cách trồng cây cần tây như sau: Ngâm hạt giống cần tây trong nước ấm khoảng 16 – 20 giờ. Vớt hạt ra ngoài và ủ trong khăn ấm khoảng 1 ngày. Gieo hạt giống cần tây thẳng hàng với nhau theo độ sâu 1cm, mỗi hàng cách nhau 5 – 10cm. Phủ lên trên bề mặt một lớp đất mỏng sau đó phủ thêm 1 lớp rơm rạ để giữ ẩm cho đất. Ngay sau khi gieo hạt khoảng 5 – 7 ngày thì hạt nảy mầm và sinh trưởng thành cây con. 

Trong vòng 2 tuần sau khi gieo hạt cần che đậy tạo độ râm mát để thúc đẩy việc nảy mầm. Tưới đủ nước 1 ngày 2 lần vào sáng và tối.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tác dụng, cách sử dụng, tác hại và cách trồng cây cần tây. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây cẩm thạch hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa

Sinh Vật Cảnh -