Cây dâm bụt – Ý nghĩa phong thủy, cách dùng và độc tố
Theo quan niệm dân gian, loài hoa dâm bụt sẽ tượng trưng cho người con gái không đàng hoàng bởi chúng thường được trồng nhiều ở bờ rào, ngoài đường, ai cũng có thể ngắt hái hay chiêm ngưỡng. Cũng vì lẽ đó mà chúng ta không nên tặng loài hoa này cho người yêu hay vợ. Cây dâm bụt ít khi được trồng để làm cảnh nhưng chúng vẫn mang công dụng tuyệt vời trong đời sống và phong thủy. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về cây dâm bụt, ý nghĩa, độc tố và một số bài thuốc từ loại cây này.
Hoa dâm bụt nở vào mùa nào?
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kỹ thuật nhân giống và lai tạo, cây dâm bụt sau khi lai tạo có đa dạng các màu sắc khác nhau. Chính vì thế, loại cây này được rất nhiều người yêu thích và trồng phổ biến để làm cảnh cho sân vườn, ban công, trang trí nhà. Cây dâm bụt có danh pháp khoa học là hibiscus syriacus, thuộc họ Cẩm Quỳ, loại cây này có nguồn gốc, xuất xứ từ vùng Đông Nam Á. Cây dâm bụt được trồng phổ biến tại các làng quê của nước ta để làm cảnh.
Đây là giống cây thân gỗ, phân nhiều cành nhánh, lá cây có màu xanh, mép lá có nhiều răng cưa, lá cây có hình trứng, mọc xen kẽ nhau. Hiện nay, hoa dâm bụt có sự đa dạng màu sắc từ vàng, đỏ, trắng,… Một cây dâm bụt trưởng thành có chiều cao trong khoảng 3 – 4m. Hoa dâm bụt có kích thước khá lớn, thường mọc ra trực tiếp từ nách lá. Quả dâm bụt có hình trứng, vỏ ngoài màu nâu nhạt, quả được chia làm 5 thùy, mỗi thùy có chứa 1 hạt. Đây là giống cây ưa thích ánh nắng tự nhiên, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm và nơi trồng thoáng gió.
Là một giống cây hoa cảnh nên việc hoa dâm bụt nở vào mùa nào được rất nhiều người quan tâm. Cây dâm bụt có thể nở quanh năm nhưng nở rộ nhất là vào tháng 5 – 7 hằng năm. Khi hoa nở, những bông hoa ngập tràn màu sắc từ cam, hồng, đỏ, vàng đã xua tan đi những cái nắng nóng của mùa hè và chào đón thời tiết mát mẻ của mùa thu. Tuy nhiên, thời gian ra hoa của cây còn được quyết định bởi điều kiện ánh sáng. Loài cây này không chịu được bóng râm, nếu cây không nhận đủ ánh sáng thì cây sẽ sinh trưởng rất kém và khó ra hoa.
Hoa dâm bụt Nhật
Hoa dâm bụt Nhật chính là giống hoa mới được du nhập tới Việt Nam khoảng vài thập kỷ trở lại đây. Loại cây này có tên khoa học là hardy hibiscus, tên tiếng anh là swamp rose, wild cotton, hardy hibiscus, swamp rose mallow, crimson eyed rosemallow. Giống hoa dâm bụt này có chiều cao khiêm tốn hơn nhiều so với cây dâm bụt Việt Nam, vì vậy chúng được trồng để làm cảnh nội thất khá nhiều.
Để cây dâm bụt Nhật sinh trưởng khỏe mạnh, ra hoa đẹp thì chúng ta cần trồng cây trên đất có tỷ lệ thoát nước tốt, cần tưới nước đều đặn cho cây để cây sinh trưởng khỏe mạnh bởi giống hoa này có nhu cầu về nước tưới khá cao. Giống cây này có phần thân tương đối mềm, do đó chúng thường xuyên bị mắc bệnh đen thân. Người trồng cần thường xuyên quan sát, nếu thấy dấu hiệu bệnh cần phun thuốc phòng trừ ngay lập tức.
Ý nghĩa hoa dâm bụt
Theo quan niệm của ông cha ta từ xưa, cây hoa dâm bụt thường được dùng để ám chỉ những người phụ nữ không chung thủy, lẳng lơ, không đàng hoàng. Do đó, trong suốt mấy trăm năm qua, loài hoa dâm bụt thường chỉ được trồng để trang trí cho sân vườn, xung quanh nhà mà ít khi được dùng để làm quà tặng. Ngược lại với nước ta, theo văn hóa của các nước phương Tây và Malaysia thì người dân lại rất yêu quý và tôn thờ loại cây này. Tại Hàn Quốc, người dân xem giống hoa này là loài hoa quốc dân, thậm chí giống hoa dâm bụt hibiscus brackenridgei còn được xem là nét đẹp trong văn hóa của người dân bán đảo Hawaii.
Người dân tại các nước này đều có quan niệm rằng, ý nghĩa hoa dâm bụt chính là hồi ức tuổi thơ êm đềm, trong sáng, biểu tượng của sự hoài niệm, ký ức. Đồng thời, loại cây này cũng sẽ mang tới tài lộc, sự may mắn tới bên bạn. Hơn hết, mỗi màu sắc hoa lại có ý nghĩa khác nhau. Màu tím mang trong mình sự huyền bí, cao quý. Màu vàng mang lại sự may mắn, niềm hy vọng vào cuộc sống. Màu đỏ là màu của sự đam mê cháy bỏng. Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, trong trắng nữ tính của người con gái.
Phong thủy cây dâm bụt
Không chỉ ở nước ngoài mà ngày nay, cây dâm bụt cũng đã được sử dụng để làm cây cảnh phong thủy. Hoa dâm bụt có sự đa dạng về màu sắc nên mỗi màu hoa sẽ phù hợp với mỗi bản mệnh khác nhau. Nếu người mệnh Thổ và Hỏa nên lựa chọn cho mình những màu đỏ, vàng, cam thì người mệnh Kim lại nên lựa chọn những chậu cây dâm bụt màu trắng. Ngoài ra, chúng ta có thể trồng xen kẽ các loại hoa có màu sắc khác nhau để gia tăng yếu tố phong thủy. Tuyệt đối không trồng duy nhất một hoa màu trắng bởi đây chính là biểu tượng của sự chết chóc.
Cây dâm bụt là giống cây dễ trồng, dễ sống, thân cây không quá lớn nhưng nhìn tổng thể cây lại có hình dáng khá mạnh mẽ. Vì vậy, chúng ta nên trồng cây ở những không gian rộng lớn ngoài trời. Vị trí phong thủy cây dâm bụt tốt nhất mà bạn nên tham khảo chính là gần lối đi, cửa nhà, nên đặt cây chếch về bên trái hoặc bên phải, không nên trồng cây ở giữa lối đi. Việc trồng cây ở giữa lối đi sẽ khiến cho những luồng không khí khó lưu thông vào trong nhà.
Bài thuốc từ cây dâm bụt
Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây dâm bụt có chứa hàm lượng cao chất nhầy, beta-caroten, vitamin C, riboflavin, thiamin, alkaloid, flavonoid, beta- sitosterol, acid acetic, ester, carotene, hentriacontane, cyclopropenoid. Theo y học cổ truyền, cây dâm bụt có tính bình, hơi đắng, ngọt nhẹ, được quy vào kinh Thận, có công dụng cố tinh, lợi tiểu, sát trùng, giải độc, tiêu viêm. Theo y học hiện đại, cây dâm bụt có công dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào, chống lại ung thư da, hạn chế nhiễm trùng, lành vết thương nhanh hơn, kích thích tạo mô hạt, tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể, chống lại viêm nhiễm, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Bài thuốc từ cây dâm bụt được dùng phổ biến trong dân gian gồm:
– Chữa quai bị: Dùng 50g lá tươi cùng với vài củ rễ, giã nhỏ và hòa cùng với 150ml nước sôi. Uống hết phần nước và đắp phần bã vào chỗ sưng sau đó băng lại.
– Chữa vết thương mưng mủ: Dùng hoa và lá tươi giã nát sau đó đắp vào vết thương đang mưng mủ, khi khô thì thay thuốc mới.
Cách dùng lá dâm bụt chữa mụn nhọt
Cách dùng lá dâm bụt chữa mụn nhọt như sau: Chuẩn bị 50g lá thồm lồm, 50g lá trầu không và 50g hoa dâm bụt. Đem giã nát tất cả dược liệu, đắp trực tiếp lên các vết mụn. Mỗi ngày đắp một lần cho tới khi khỏi hoàn toàn.
Cây dâm bụt có độc không?
Cũng giống như rất nhiều loại dược liệu khác, người ta luôn quan tâm tới các tác dụng phụ mà người bệnh sẽ gặp sau khi sử dụng. Vậy, cây dâm bụt có độc không? Theo y học cổ truyền, cây dâm bụt là một vị thuốc có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và hoàn toàn không có chứa bất kỳ thành phần nào có hại cho sức khỏe. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng dược liệu dâm bụt để điều trị bệnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây dâm bụt, ý nghĩa, độc tố và một số bài thuốc từ loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây dạ cẩm là gì? Phân loại, tác dụng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây dạ cẩm là gì? Phân loại, tác dụng và hình ảnh
Cây cơm cháy – Phân biệt, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Cây coca là gì? Đặc điểm, tác dụng trong y tế, tác hại
Cây cần tây – Tác dụng, cách sử dụng, tác hại và cách trồng
Cây cẩm thạch hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa
Cây cẩm lai – Đặc điểm, phân loại, đặc tính gỗ cẩm lai đỏ
Cây ca cao – Thị trường, giá trị kinh tế, cách trồng và chăm sóc