Cây hạnh nhân – Đặc điểm, giá trị kinh tế và cách trồng
Hạt hạnh nhân được lấy trực tiếp từ cây hạnh nhân, đây chính là loại hạt có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sắc đẹp và sức khỏe của con người. Nhiều nơi trên thế giới mệnh danh loại hạt này là nữ hoàng trong các loại hạt. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, giá trị kinh tế, kỹ thuật trồng và hình ảnh loại cây này.
Đặc điểm hạt hạnh nhân Tây Bắc
Cây hạnh nhân có nguồn gốc từ khu vực Lưỡng Hà và Tiểu Á, loại cây này xuất hiện lần đầu tiên ở các nước Trung Đông, Trung Á và Địa Trung Hải như Israel, Iran, Afghanistan, Pakistan,… Trong thời cổ đại, nó được nhân giống và trồng rộng rãi ở California Hoa Kỳ và miền nam Châu Âu. Ban đầu, hạnh nhân là một loại hạt có chứa nhiều chất độc hại, sau thời gian dài được con người thuần hóa và nhân giống thì chúng đã trở thành một loại hạt thơm ngon, hấp dẫn và có lợi cho sức khỏe con người. Chính vì điều này mà hiện tại, cây hạnh nhân được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới để đáp ứng nhu cầu của con người
Trong số các loại cây hạnh nhân được trồng phổ biến và có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất thì cây hạt hạnh nhân trồng ở California được đánh giá cao nhất. Ngày nay, California được xem là nơi trồng hạnh nhân với diện tích lớn nhất thế giới. Tại Việt Nam, cây hạnh nhân được trồng nhiều ở vùng Bắc Trung Bộ và trung du và miền núi phía Bắc. Trong đó, hạt hạnh nhân Tây Bắc cho chất lượng tốt nhất. Hạt hạnh nhân sau khi được thu hoạch, người dân sẽ tách lớp vỏ bên ngoài và thu lấy hạt sau đó mang đi rang là có thể thưởng thức. Hạt hạnh nhân có vỏ ngoài vô cùng chắc chắn, phần thịt bên trong rất thơm ngon, an toàn, nhiều dinh dưỡng.
Hạnh nhân là một loại cây thân gỗ, chiều cao trong khoảng 4 – 10m, đường kính thân khi trưởng thành khoảng 25 – 30cm. Cây có nhiều cành nhánh, khi non có màu xanh lục, khi già sẽ chuyển dần sang màu tím, đặc biệt là khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hoa hạnh nhân có màu trắng, màu hồng nhạt, nở vào tháng 2 – 3 hằng năm, hoa có 5 cánh, mọc đơn lẻ chứ không mọc tập trung thành cụm. Về đặc điểm thực vật, hạnh nhân vốn dĩ không phải là một loại hạt mà là một loại quả có lớp vỏ ngoài khá cứng. Giống thực vật này cùng họ với mơ, phơi khô để thu hái phần thịt quả bên trong.
Cây hạnh nhân trồng ở đâu?
Cây hạnh nhân là giống cây cho hạt có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Việc cây hạnh nhân trồng ở đâu được rất nhiều người quan tâm. Trên thế giới, cây hạnh nhân được trồng nhiều ở Georgia, Texas, Arizona, miền trung California của Mỹ và ở một số nước như Úc, Morocco, Syria, Iran, Ý, Tây Ban Nha. Trong suốt hai thập kỷ qua, sản lượng hạnh nhân tại California đã tăng gấp 3 lần và khiến cho vùng đất này chiếm hơn 80% sản lượng hạnh nhân của thế giới. Tại Việt Nam, cây được nhân giống và trồng mạnh mẽ ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An và khu vực Tây Bắc. Quả hạnh nhân khi chín sẽ có hình dáng bên ngoài giống quả mơ nhưng có kích thước to hơn.
Giá trị kinh tế khi trồng cây hạnh nhân ở Việt Nam
Hạt hạnh nhân là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chúng có chứa hàm lượng cao các chất như kẽm, kali, phốt pho, protein, magie, sắt, canxi, chất béo no, chất béo không no đa, chất béo không no đơn, chất xơ thực phẩm, đường, vitamin E, vitamin C, vitamin B6, carbohydrates, niacin, riboflavin, axit folic, thiamin, axit pantothenic. Giá trị dinh dưỡng bên trong hạt hạnh nhân vô cùng lớn, hiếm có loại hạt nào lại có thể giàu dinh dưỡng tới vậy. Hiện nay, hạt hạnh nhân đứng đầu trong các loại hạt có mặt trên thế giới. Vì điều này, hạnh nhân nhanh chóng có mặt tại Việt Nam và hiện đang là một sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Các loại cây nông nghiệp tại Việt Nam như lúa gạo, khoai lang đang được nhiều người nông dân đánh giá là loại cây phát triển kinh tế không bền vững. So với nhiều loại cây ăn quả khác như cam, quýt thì cây hạnh nhân là giống cây dễ trồng, ít rủi ro hơn và mang lại giá trị kinh tế khá cao. Theo đánh giá, khí hậu và thổ nhưỡng tại nhiều vùng đất rất phù hợp để trồng loại cây này, vì vậy một số địa phương của nước ta đã đưa cây hạnh nhân vào trồng trên diện rộng từ năm 2017. Sau khi học hỏi được kinh nghiệm từ nhiều nơi trên thế giới, những vùng chuyên canh cây hạnh nhân đã ra đời. Sau khoảng 9 tháng thì cây hạnh nhân bắt đầu cho thu hoạch, nhờ thời gian thu hồi vốn nhanh chóng nên việc trồng cây hạnh nhân ở Việt Nam đang là một hướng đi mới của nông nghiệp nước ta.
Hiện nay, giá bán quả hạnh nhân chưa qua chế biến đang giao động ở mức 7.000 – 8.000 đồng/kg, với 1ha trồng hạnh nhân thì sản lượng đạt được mỗi ngày có thể lên tới hơn 1 tấn quả. Sau khi đã từ đi chi phí và lợi nhuận thì người nông dân có thể thu về 3 triệu đồng 1 ngày, 1 năm có thể lên tới 1 tỷ đồng. Theo đánh giá của Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thái huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, giá bán quả hạnh nhân thô rất ổn định, đạt được hiệu quả kinh tế cao gấp 3 – 4 lần so với trồng lúa nước. Đặc biệt, việc nhân rộng diện tích trồng hạnh nhân còn tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương.
Kỹ thuật trồng cây hạnh nhân
Cây hạnh nhân thường được trồng nhiều nhất ở khu vực Châu Âu, những nơi có nền khí hậu lạnh giá. Bởi thực tế, đây là một loại cây có thể sinh trưởng và phát triển mạnh ở những môi trường có khí hậu ôn hòa. Ngày nay, tại bang California – Nơi trồng hạnh nhân lớn nhất thế giới, ước tính sản lượng mỗi năm chiếm tới 80% sản lượng thế giới. Đây cũng chính là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu hạnh nhân của toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam cũng đã bắt tay vào trồng loại cây này ở hai vùng đó là Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, diện tích trồng và sản lượng vẫn còn rất hạn chế bởi kỹ thuật canh tác chưa đạt được đúng yêu cầu.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước có nền khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm, vì vậy loại cây này cũng rất khó có thể sinh trưởng hay phát triển mạnh, nếu phát triển mạnh được thì cũng không thể đạt được năng suất tối đa. Kỹ thuật trồng cây hạnh nhân như sau:
Giống cây: Chúng ta có thể lựa chọn trồng bằng cây con hoặc ươm hạt giống thành cây con. Tuy nhiên, do điều kiện kỹ thuật tại Việt Nam vẫn còn kém, để giảm thiểu được thời gian thì chúng ta nên chọn mua những cây ở vườn ươm. Ngoài ra, chúng ta hoàn toàn có thể ươm cây bằng hạt giống của mùa vụ trước, nên chọn những cây sai trái, cho quả ngọt, cây khỏe, thân thẳng, lá xanh tươi.
Vị trí trồng: Nên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh nắng, cây không thích hợp trồng ở những vùng có nhiều bóng râm và trũng nước. Rễ cây hay bị thối rữa nếu ngâm quá lâu trong nước.
Tiến hành trồng cây: Nên đào những hố trồng bằng với kích thước của bầu ươm, mỗi cây cách nhau 6m. Đặt cây vào hố trồng và vun gốc cho mặt đất cao hơn cổ rễ khoảng 3 – 5cm.
Chăm sóc cây: Ngay sau khi trồng cần tưới thật đẫm nước cho cây, tối thiểu là 3 lít nước. Duy trì chế độ nước tưới đều đặn mỗi tuần 1 lần, đặc biệt khi tới mùa xuân cần bón phân cho cây bằng phân NPK kết hợp phân Ure. Ngay sau khi bón phân cần tưới nước để cây hấp thụ dinh dưỡng nhanh chóng.
Tiêu chuẩn cây hạnh nhân giống
Để hạnh nhân sinh trưởng nhanh chóng và khỏe mạnh, chúng ta cần lựa chọn cây hạnh nhân giống sao cho đạt những yêu cầu sau: Cây có chiều cao tối thiểu là 80cm, đường kính thân ít nhất là 2cm, cây mọc thẳng, không bị vàng lá, sâu bệnh.
Hình ảnh cây hạnh nhân
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây hạnh nhân dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, giá trị kinh tế, kỹ thuật trồng và hình ảnh cây hạnh nhân. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây găng – Đặc điểm, phân loại, cách dùng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây găng – Đặc điểm, phân loại, cách dùng và cách trồng
Sự tích cây đậu phộng, quá trình phát triển và hình ảnh
Cây đau xương – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, hình ảnh
Cây đác là gì? Đặc điểm, cách trồng và giá trị kinh tế
Cây dong – Đặc điểm, tác dụng trong y học và cách trồng
Cây dâm bụt – Ý nghĩa phong thủy, cách dùng và độc tố
Cây dạ cẩm là gì? Phân loại, tác dụng và hình ảnh