Cây hồng phụng – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng, cách chăm sóc
Cây hồng phụng là một giống cây cảnh mới được du nhập tới Việt Nam khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây. Cây có hình dáng bên ngoài đẹp mắt, độc lạ, mang nhiều ý nghĩa tuyệt vời trong phong thủy. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc cây hồng phụng trong nhà.
Đặc điểm cây hồng phụng cổ thụ
Cây hồng phụng có danh pháp khoa học là loropetalum chinense, tên tiếng anh là fringe flower. Đây là giống cây có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc, được trồng với nhiều mục đích khác nhau từ làm cây cảnh bonsai phong thủy cho tới làm cây cảnh trang trí sân vườn, lối đi, ban công. Cây hồng phụng cổ thụ chính là giống cây có khả năng sinh trưởng nhanh chóng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Loại cây này có vẻ ngoài khá nổi bật, hoa nở rộ theo mùa, được giới nghệ thuật cây cảnh đánh giá là giống cây cảnh siêu hoa. Cây thường được trồng phổ biến để tạo cảnh quan và làm cây bóng mát nên những cây hồng phụng cổ thụ có giá thành tương đối cao.
Từ một cành già, sau khi cắt tỉa thì tại những vết cắt sẽ hình thành thêm các chồi non. Mỗi một chồi non đều có khả năng hình thành ngọn và hoa rực rỡ và nổi bật. Giống cây này sinh trưởng tập trung thành dạng cây bụi, là giống cây thường xanh, có tán lá tròn, lớn, nhìn từ xa cây trông giống một cây tùng bách đẹp mắt. Một điểm đặc biệt của cây chính là khả năng thay đổi màu sắc từ màu xanh lá cây khi mùa hè và màu hồng tía khi sang xuân. Cây hồng phụng nếu biết chăm sóc tốt thì có thể đạt được chiều cao trong khoảng 1 – 2m. Khi còn non, thân cây có màu nâu tím, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp lông tơ, khi già sẽ chuyển dần về màu nâu xám.
Khác với các loại cây có 1 tán hình tròn, cây hồng phụng chia nhỏ thành nhiều tán lá xếp xen kẽ nhau, mỗi tán lá sẽ có hình bầu dục. Lá có chiều dài khoảng 2 – 3cm, chiều rộng trong khoảng 1 – 3cm, hai mặt lá được bao phủ bởi một lớp lông khá mịn. Hoa hồng phụng mọc tập trung thành cụm, mỗi cụm sẽ có khoảng 4 – 5 bông hoa, mỗi bông hoa có 6 cánh, mỗi cánh hoa sẽ có đường kính trong khoảng 2 – 3cm. Giống cây này thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới gió mùa. Nhu cầu nước của cây cũng ở mức trung bình, cây dễ trồng, dễ chăm sóc, sinh trưởng tốt trên đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng.
Ý nghĩa cây hồng phụng
Cây hồng phụng là giống cây mang lại nhiều ý nghĩa trong đời sống và phong thủy. Ý nghĩa cây hồng phụng chính là sự uy quyền, sức mạnh của người dẫn đầu, ám chỉ quyền lực. Khi trồng cạnh nhà sẽ góp phần mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ. Đây là giống cây tương đối dễ trồng, có thể sinh trưởng trong cả môi trường nhiều bóng râm. Nhiều người ưa thích trồng cây trong nhà, trang trí nội thất và làm cảnh sân vườn bởi ý nghĩa phong thủy và giá trị tinh thần mà nó đem lại. Giống cây này cũng được cho là loại cây phong thủy tượng trưng cho sự quyền uy và sức mạnh của bậc đế vương xưa.
Xuân tới, màu hồng tía của cây còn được xem là màu sắc của tài lộc, thành công, sự may mắn, cát tường của người trồng. Có lẽ chính vì điều này nên rất nhiều người yêu thích trồng cây làm cây cảnh bonsai. Chúng không chỉ mang lại giá trị nghệ thuật mà còn đem lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Nếu chúng ta yêu thích một khu vườn độc đáo thì cây hồng phụng chính là một sự lựa chọn vô cùng tối ưu. Lá cây hồng phụng có sự khác biệt về màu sắc so với các loại cây cảnh thông thường khác. Tại những nơi công cộng, chúng còn thường được uốn nắn thành hình dáng đẹp mắt tạo sự thu hút đối với người trồng.
Hiện tại, cây xuất hiện ở rất nhiều những công trình lớn như khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, biệt thự, công viên, nhà ở. Chúng ta có thể trồng cây kết hợp cùng với các loại cây khác, tạo nên một bức tranh phong cảnh đẹp mắt. Ngoài ra, chúng ta hoàn toàn có thể cắt một vài cành lá cắm trong bình thủy tinh hay bình gốm đặt trong nhà cũng tạo nên một vẻ đẹp vô cùng ấn tượng.
Vị trí trồng cây hồng phụng phong thủy
Cây hồng phụng tuy có khả năng sinh trưởng ở trong môi trường bóng râm nhưng nếu muốn trồng cây có màu sắc bắt mắt và hoa nở đẹp hơn thì chúng ta nên ưu tiên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Bởi lẽ, cây hồng phụng phong thủy phải khỏe mạnh, tươi tốt thì mới mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho người trồng. Vị trí trồng cây hợp lý nhất chính là ban công, sân thượng, dọc lối đi, ngoài trời. Nếu trồng trong nhà thì chúng ta vẫn cần tắm nắng cho cây thường xuyên và đều đặn.
Cây hồng phụng hợp mệnh gì?
Xét theo yếu tố phong thủy của ngũ hành, với hai màu sắc chuyển giao từ màu xanh sang đỏ tía, thì cây được xếp vào hành Hỏa. Để cây phát huy hết được những công dụng phong thủy thì chúng ta cần quan tâm cây hồng phụng hợp mệnh gì? Dựa theo yếu tố tương sinh của ngũ hành, Hỏa sinh Thổ, vì vậy cây hồng phụng rất hợp với những người mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Việc trồng cây hồng phụng trong nhà cũng sẽ giúp cho hai bản mệnh này thu hút được nhiều tài lộc, may mắn, giữ gìn được tiền của. Đồng thời, nó còn mang tới cho gia chủ sự nghiệp, con đường công danh sự nghiệp thăng tiến, cơ hội phát triển được rộng mở hơn.
Cách nhân giống cây hồng phụng
Vị trí trồng cây: Cây có xu hướng tỏa tán lá khá rộng, do đó nếu chúng ta trồng nhiều cần giữ khoảng cách để cây đủ có thể hấp thụ ánh sáng một cách tốt nhất.
Cách nhân giống cây hồng phụng: Loại cây này được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành. Để có được một cây hồng phụng khỏe mạnh, chúng ta nên chọn những cành giâm bánh tẻ, khỏe mạnh. Tiến hành cắt một đoạn cành có chiều dài khoảng 10 – 15cm. Cắt vát chéo cành giâm và ngâm cành dâm trong dung dịch kích thích ra rễ rồi cắm trực tiếp vào giá thể. Đặt giá thể ở nơi kín gió, ít ánh nắng, tưới nước phun sương để giữ ẩm cho cành giâm. Sau 3 tuần, cây sẽ bắt đầu ra rễ và mọc lá mới, khi rễ cây ăn ra toàn bầu thì chúng ta có thể chuyển cây ra chậu trồng hoặc trồng cây trực tiếp ở ngoài tự nhiên.
Lưu ý: Khi cây còn nhỏ, dù cho cây có yếu thì vẫn phải tạo dáng cho cây.
Nước tưới: Cây hồng phụng không quá ưa nước, do đó chúng ta nên trồng cây khi đất gần khô. Hạn chế tưới nước quá nhiều gây nên tình trạng ngập úng. Đặc biệt, mùa đông nên ngưng tưới cho cây.
Chăm sóc cây hồng phụng trồng trong nhà
Cây hồng phụng là giống cây dễ trồng, cây có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, tuy nhiên khi chăm sóc cây hồng phụng trồng trong nhà chúng ta cần quan tâm tới một số yếu tố sau:
+ Phân bón: Tăng cường phân chuồng, hữu cơ. Giai đoạn ổn định cây cần phân đạm và phân dưỡng lá.
+ Đất trồng: Sống được trong đất chua, đất phèn. Cây sẽ sinh trưởng tốt hơn nếu trồng cây ở địa hình giàu dinh dưỡng, tơi xốp dễ hấp thu.
+ Nước: Là nhu cầu cần thiết nhất cho cây phát triển. Nên tưới hằng ngày để giữ ẩm, tưới trực tiếp lên thân lá. Vào mùa đông hạn chế tưới và giữ ấm bầu rễ.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp từ 15 độ C cho đến 24 độ C.
+ Ánh sáng: Cây ưa nắng, thích nơi mát mẻ, những cây hưởng nhiều ánh nắng sẽ phát triển mạnh hơn, lá xanh tốt và ít bị sâu bệnh hơn cây trồng trong bóng râm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc cây hồng phụng trong nhà. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây hồi là cây gì? Giá trị kinh tế, công dụng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây hồi là cây gì? Giá trị kinh tế, công dụng và cách trồng
Cây hạt chia – Cách phân biệt, cách dùng, cách trồng, hình ảnh
Cây hạnh nhân – Đặc điểm, giá trị kinh tế và cách trồng
Cây găng – Đặc điểm, phân loại, cách dùng và cách trồng
Sự tích cây đậu phộng, quá trình phát triển và hình ảnh
Cây đau xương – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, hình ảnh
Cây đác là gì? Đặc điểm, cách trồng và giá trị kinh tế