Cây cẩm lai – Đặc điểm, phân loại, đặc tính gỗ cẩm lai đỏ
Cây cẩm lai là giống cây được trồng phổ biến ở nước ta với mục đích phủ xanh đất trống và đồi trọc. Đây cũng là một trong những loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế khá cao. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, phân loại, đặc tính gỗ và thời gian thu hoạch của cây cẩm lai.
Đặc điểm cây cẩm lai rừng
Cây cẩm lai rừng là giống cây lâm nghiệp được trồng phổ biến ở nước ta để khai thác gỗ, loại cây này còn được biết tới với tên gọi cây trắng lai. Cây cẩm lai rừng có danh pháp khoa học là dalbergia bariensis pierre hoặc dalbergia ohveri gamble ex prain, thuộc họ thực vật Fabaceae (Đậu). Đây là giống cây được tìm thấy nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia. Tại nước ta, loại cây này phân bố nhiều ở Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh, Đăk Lăk, Kon Tum, Gia Lai và các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên.
Cây cẩm lai rừng thuộc giống cây thân gỗ, vỏ ngoài có màu xám tro, nhẵn bóng, không hề bị nứt hay tróc vảy. Khi cây trưởng thành, giống cây này có thể đạt chiều cao lên tới 25m, đường kính thân sát gốc khoảng 40 – 60cm. Lá cẩm lai mọc cách xa nhau, lá cây thuộc dạng lá kép lông chim, chiều dài của một chiếc lá trưởng thành trong khoảng 18 – 20cm, cuống dài. Một chiếc lá trưởng thành sẽ có khoảng 7 – 9 lá chét hình trứng, nhọn một đầu. Đây thuộc dạng cây thường xanh có tán lá khá rộng, nhìn từ xa trông giống một chiếc dù lớn.
Cây cẩm lai có nhiều cành nhánh, hoa thường mọc ra nhiều ở nách lá hoặc đầu cành, bông hoa có kích thước nhỏ, có nhiều màu sắc từ trắng cho tới lam và thay đổi theo môi trường sống. Quả cẩm lai là loại quả đậu, dẹt, bên trong chứa hạt, mỗi quả sẽ chứa khoảng 1 hạt. Hạt sẽ có màu đen, nhẵn bóng, dẹt. Cây cẩm lai được xếp vào giống cây gỗ quý hiếm và ứng dụng được rất nhiều trong ngành nghề trong cuộc sống. Đây là loại gỗ có chất lượng tốt, giá trị cao, và có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
Cây cẩm lai có mấy loại?
Cây cẩm lai được xếp vào nhóm các loại gỗ có giá trị cao, gỗ nặng, dựa vào kích thước của gỗ. Chính vì vậy, việc cây cẩm lai có mấy loại được rất nhiều người quan tâm. Cây cẩm lai được chia thành 3 loại chính đó cây cẩm lai xanh, cây cẩm lai đen và cẩm lai đỏ.
Cẩm lai đỏ: Đây là giống cây quý hiếm, giá trị của cây phụ thuộc vào đường kính của thân và tuổi thọ của cây. Giống cây này cho gỗ khá cứng, kết cấu gỗ vô cùng chắc chắn. Đây là giống gỗ có giá thành cao nhất trên thị trường gỗ cẩm lai. Cũng giống như tên gọi, thịt gỗ có màu đỏ trông rất bắt mắt và thu hút.
Cẩm lai đen: Đây là giống cây cho phần thịt gỗ bên trong có màu xám nâu, bề mặt gỗ nhẵn bóng và không cần nhờ tới sơn bóng. Giống gỗ này có khả năng xua đuổi côn trùng một cách hiệu quả. Đường vân gỗ cẩm lai đen vô cùng ấn tượng, những sản phẩm làm từ gỗ cẩm lai đen đều tạo nên một vẻ đẹp phá cách.
Cẩm lai xanh: Đây là giống cây cẩm lai cho gỗ có màu tím xanh, màu sắc gỗ đồng đều, khá đẹp mắt. Tùy theo điều kiện thời tiết mà cây có khả năng biến đổi màu sắc. Đây chính là giống gỗ ít khi bị cong vênh, cứng và không hề bị biến dạng khi gặp điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Lúc mới khai thác, loại gỗ này sẽ có màu vàng, sau đó chuyển dần sang màu tím xanh.
Cây cẩm lai cổ thụ cao tuổi nhất Việt Nam
Do là giống cây quý hiếm nên có rất nhiều người quan tâm với những cây cẩm lai cổ thụ cao tuổi nhất Việt Nam. Hiện nay, cây cẩm lai có tuổi thọ cao nhất Việt Nam chính là cây nằm trong rừng Thác Mai tại Bà Rịa Vũng Tàu. Giống cây này đã có tuổi thọ hơn 100 năm và hiện đang được bảo tồn tại đây.
Đặc tính gỗ cây cẩm lai đỏ
Tại thị trường Việt Nam, gỗ cẩm lai chính là giống gỗ quý được ưu tiên sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực từ đồ nội thất trong gia đình cho tới những đồ thủ công mỹ nghệ. Đây là một trong những loại gỗ được anh em trong nghề đánh giá khá cao và được rất nhiều gia đình yêu thích lựa chọn làm sản phẩm nội thất trong nhà. Gỗ cẩm lai được trồng nhiều ở vùng Nam Bộ và Tây Nguyên của nước ta. Gỗ cẩm lai có chất gỗ khá đanh, đường vân gỗ đẹp, được nhiều anh em trong nghề đánh giá cao về chất lượng vượt trội, màu sắc đẹp mắt vượt thời gian.
Theo nhiều chuyên gia đánh giá, dòng gỗ cẩm lai có tốc độ sinh trưởng khá chậm, số lượng gỗ trong tự nhiên đã không còn nhiều. Đặc biệt là giống gỗ cẩm lai đỏ. Theo bảng phân bố gỗ tại Việt Nam, gỗ cẩm lai được xếp vào nhóm gỗ IA, đây là nhóm gỗ quý hiếm và cần phải bảo tồn. Nhiều người không phân biệt được các màu sắc của gỗ cẩm lai nên thường gọi tên chúng theo nguồn gốc như gỗ cẩm lai Việt Nam, gỗ cẩm lai Lào hay gỗ cẩm lai Nam Phi. Gỗ cây cẩm lai đỏ được xem là giống gỗ cẩm lai có giá trị kinh tế cao nhất, được ứng dụng trong việc làm đồ nội thất, mùi thơm của gỗ mang tới cho con người sự thư giãn, thoải mái.
Trái cây cẩm lai
Theo nhiều cuốn sách y học cổ đã ghi chép lại công dụng của cây cẩm lai. Giống thực vật này không chỉ có công dụng thu hái gỗ mà còn được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh trên thế giới. Trái cây cẩm lai thường bị người dân bỏ đi sau khi đã thu hái gỗ, tuy nhiên loại trái cây này lại được người dân Nam Phi ứng dụng trong việc điều trị bệnh lỵ, rối loạn tiêu hóa, được sử dụng trong bệnh về máu, hạ sốt, kích thích tình dục, trừ giun sán, làm se, long đờm, chảy máu, giang mai, rối loạn mạch máu não, xuất huyết mắt, chảy máu cam, các vấn đề dạ dày, nóng rát, ghẻ, điều trị các rối loạn về máu.
Lá cây cẩm lai
Chiết xuất từ lá cây cẩm lai có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh phong, làm thuốc lợi tiểu, chữa trị bệnh lậu, làm nước súc miệng, được sử dụng như chất chống viêm và trị viêm khớp. Nước sắc từ lá cẩm lai cũng được người dân Nam Phi và Lào dùng để điều trị các bệnh ngoài da, chốc, lở,…
Cây cẩm lai trồng bao lâu thu hoạch?
Cây cẩm lai là giống cây có tuổi thọ cao, tốc độ sinh trưởng khá chậm. Vì vậy, cây cẩm lai trồng bao lâu thu hoạch được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, để một cây cẩm lai đủ thời gian thu hoạch thì chúng ta cần trồng cây tối thiểu 30 năm. Để thu hoạch được một cây có chất lượng gỗ và năng suất ở mức tốt nhất thì chúng ta cần trồng cây khoảng 50 – 60 năm. Giống thực vật này ưa thích ánh sáng tự nhiên, có khả năng chịu được nóng tốt, do đó chúng ta cần trồng cây trên đất feralit xám, đất phù sa cổ, đất đá bazan.
Hiện tại, giá bán gỗ cẩm lai đang giao động ở mức tương đối cao, tối thiểu là 70 triệu đồng cho 1 m3 gỗ. Chính vì vậy, đây là giống cây lâm nghiệp giúp thu hồi vốn cao nhất, chúng được xếp vào nhóm gỗ ngoại hạng. Càng những cây có giá thành cao càng có giá trị cao, giá trị mỗi khối gỗ cẩm lai chất lượng cao có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Việc phát triển và nhân rộng mô hình trồng cây cẩm lai làm trụ cho các loài cây công nghiệp khác như tiêu, hồi,… không chỉ giúp nâng cao lợi ích kinh tế mà còn giúp các cánh rừng được phục hồi và hạn chế xâm hại cạn kiệt.
Hình ảnh cây cẩm lai
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây cẩm lai dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, phân loại, đặc tính gỗ và thời gian thu hoạch của cây cẩm lai. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây ca cao – Thị trường, giá trị kinh tế, cách trồng và chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây ca cao – Thị trường, giá trị kinh tế, cách trồng và chăm sóc
Cây bướm đêm – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây bồ quân – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây bình an hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách trồng, cách chăm sóc
Cây bầu đất ăn có tốt không? Đặc điểm, tác dụng, cách trồng
Cây bánh kem – Đặc điểm, cách dùng và cách trồng
Cây bạch hoa xà – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng