Cây dạ cẩm là gì? Phân loại, tác dụng và hình ảnh
Cây dạ cẩm là loại thực vật mọc hoang dại nhiều ở khu vực miền núi, đây là giống cây được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền với công dụng điều trị dạ dày. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, phân loại, tác dụng và hình ảnh cây dạ cẩm.
Cây dạ cẩm là cây gì?
Cây dạ cẩm có tên gọi khác là cây chạ khẩu cắm, đứt lướt, đất lượt, loét mồm,… Loại cây này thuộc họ Cà Phê, có danh pháp khoa học là hedyotis capitellata wall. Đây là giống cây thân thảo, mọc tập trung lại thành bụi và bám lên các cây khác để sinh trưởng. Nhiều người thường thắc mắc không biết cây dạ cẩm là cây gì? Thực tế, loại cây này là giống cây mọc hoang dại nhiều ở khu vực trung du và miền núi. Cây dạ cẩm có chiều dài khoảng 1 – 4m, cây non sẽ có màu xanh hoặc tím, vỏ ngoài nhẵn bóng, có nhiều lông, khi già sẽ chuyển dần về màu xám trắng, thân cây sần sùi và không có lông.
Lá dạ cẩm thường mọc đối xứng hai bên, lá thuộc dạng lá đơn, hai bề mặt lá không nhẵn bóng mà có nhiều nốt nhỏ sần sùi, lông có kích thước ngắn, lá có màu xanh thẫm. Mặt sau của lá có nhiều lông và dày hơn, cuống lá ngắn. Hoa dạ cẩm mọc tập trung thành cụm, có hình sim, một cụm hoa thường có khoảng 6 – 12 bông hoa. Hoa dạ cẩm có màu vàng hoặc trắng, cánh hoa hơi xoăn ra phía ngoài. Quả có hình tròn, bên ngoài có nhiều nốt sần sùi, khi khô sẽ tự động nứt vỏ và phát tán những hạt nhỏ màu đen bên trong ra ngoài môi trường.
Mùa hoa thường bắt đầu vào tháng 4 và tàn vào tháng 11 hằng năm, mùa quả trong khoảng tháng 11 – 12. Tại nước ta, cây dạ cẩm phân bố rộng khắp ở khu vực Hà Nội, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng. Giống cây này ưa độ ẩm, yêu thích ánh sáng và có thể chịu được bóng râm trong thời gian dài. Cũng chính vì đặc tính sinh trưởng này nên chúng thường mọc hoang dại nhiều ở trong các khóm cây bụi, ven bờ nương rẫy, ven đồi, ven nương. Giống cây này cho thu hái quanh năm, chúng ta có thể sử dụng được toàn bộ phần thân cây sinh trưởng trên mặt đất.
Cây dạ cẩm có mấy loại?
Hiện nay, trên thế giới có 4 loại cây dạ cẩm khác nhau, bao gồm: Cây dạ cẩm thân xanh có lông, cây dạ cẩm thân xanh không lông, cây dạ cẩm thân tím có lông và cây dạ cẩm thân tím không lông. Vậy, tại nước ta cây dạ cẩm có mấy loại? Tại nước ta, hiện tại chỉ có duy nhất giống cây dạ cẩm thân tím mà thôi. Màu của cây có thể thay đổi theo mùa, vì vậy người ta thường lầm tưởng có hai loại cây dạ cẩm.
Dạng chế biến của cây dạ cẩm tím
Cây dạ cẩm là giống thực vật có sức sống vô cùng mạnh mẽ, sinh trưởng tươi tốt quanh năm. Do đó, chúng ta có thể thu hoạch cây trong mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, theo một số kinh nghiệm của người dân trồng dạ cẩm cho biết, để cây cho chất lượng thành quả sau thu hoạch tốt nhất thì chúng ta cần thu hoạch trước khi cây bắt đầu ra hoa, khoảng tháng 5 – 7 là thời điểm phù hợp nhất, lúc này lá sẽ có kích thước rất dày, phần thân mập mạp hơn. Vị thuốc dạ cẩm được bào chế từ tất cả các bộ phận của cây dạ cẩm tím bao gồm rễ, hoa, ngọn non, lá. Trong đó, rễ cây ít được dùng để bào chế thuốc hơn.
Có 3 dạng chế biến của cây dạ cẩm tím như sau:
Cao dạ cẩm: Sau khi thu hoạch dạ cẩm với số lượng lớn, người dân sẽ mang chúng đi rửa sạch, cắt thành từng đoạn nhỏ và đem chúng đi phơi khô. Tiếp đó, dùng 10kg lá dạ cẩm nấu với nước, lượng nước nhiều gấp 4 lần lượng lá. Đun khoảng 6 – 7 tiếng đồng hồ cho tới khi nước bên trong đã cô đặc thành dạng cao thì cho thêm 2kg đường trắng. Quấy đều và cho thêm 1kg mật ong để hỗn hợp cao được mềm hơn. Thành phẩm sau khi thu hoạch sẽ mềm và sánh đặc, lượng nước bên trong chiếm khoảng 15 – 20%. Lúc này, chúng ta có thể bảo quản trong lọ thủy tinh, đậy kín nắp.
Phơi hoặc sấy khô: Sau khi thu hoạch cây dạ cẩm thì cắt chúng thành đoạn dài khoảng 4 – 5cm, tiếp đó đem chúng đi sao vàng, hạ thổ rồi sấy hoặc phơi khô dùng dần.
Dùng tươi: Chỉ dùng những bộ phận mọc trên mặt đất, không dùng tươi rễ dạ cẩm.
Tác dụng của cây dạ cẩm
Năm 1960, khi nhận thấy được tác dụng của cây dạ cẩm trong việc điều trị bệnh ở người thì bệnh viện Lạng Sơn đã đưa loại cây này vào việc chữa bệnh. Từ đó, tác dụng của loại dược liệu này được lan truyền tới khắp nơi tại nước ta. Trong y học cổ truyền, cây dạ cẩm được xếp vào nhóm cây thuốc dân tộc và được sử dụng như một vị thuốc Đông Y có tác dụng trung hòa acid dạ dày, làm lành vết loét dạ dày, điều trị tưa lưỡi, chữa loét miệng, giảm đau, tiêu sưng, tiêu viêm, lợi tiểu, giúp giải độc tố, thanh lọc cơ thể, thanh nhiệt.
Theo nhiều tài liệu y học cổ có ghi chép lại, dược liệu dạ cẩm có vị ngọt, đắng nhẹ, có tính bình, được quy vào kinh Vị và Tỳ. Theo y học hiện đại, bên trong cây có chứa hàm lượng cao chất tanin, anthra glucozit, anthraglycosid, saponin, alcaloid. Nhờ những hợp chất này bên trong, cây dạ cẩm có công dụng điều trị các chứng viêm loét khoang miệng, chữa trị viêm họng, cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, kháng viêm, sát khuẩn hiệu quả. Đối tượng sử dụng dược liệu dạ cẩm phù hợp bao gồm: Người bị viêm loét dạ dày, viêm hang vị, người bị các bệnh liên quan tới dạ dày, người bị viêm loét miệng, tưa lưỡi, lở mồm.
Ngoài những công dụng trên thì cây dạ cẩm còn có khả năng phối hợp với vỏ đỗ trọng nam chữa bong gân, phối hợp với lá răng cưa và cỏ bạc đầu giã đắp trị đau mắt, giúp chóng lên da non. Để điều trị bệnh từ cây dạ cẩm một cách hiệu quả, chúng ta nên dùng các dạng chế biến dạ cẩm theo công thức dưới đây:
- Với dạng dược liệu khô tán mịn: Tối đa 20 – 30ml/ ngày.
- Với dạng cao: Mỗi ngày chỉ nên dùng 60 – 90ml.
- Với nước thuốc sắc: Chỉ nên uống 10 – 25g cây thuốc mỗi ngày.
Công dụng lá khôi dạ cẩm
Cùng với công dụng của lá dạ cẩm trong việc điều trị các bệnh về dạ dày thì lá khôi cũng có những công dụng tương tự trong việc điều trị các bệnh liên quan tới dạ dày. Lá khôi thường hay bị nhiều người nhầm lẫn với lá dạ cẩm, do đó chúng thường hay được gọi là lá khôi dạ cẩm. Lá khôi dạ cẩm có công dụng điều trị bệnh chướng bụng, khó tiêu, đầy bụng, nóng rát thượng vị, ợ chua, ợ hơi, đau dạ dày. Theo y học hiện đại, bên trong lá khôi có chứa hàm lượng cao chất glycosid và tanin nên có khả năng chống viêm hiệu quả, giúp cải thiện tình trạng viêm dạ dày nhanh chóng.
Nước ép từ lá khôi có công dụng tiêu diệt vi khuẩn HP, hỗ trợ làm lành các vết viêm loét dạ dày chỉ sau 1 tháng sử dụng, thậm chí các biểu hiện như trào ngược acid lên thực quản, đau dạ dày cũng được cải thiện chỉ sau khoảng 1 – 2 lần sử dụng. Một số thí nghiệm lâm sàng cho biết, lá khôi có chứa các hợp chất hóa học giúp giảm hoạt động tự nhiên của con người, làm yếu sự co bóp của tim, làm giảm nhu động ruột cô lập, giảm độ acid của dịch dạ dày khỉ. Chính vì điều này mà người ta thường sử dụng lá khôi để làm giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày.
Trong y học dân gian, người ta thường dùng lá khôi trong việc điều trị bệnh thấp khớp, mẩn ngứa, ghẻ lở, nổi mề đay, điều trị viêm họng, chống dị ứng và có khả năng kháng khuẩn mạnh.
Hình ảnh cây dạ cẩm
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây dạ cẩm dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, phân loại, tác dụng và hình ảnh cây dạ cẩm. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây cơm cháy – Phân biệt, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây cơm cháy – Phân biệt, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Cây coca là gì? Đặc điểm, tác dụng trong y tế, tác hại
Cây cần tây – Tác dụng, cách sử dụng, tác hại và cách trồng
Cây cẩm thạch hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa
Cây cẩm lai – Đặc điểm, phân loại, đặc tính gỗ cẩm lai đỏ
Cây ca cao – Thị trường, giá trị kinh tế, cách trồng và chăm sóc
Cây bướm đêm – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng