Sự tích cây đậu phộng, quá trình phát triển và hình ảnh
Cây đậu phộng hay còn được biết với tên gọi là cây lạc. Đây là giống cây nông nghiệp được trồng ở nhiều vùng trên cả nước. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về sự tích cây đậu phộng, quá trình phát triển, thời gian thu hoạch và hình ảnh.
Sự tích cây đậu phộng
Cây đậu phộng là giống cây quen thuộc với người nông dân Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Bắc. Sự tích cây đậu phộng được lưu truyền trong dân gian như sau:
Ở một vùng quê nghèo có một cô gái rất xinh đẹp, ngoan ngoãn, hiền lành. Do nhà quá nghèo nên cô phải lên thành phố làm thuê cho người ta. Khi đi làm thuê cho một gia đình nọ, cô bị con trai của gia đình này cưỡng hiếp. Người con trai này đã có hai đời vợ và nhiều con cái, là người có công với cách mạng và người có chức vụ cao trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nên cô không thể làm gì được. Hắn đổ tội cho cô gái ăn cắp trang sức của bà cụ và dọa sẽ bỏ tù ba mẹ cô vì dám chứa chấp truyền đơn chống phá nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa.
Vì thương cha mẹ nên cô đành ngậm ngùi chịu đựng. Một lần hắn dở trò đồi bại với cô, cô đã cầm dao và đâm chết hắn. Cô vào tù nhưng lúc này cô đã mang thai, tuy nhiên do điều kiện trong tù thiếu thốn nên đứa bé đã chết, được cô cùng bạn tù chôn cất ngay phía sau của trại giam. Cứ mỗi chiều chiều sau khi lao động xong thì cô cũng đều sẽ ra mộ con cô và khóc. Những giọt nước mắt của cô rơi xuống mộ phần và mọc lên một loại cây rất kỳ lạ. Loại cây này thuộc họ Đậu nhưng hình dáng lại không giống đậu đũa, đậu xanh hay đậu đen mà rễ cây lại tạo củ có vỏ ngoài xấu xí, bên trong chứa hạt ăn được. Hạt đậu có thể luộc, rang, nấu bánh, chè đều ngon.
Ai cũng thích loại bánh này nhưng khi cô ăn vào thì tâm trạng của cô vô cùng phức tạp. Từ đó, người ta đặt tên cho loại thực vật này là đậu phộng, người miền bắc gọi là đỗ lạc bởi tên của đứa bé chính là Đỗ Lạc Phộng. Phộng chính là tên của người yêu cô còn Đỗ chính là họ của cô. Hiện nay, người ta trồng đậu phộng ở khắp nơi, tuy nhiên một số người lại bị dị ứng nghiêm trọng loại hạt này. Nhiều người giải thích rằng do quá xấu hổ khi mang trong mình dòng máu của người cha ác ôn nên củ đậu phộng mới chôn mình xuống mặt đất. Chuyện cán bộ của Cộng Sản hại dân, hại nước thì ở đâu cũng có, đây cũng chỉ là một câu chuyện nhỏ trong thời XHCN mà thôi.
Cây đậu phộng dại
Cây đậu phộng dại chính là cây cỏ lạc, loại cây này cũng nằm trong họ Fabaceae (Đậu). Nhờ khả năng cộng sinh với vi khuẩn có bên trong không khí nên chúng có khả năng sinh trưởng lá, thân nhanh chóng, rễ cây có thể làm tăng độ mùn trong đất và giữ ẩm không khí. Cây đậu phộng dại thường mọc bò trên mặt đất, chiều dài từ 2 – 3m, lá cây xanh tốt quanh năm, sinh sản vô tính bằng hom giống. Hoa đậu phộng có màu vàng tươi, quả có kích thước nhỏ, bên trong có chứa hạt màu nâu nhạt, rễ sinh trưởng ở độ sâu từ 50 – 70cm. Cũng giống như cây đậu phộng thông thường, cây đậu phộng dại có khả năng sinh trưởng nhanh chóng, dễ trồng, có khả năng chịu hạn tốt. Thích nghi tốt với nhiều loại đất khác nhau, kể cả đất chua, đất mặn hay đất đồi núi.
Quá trình phát triển của cây đậu phộng
Cây đậu phộng chính là giống cây nông nghiệp ngắn ngày, có giá trị kinh tế khá cao, đây chính là loại cây nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Đậu phộng được trồng chủ yếu ở những nước có khí hậu nhiệt đới, sinh trưởng tốt ở nơi có khoảng nhiệt độ từ 24 – 30C. Cây có khả năng chịu hạn tốt, củ lạc chính là quả của cây lạc, được bắt đầu bằng việc ra hoa, thụ tinh trên mặt đất sau đó nhanh chóng đâm xuống lòng đất, phình to tạo thành củ. Quá trình phát triển của cây đậu phộng gồm các giai đoạn sau:
Thời kỳ mọc: Giai đoạn này được tính từ thời điểm hạt đậu phộng hút nước và độ ẩm để nảy mầm sau đó sinh trưởng thành cây con. Ở giai đoạn này, chúng ta cần điều chỉnh nhiệt độ bên trong lòng đất để đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cao.
Thời kỳ cây con: Đây chính là giai đoạn được tính từ thời điểm cây con tới khi cây ra hoa lần đầu tiên. Thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ sinh dưỡng, thường kéo dài khoảng 15 – 40 ngày. Ở giai đoạn này, chúng ta cần đảm bảo về độ ẩm, hàm lượng dinh dưỡng để các bộ phận trên mặt đất sinh trưởng nhanh chóng.
Thời kỳ ra hoa, làm hạt: Đây chính là thời kỳ sinh thực của cây, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 30 – 40cm. Ở giai đoạn này, chúng ta cần cung cấp nhiều nước cho cây để cây có thể ra hoa một cách tập trung và phát triển các cơ quan sinh trưởng.
Thời kỳ chín: Giai đoạn này được tính từ khi hạt bắt đầu định hình cho tới khi hạt chín hoàn toàn. Thường thì giai đoạn này kéo dài khoảng 30 – 40 ngày sau đó sẽ cho thu hoạch.
Rễ cây đậu phộng
Cây đậu phộng sinh trưởng chủ yếu là rễ cọc, bao gồm 1 rễ chính ăn sâu vào lòng đất và các rễ bên cạnh. Rễ cây lạc sinh trưởng chủ yếu ở độ sâu 0 – 30cm so với mặt đất. Bộ rễ cây đậu phộng có cấu tạo khá đặc biệt, chúng không có chứa các lông mút mà dùng nhu mô để hút trực tiếp chất dinh dưỡng, vì vậy loại cây này có khả năng hút chất dinh dưỡng từ môi trường đất nghèo. Hơn hết, rễ đậu phộng có khả năng hình thành những nốt sần tự nhiên khi bị vi khuẩn rhizobium vigna xâm nhập. Những nốt sần này sẽ hình thành trong khoảng 25 – 30 ngày, ngay khi cây đậu phộng đã có khoảng 4 – 5 lá thật.
Lá cây đậu phộng
Lá cây đậu phộng thuộc dạng lá kép lông chim, mỗi lá có khoảng 4 – 5 cặp lá chét. Một chiếc lá chét có chiều dài trong khoảng 4 – 7cm, chiều rộng khoảng 1 – 3cm, tạo thành bẹ và bao quanh lấy thân.
Trồng đậu phộng bao lâu thu hoạch?
Cây đậu phộng và giống cây nông nghiệp quen thuộc với người dân Việt Nam. Thông thường, mỗi vùng miền sẽ có thời điểm gieo trồng đậu khác nhau. Tại các tỉnh Tây Nguyên thì thời gian gieo trồng đậu trong khoảng 01/08 – 15/08 hoặc 15/05 – 10/06. Tại các tỉnh miền Nam Trung Bộ thì thời gian gieo trồng từ 15/4 – 15/05 hoặc 15/12 – 10/01. Đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ, có 3 thời điểm gieo trồng chính đó là 15/9 – 10/10, 30/06 – 15/07 và 25/01 – 28/02. Trong quá trình trồng và chăm sóc thì tùy thuộc vào tình hình thời tiết của từng địa phương mà chúng ta có chế độ tưới nước khác nhau.
Nhiều nông dân thường thắc mắc không biết trồng đậu phộng bao lâu thu hoạch? Thực tế, sau khi trồng khoảng 100 ngày thì chúng ta đã có thể bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi mẫu trồng đậu phộng sẽ cho thu hoạch khoảng hơn 20.000 củ khô, khoảng hơn 1.500 hạt khô. Thời điểm thu hoạch hạt cũng vô cùng quan trọng, nếu chúng ta thu hoạch sớm sẽ dẫn tới việc thu hoạch phải đậu phộng non, chưa đủ độ dầu để chế biến. Ngược lại, nếu để củ đậu sinh trưởng quá lâu trong đất mà không thu hoạch thì hạt đậu sẽ nảy mầm. Tốt nhất, chúng ta nên nhổ thử một vài bụi để kiểm tra, nếu trên 85% quả già thì sẽ đạt yêu cầu thu hoạch.
Bệnh trên cây đậu phộng
Có rất nhiều bệnh trên cây đậu phộng gây ảnh hưởng tới chất lượng quả sau khi thu hoạch. Một số bệnh trên cây đậu phộng gồm:
– Bệnh thối mầm, thối thân.
– Bệnh héo rũ.
– Bệnh rỉ sắt.
– Bệnh lở cổ rễ.
– Bệnh đốm lá.
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh:
– Thuốc BVTV xử lý bệnh rỉ sắt cho lạc hiệu quả Al vil 5SC, Daconil 75WP.
– Thuốc trừ lở cổ rễ ở lạc: Bà con nên dùng các thuốc chứa hoạt chất Azoxystrobin, Validamycin,…
– Một số thuốc trừ đốm lá lạc: Polyram 80DF, Manozeb 80WP,Carban 50SC, Bavistin 50 WP, Bright Co 5 SC,…
– Trồng cây đúng khoảng cách để tán lạc thông thoáng, giảm nguy cơ nấm, khuẩn tấn công.
– Bổ sung các chế phẩm nấm đối kháng như Trichoderma, Ketomium vào đất từ đầu vụ trồng.
– Mua giống tốt hoặc để giống từ các ruộng sạch bệnh.
– Luân canh cây lạc với cây trồng khác họ.
Hình ảnh cây đậu phộng
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây đậu phộng dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về sự tích cây đậu phộng, quá trình phát triển, thời gian thu hoạch và hình ảnh. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây đau xương – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây đau xương – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, hình ảnh
Cây đác là gì? Đặc điểm, cách trồng và giá trị kinh tế
Cây dong – Đặc điểm, tác dụng trong y học và cách trồng
Cây dâm bụt – Ý nghĩa phong thủy, cách dùng và độc tố
Cây dạ cẩm là gì? Phân loại, tác dụng và hình ảnh
Cây cơm cháy – Phân biệt, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Cây coca là gì? Đặc điểm, tác dụng trong y tế, tác hại