Cây ca cao – Thị trường, giá trị kinh tế, cách trồng và chăm sóc
Cây ca cao là giống cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế khá cao cho người nông dân. Giống cây này đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu ca cao hàng đầu thế giới, cùng với sự phát triển của ca cao, các thương hiệu socola Việt ra đời ngày càng nhiều. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về thị trường ca cao Việt Nam, giá trị kinh tế, cách trồng và cách chăm sóc ca cao trồng ở Bến Tre.
Thị trường ca cao Việt Nam
Những năm trở lại đây, những thương hiệu socola tới từ Việt Nam đã không còn quá xa lạ đối với những người yêu thích socola trong và ngoài nước. Socola Việt Nam có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, chúng có mặt ở trung tâm thương mại đồ cao cấp tại Galerie Lafayettes ở kinh đô ánh sáng Paris, trên các con phố của Nhật Bản, khắp các phòng trà của Luân Đôn. Theo nhiều nhà sáng chế của các thương hiệu socola quốc tế, “Hương vị ca cao không phải ở đâu cũng có được”. Hạt ca cao Việt Nam được quốc tế đánh giá và loại ca cao có hương vị đặc biệt hơn rất nhiều so với ca cao thế giới.
Cây ca cao được trồng ở nước ta từ những năm 1945, do hậu quả của chiến tranh, kỹ thuật trồng và chăm sóc còn lạc hậu nên cây ca cao không mang về cho người nông dân được nhiều lợi nhuận như hồ tiêu hay cà phê. Sau này, các quan chức tại nước ta tham vọng đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu ca cao hàng đầu thế giới nên vào năm 2012, Bộ Nông Nghiệp và PTNT đã tiến hành triển khai Nghị Định để quy hoạch và phát triển những vùng trồng ca cao bền vững. Cây ca cao được trồng chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Sản lượng ca cao và diện tích trồng tăng liên tục qua các năm, tuy nhiên từ năm 2013 trở về đây diện tích liên tục giảm mạnh, hiện chỉ còn chưa đến 5000ha.
Từ trước tới nay, thị trường ca cao Việt Nam và cà phê Việt Nam luôn cạnh tranh nhau. Hai loại cây này được trồng trong cùng một môi trường sống. Sự cạnh tranh của hai thị trường này dẫn tới việc một quốc gia khó có thể vừa là quốc gia xuất khẩu ca cao đứng đầu vừa là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng đầu cùng lúc. Chắc chắn một thị trường sẽ chiếm ưu thế hơn. Tuy nhiên, tại Việt Nam đã chọn thị trường cà phê bởi Việt Nam không phải nước sử dụng socola lâu đời. Ngoài ra, các diện tích trồng ca cao cũng cạnh tranh gay gắt với cà phê nên ngành trồng ca cao khó có thể lấy được chỗ đứng.
Giá trị của cây ca cao
Sau nhiều năm thử nghiệm, cây ca cao đã được rất nhiều người chú ý tới bởi hiệu quả mà chúng mang lại vốn dĩ không hề thua kém cây cà phê. Các tỉnh miền Đông và Tây Nguyên đã đưa loại cây này vào cánh đồng liên kết. Nhiều người còn tiếc vì lâu năm không mấy quan tâm tới giống cây này. Do đặc tính yêu thích bóng râm nên đây cũng là đối tượng trồng xen canh yêu thích của người nông dân. Tại Bến Tre, các dự án trồng xen canh cây ca cao cùng với cây dừa cũng đã ra đời, có thời điểm diện tích trồng xen canh 2 loại cây này lên tới 10.000ha. Tuy nhiên, do rất nhiều nguyên nhân đã dẫn tới việc diện tích này ngày càng giảm sút, tới thời điểm hiện tại chỉ còn hơn 5000 ha.
Tại Đồng Nai, người dân đã tự thành lập nhiều hợp tác xã trồng ca cao xen canh cùng với cây điều. Với mỗi hecta trồng xem canh ca cao sẽ cho thu về hơn 10 tấn trái ca cao tươi mỗi năm. Với giá bán khoảng gần 7 nghìn đồng/1kg như thời điểm hiện tại thì 1 hecta người nông dân đã cho thu về gần 70 triệu đồng. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, những năm gần đây, giá ca cao luôn ở trong mức cao, trung bình khoảng 5.500 đến 6.000 đồng/1kg trái tươi, 65.000 đồng – 67.000 đồng/1kg hạt khô, thu nhập bình quân trên mỗi hecta ca cao xen dưới tán vườn đạt gần 50 triệu đồng/năm.
Các loại cây ca cao giống
Chất lượng của hạt ca cao hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố trồng và chăm sóc cây ca cao, trong đó giống ca cao chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Các loại cây ca cao giống phổ biến hiện nay bao gồm:
Giống ca cao forastero: Đây là giống cây ca cao có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon, hạt có màu tím đỏ, khả năng kháng sâu bệnh ở mức cao. Chocolate được sản xuất từ hạt ca cao forastero sẽ ít đắng hơn, ít acid hơn và ít chát hơn.
Giống ca cao criollo: Đây là giống cây ca cao có nguồn gốc từ Châu Mỹ. Hạt ca cao có màu trắng hoặc vàng pha tím nhạt. Đây là giống có giá thành cao nhưng cây cho năng suất thấp, dễ bị sâu bệnh tấn công. Đây là giống cây ca cao có khả năng tạo ra những hương vị đặc trưng, kích thích vị giác.
Giống cacao trinitario: Đây là giống cây ca cao có nguồn gốc từ Trinidad, giống ca cao này được lai tạo từ hai giống forastero và criollo. Hạt có màu trắng và có khả năng chống chịu sâu bệnh ở mức trung bình. Ngoài 3 giống ca cao như trên thì nhiều giống con lai đã nhân giống thành công thông qua sự chọn lọc và nghiên cứu thời gian dài.
Kỹ thuật trồng cây ca cao
Thời vụ trồng: Nên trồng cây vào đầu mùa mưa, mật độ trồng trong khoảng 3x3m, kích thước hố trồng khoảng 50x50x50cm và nên chuẩn bị hố trồng trước 2 tuần.
Đất trồng: Nên trồng cây trên tầng canh tác dày, những nơi có tỷ lệ thoát nước tốt, đất tơi xốp, mực nước ngầm sâu.
Kỹ thuật trồng cây ca cao: Trước khi trồng cần tiến hành bón lót cho cây bằng phân chuồng hoai mục và vôi bột. Đặt cây vào chính giữa hố, rạch bầu cây nhẹ nhàng để hạn chế làm vỡ bầu cây. Tiếp đó lấp đất cao hơn cổ rễ sao cho khi mưa xuống không làm ngập gốc. Trong điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng, cây ca cao thường được trồng xen canh với các loại cây khác để hạn chế tầng canh tác mỏng, thủy cấp cao, ngập lũ, hạn hán kéo dài.
Nếu chúng ta không trồng xen canh ca cao với các loại cây khác thì cần tiến hành che phủ cho cây trong suốt 1 năm đầu. Nên che phủ khoảng 75% ánh nắng, tưới nước thường xuyên để hạn chế cây ngập úng. Sau khi trồng cây 1 tháng thì nên phun thuốc trừ mối quanh gốc cây.
Cây ca cao có trồng được ở miền Bắc không?
Việt Nam được đánh giá là một nước sản xuất ca cao có hương vị tốt nhất thế giới. Khi nhu cầu về ca cao ngày càng mạnh, các mạng lưới thu mua phủ rộng ở các vùng ca cao. Chính vì vậy, việc cây ca cao có trồng được ở miền Bắc không đang được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, nước ta chỉ có 3 vùng trồng ca cao chính là đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Miền Bắc là nơi có khí hậu và thổ nhưỡng không phù hợp khi trồng loại cây này.
Chăm sóc ca cao giống Bến Tre
Bến Tre là một tỉnh có diện tích trồng ca cao lớn nhất cả nước. Do đó, cách chăm sóc ca cao giống Bến Tre được rất nhiều người nông dân tại đây quan tâm.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây ca cao: Cây yêu cầu hàm lượng dinh dưỡng đa dạng, nhu cầu khá cao về trung, vi lượng. Nhu cầu dinh dưỡng của ca cao tăng theo tuổi cây và mức năng suất.
Bón phân: Nên bón phân tổng hợp cho cây vào giai đoạn vườn ươm, giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn ra hoa, đậu quả.
Phòng trừ sâu bệnh hại ca cao: Nên chú ý các loại sâu ăn lá, bọ xít muỗi, rệp muội. Khi phát hiện sâu bệnh cần phun thuốc phòng trừ ngay lập tức.
Hình ảnh cây ca cao
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây ca cao dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về thị trường ca cao Việt Nam, giá trị kinh tế, cách trồng và cách chăm sóc cây ca cao Bến Tre. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây bướm đêm – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây bướm đêm – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây bồ quân – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây bình an hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách trồng, cách chăm sóc
Cây bầu đất ăn có tốt không? Đặc điểm, tác dụng, cách trồng
Cây bánh kem – Đặc điểm, cách dùng và cách trồng
Cây bạch hoa xà – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng
+Top 15 loại cây trồng ban công phong thủy chịu nắng tốt