Cây găng – Đặc điểm, phân loại, cách dùng và cách trồng
Cây găng là giống thực vật được trồng phổ biến tại nước ta, đây là giống cây mọc hoang dại nhiều ngoài tự nhiên, có công dụng tuyệt vời trong y học. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, phân loại, cách dùng cây găng làm thạch và cách trồng.
Đặc điểm cây găng rừng
Cây găng có danh pháp khoa học là catunaregam spinosa, thuộc họ Rubiaceae (Thiến Thảo). Đây là giống thực vật có tính mát được dùng để làm thạch để giải nhiệt vào mùa hè. Trước kia, cây găng chủ yếu mọc hoang dại ở trong rừng, sau này được người dân đưa về trồng làm cây cảnh. Cây găng còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây găng gai, cây găng rừng, cây găng tu hú,… Đây là giống thực vật thân gỗ, có chiều cao khi trưởng thành khoảng 6 – 8m. Cây phân nhiều cành nhánh, phần thân cây có màu nâu xám, trên thân có nhiều gai sắc nhọn, những chiếc gai này được mọc ra trực tiếp từ nách lá, có thể dài khoảng 5 – 15mm.
Lá găng có hình trứng ngược, bề mặt nhẵn bóng, nhọn một đầu, tù một đầu, phần lá cây sát gốc khá sắc nhọn. Một chiếc lá trưởng thành thường có chiều rộng khoảng 1,5 – 3cm, chiều dài trong khoảng 3 – 7cm. Hoa găng có màu vàng hoặc màu trắng, có 6 cánh, nhìn từ xa có hình dáng bên ngoài giống cái chuông, phần thân trên mọc xòe ra. Cuống hoa có kích thước nhỏ, ngắn, khi mới nhìn sơ qua chúng ta khó có thể trông thấy được. Quả găng có hình tròn, khá mọc nước, kích thước bằng với quả chanh, các lá đài sẽ mọc ra ở đầu quả. Khi còn non thì quả có màu xanh đậm, khi chín sẽ chuyển dần sang màu vàng, bên trong có chứa nhiều hạt màu đen.
Mùa hoa găng bắt đầu vào tháng 3 – 9 hằng năm, mùa quả sẽ bắt đầu ngay sau khi hoa tàn, từ tháng 9 – 11 hằng năm. Cây găng mọc hoang dại ở nhiều nơi trên cả nước, một số vùng quê còn trồng loại cây này để làm hàng rào bảo vệ bởi đặc tính có nhiều gai nhọn. Khi nhắc tới cây găng, người ta sẽ nghĩ ngay tới món thạch găng giải khát ngày hè. Giống cây này chính là nguyên liệu chính để chế biến thạch găng. Ngoài ra, tất cả các bộ phận khác của cây thạch găng đều được sử dụng để làm dược liệu điều trị bệnh. Các bộ phận của cây được thu hái quanh năm, riêng phần quả sẽ được thu hái vào mùa đông.
Các loại cây găng
Cây găng là giống cây quen thuộc đối với người dân vùng trung du phía Bắc nước ta, đây không phải là một loại cây xa lạ, tuy nhiên một số người ở khu vực như miền Tây hay miền Trung vẫn rất khó để có thể phân biệt được các loại cây găng. Cây găng là giống cây thân gỗ, sinh trưởng chủ yếu trong rừng, lá cây có những đặc trưng giống với các loại cây dùng để làm thạch như cây sương sâm, cây sương sáo. Thông thường, người dân thường lấy phần lá cây để làm thạch, bởi đây chính là phần mát nhất và có hương vị ngon nhất.
Thạch găng chính là một món ăn được chế biến từ nước găng được xay hoặc vò nhuyễn. Sau khi đã đông lại thành khối thì chúng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Để thạch găng ngon thì chúng ta cần sử dụng những chiếc lá không bị sâu bệnh, thuôn nhọn và có nhiều gai. Do có hình dáng bên ngoài và cách chế biến tương tự nhau nên rất nhiều người thường hay nhầm lẫn cây găng với cây sương sâm. Tuy nhiên cây găng có màu xanh nhạt, khi ăn vào sẽ có cảm giác mềm mại và thơm hơn. Ngoài ra, chúng cũng có vị chát nhẹ, được dùng chung với nước đường để giải nhiệt, thay vì ăn trực tiếp như thạch sương sâm. Thành phẩm thạch sau khi chế biến sẽ rất khó có thể phân biệt, chúng ta cần quan sát màu sắc và hương vị để nhận biết được dễ dàng.
Cách chế biến cây găng làm thạch
Cây găng tuy là giống cây có mặt tại nước ta từ lâu, được sử dụng để làm nhiều món ăn trong ẩm thực. Cây găng có rất nhiều dạng chế biến khác nhau, cách chế biến cây găng làm thạch như sau:
Làm thạch găng từ bột khô: Đây chính là cách làm thạch găng truyền thống, chúng ta có thể mua bột găng về để làm bột khô. Chúng ta chỉ cần lấy một lượng bột vừa phải và cho vào túi bóng, lọc lấy phần mịn bên trong, sau đó rửa lại sơ qua với nước sôi để nguội. Cuối cùng là cho phần nước vừa được lọc mịn vào ngăn đá của tủ lạnh. Khi muốn ăn chỉ cần chan thêm cùng với nước cốt dừa hoặc nước đường.
Làm thạch găng từ lá găng khô: Lá găng sau khi được thu hoạch sẽ được mang đi phơi khô, tiếp đó chúng được ngâm cùng với nước và tiến hành vò nát cho nhuyễn và lọc lấy phần nước, loại bỏ bã và cặn. Tiếp đó, chúng ta cho nước thạch găng vào ngăn mát của tủ lạnh cho tới khi đông lại là có thể thưởng thức.
Làm thạch găng từ lá găng tươi: Trong số các dạng chế biến của thạch găng thì đây chính là cách làm thạch găng có màu sắc đẹp và bắt mắt nhất và cũng dễ thực hiện nhất. Sau khi làm sạch toàn bộ lá găng thì chúng ta dùng tay vò nát cho tới khi tiết ra nước. Tiếp đó, chúng ta chỉ cần lọc lấy phần nước và loại bỏ phần bã bên trong. Tiếp đó, chúng ta chỉ cần chờ tới khi thạch đông lại thì có thể thưởng thức. Cách thưởng thức sẽ tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người.
Hoa cây găng
Hoa găng chính là loại cây có vẻ ngoài đẹp mắt, cái tên đơn giản, bình dị và gắn bó mật thiết với tuổi thơ của nhiều người. Hoa găng mang lại cho người nhìn thấy cảm giác ngọt ngào, hình dáng bên ngoài trông như màu tím của hoa cà, đôi khi lại có màu trắng, màu xanh. Những bông hoa nhỏ nhắn, xinh xắn, tạo ấn tượng. Hoa cây găng thường mọc tập trung thành cụm, mỗi cụm có khoảng 5 – 6 bông hoa, những bông hoa này mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, được nhiều người so sánh như những cô gái mới yêu.
Hoa cây găng có danh pháp khoa học là duranta erecta, tên tiếng anh là skyflower, là giống cây thường được trồng thành hàng rào trang trí cho công viên, nhà ở, được nhiều người gọi là cây rìa xanh, cây thanh quan. Những bụi găng xanh mướt cùng với những bông hoa nhỏ nhắn, xinh xắn đã tạo nên một bức tranh rất đỗi gần gũi. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, việc đi bộ bên cạnh những chùm hoa găng sẽ tạo được cảm giác gần gũi, thư thái sâu tâm hồn.
Thành phần dinh dưỡng cây găng gai
Qua nhiều công trình nghiên cứu, nhiều nhà khoa học đã tìm thấy bên trong cây găng gai có chứa scopolamin, ursan, saponin, triterpenoid, b-sitosterol, acid, nhựa, saponin trung tính. Với những thành phần dinh dưỡng bên trong cây găng gai, loại cây này có công dụng khử khuẩn, tiệt trùng, kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng, làm se tổn thương, giúp da dẻ săn chắc. Quả găng có công dụng làm thuốc gây nôn, tăng nhu động ruột, tiêu diệt giun sán, trị chứng lỵ, ỉa chảy, điều trị hiệu quả các cơn đau xương khớp, nhức do gout, giảm đau.
Theo y học cổ truyền của Ấn Độ, Trung Quốc, người ta dùng nước sắc rễ cây để chống đau nhức xương khớp và hạ sốt, điều trị chứng lỵ, nhiễm giun sán, giảm đau bụng, làm thuốc chữa trị các bệnh ngoài da. Trước kia, loại cây này còn được dùng để giặt quần áo và thay thế cho xà phòng.
Cách trồng cây găng làm hàng rào
Cây găng là giống cây dễ trồng, có nhiều gai nhọn, thường được trồng làm hàng rào để trang trí. Trong số các loại cây trồng trang trí cho sân vườn thì cây găng được xem là giống cây có khả năng bảo vệ và che chắn tốt cho không gian sống. Cây găng làm hàng rào được nhiều người ưa chuộng bởi khả năng sinh trưởng nhanh chóng, thân cây có nhiều gai nhọn, giúp ngăn chặn không cho kẻ xấu đột nhập vào nhà. Để tạo được một hàng rào chắc chắn, chúng ta nên làm những hàng rào bằng bê tông hoặc lưới thép, sau đó trồng thêm cây găng.
Hình ảnh cây găng
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây găng dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, phân loại, cách dùng cây găng làm thạch và cách trồng. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Sự tích cây đậu phộng, quá trình phát triển và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Sự tích cây đậu phộng, quá trình phát triển và hình ảnh
Cây đau xương – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, hình ảnh
Cây đác là gì? Đặc điểm, cách trồng và giá trị kinh tế
Cây dong – Đặc điểm, tác dụng trong y học và cách trồng
Cây dâm bụt – Ý nghĩa phong thủy, cách dùng và độc tố
Cây dạ cẩm là gì? Phân loại, tác dụng và hình ảnh
Cây cơm cháy – Phân biệt, tác dụng, cách dùng, cách trồng