Cây hồi là cây gì? Giá trị kinh tế, công dụng và cách trồng

Hồi chính là loại gia vị khô thường được sử dụng trong các bếp ăn của gia đình Việt. Hoa hồi chính là loại gia vị truyền thống và không thể thiếu trong các món ăn như phở, bún. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về cây hồi là gì, giá trị kinh tế, công dụng và cách trồng cây hồi. 

Nội Dung Chính

Cây hồi là cây gì?

Cây hồi là giống cây thân gỗ có kích thước nhỏ, chiều cao trong khoảng 2 – 6m, hình dáng bên ngoài của cây có nét khá giống với cây trám. Cây xanh tốt quanh năm, thân mọc thẳng, cành khá giòn và dễ gãy. Lá cây mọc tập trung thành chùm và mọc khoảng 3 – 4 lá ở đầu cành, lá không có cuống, mép lá nguyên, chiều dài của một chiếc lá trưởng thành trong khoảng 9 – 12cm, rộng 3 – 4cm, khi vò nát sẽ có mùi thơm khá dịu nhẹ. Hoa hồi có kích thước khá lớn, thường mọc đơn lẻ chứ không mọc tập trung thành cụm. Cánh hoa có màu trắng, nhụy hoa có màu hồng. Giống cây này được trồng chủ yếu ở trung du và miền núi Bắc Bộ, các vùng đồng bằng ít khi trông thấy.

Cây hồi là cây gì?

Cây hồi là cây gì?

Vậy, cây hồi là cây gì? Đây chính là loại cây cho thu hái quả hồi, một loại gia vị phổ biến. Quả hồi thường hay bị nhầm lẫn với hoa hồi bởi hình dáng bên ngoài có 5 cánh trông giống hình ngôi sao. Một quả hồi tới mùa thu hoạch thường có đường kính khoảng 2,5 – 3cm, dày khoảng 6 – 10cm. Khi còn tươi thì quả hồi sẽ có màu xanh, khi chín khô lại thì sẽ chuyển dần sang màu nâu đậm. Với mỗi cánh sẽ bắt đầu nứt ra làm hai, mỗi cánh sẽ có khoảng 1 hạt màu nâu nhạt, vỏ ngoài nhẵn bóng. Tất cả các bộ phận của cây đều có chứa hàm lượng tinh dầu khá cao. Hiện nay, quả hồi chính là một sản vật quý hiếm của vùng đất Lạng Sơn. 

Ngoài ra, cây hồi cũng đang được đẩy mạnh trồng ở những khu vực miền núi của phía Bắc. Thực tế, quả hồi chính là loại hương liệu, thảo mộc quý, nhiều người còn ví quả hồi Lạng Sơn là loại thảo mộc có giá trị “quý tựa ngàn vàng”. Ngoài cái tên hoa hồi hay quả hồi thì loại gia vị này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như bát giác hồi hương, tai vị, đại hồi,… Mùa hoa cây hồi trong khoảng tháng 3 – 5 hằng năm, mùa quả trong khoảng tháng 7 – 9 hằng năm. Một cây hồi đủ điều kiện thu hoạch sẽ có tuổi đời từ 5 năm trở lên, mỗi năm sẽ cho thu hoạch khoảng 2 vụ khác nhau. Quả hồi từ lâu đã trở thành loại gia vị mang tính đặc trưng của vùng đất Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung. Chúng mang ý nghĩa đặc biệt trong ẩm thực. 

Cây hồi trồng ở đâu?

Cây hồi là giống cây được trồng nhiều ở đảo Hải Nam, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc và Ấn Độ, Nhật Bản. Vậy tại Việt Nam, cây hồi trồng ở đâu? Tuy hồi là giống cây đã được trồng trọt từ rất lâu đời ở nước ta, tuy nhiên chúng lại không được trồng quá rộng rãi trên khắp cả nước mà trồng nhiều ở miền Nam nước ta và khu vực Đông Bắc của nước ta. Hồi chính là loại cây đặc sản của vùng Tây Bắc, được chuyên canh chủ yếu ở Cao Bằng và Lạng Sơn. Nơi đây chính là vùng có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp để cây sinh trưởng và cho chất lượng quả tốt.

Cây hồi trồng ở đâu?

Cây hồi trồng ở đâu?

Giá trị cây hồi

Cây hồi là giống cây có chu kỳ thu hái dài, tính theo giá trung bình giai đoạn năm 2015 – 2020 thì trung bình 1ha rừng hồi sẽ cho thu hoạch khoảng trên 500 triệu đồng. 1ha cây hồi sẽ trồng khoảng 400 cây, mỗi cây sẽ cho thu hoạch trung bình khoảng 60 quả, tính theo giá thị trường là 20.000 nghìn đồng thì mỗi cây sẽ cho thu hoạch khoảng 500.000 đồng. Tuy là loại gia vị lâu đời tại nước ta nhưng lượng tiêu thụ trong nước lại khá ít, chủ yếu dùng để xuất khẩu. Sau này, khi các nhà khoa học nghiên cứu được chiết xuất axit shikimic từ cây hồi có khả năng sản xuất thuốc tamiflu để chữa bệnh cúm. Từ đó, các nước trên thế giới rất quan tâm tới các sản phẩm làm từ hồi. 

Nhiều năm qua, nhờ giá trị cây hồi mang lại, tỉnh Lạng Sơn đã xác định được cây hồi chính là giống cây kinh tế mũi nhọn và lâu dài. Loại cây này mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đây, những khu vực chuyên canh trồng hồi đã được hình thành. Tuy nhiên, công tác quản lý và thâm nhập thị trường trong nước và quốc tế của cây hồi Việt Nam đang rất yếu kém. Cây hồi có nguồn gốc từ nhiều nước trong khu vực miền Bắc của nước ta. Hiện nay được trồng ở một số tỉnh giáp ranh biên giới phía Bắc. Cùng với Lạng Sơn thì các khu vực khác chính là nơi trồng hồi uy tín, lâu năm, cho chất lượng hồi tốt nhất.

Giá trị cây hồi

Giá trị cây hồi

Theo thống kê của tỉnh Lạng Sơn, giá trị cây hồi của những tháng đầu năm 2020 đã lên tới vài chục, thậm chí là vài trăm tấn hồi tươi. Chất lượng quả hồi Lạng Sơn được đánh giá là tốt bậc nhất thế giới. Màu sắc vô cùng tươi tắn, giữ được màu nâu tự nhiên. Quả nào quả nấy to khỏe, săn chắc, ít khi bị gãy cánh, hạt bên trong vẫn còn nguyên. Hiện tại, quả hồi Lạng Sơn được xuất khẩu tới những thị trường như: Nhật Bản, Singapore, Hà Lan, Đức, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ. 

Công dụng quả cây hồi

Quả hồi có rất nhiều công dụng trong đời sống con người. Đây chính là loại cây có công dụng chữa nấm da, ghẻ lở, chữa vết thương do rắn cắn, giúp lợi sữa cho bà mẹ đang cho con bú, giúp kích thích vị giác, khử trùng không khí, điều trị tiêu chảy, nôn mửa, kiết lỵ, làm dịu những vết cắn của côn trùng, giúp xua đuổi côn trùng, điều trị hôi miệng, trị đái dầm, đái nhiều, giảm các triệu chứng co thắt dạ dày, điều trị đau bụng, chữa đau nhức xương khớp hiệu quả, tăng cường sức đề kháng chống lại cảm do thời tiết, cảm lạnh, cảm cúm, trị ho, long đờm. 

Đối với mỗi tình trạng bệnh khác nhau, quả cây hồi được dùng với những công thức khác nhau, chúng có thể được kết hợp với các loại dược phẩm khác nhau để phát huy công dụng. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải tham khảo qua sự tư vấn từ bác sĩ có trình độ chuyên môn. Nếu sử dụng quá liều lượng cho trước thì quả hồi sẽ biến thành một chất độc có khả năng gây nên tình trạng ngộ độc. Nếu chúng ta biết cách chế biến thì quả hồi sẽ trở thành một loại gia vị giúp cho các món ăn của bạn được nâng lên một tầm cao mới. Ngũ vị hương chính là loại gia vị nổi tiếng trong ẩm thực, hồi giúp các món ăn khác như cà ri, thịt đông, phở thêm thơm ngon, hấp dẫn.

Công dụng quả cây hồi

Công dụng quả cây hồi

Không chỉ giúp các món ăn thêm trọn vẹn hơn, việc cho quả hồi vào thức ăn còn có khả năng gia tăng sức đề kháng của con người, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, trở lạnh. Quả hồi được chế biến dưới dạng tinh dầu hay bột, khi pha cùng với nước sôi để xông sẽ có khả năng giúp da mặt sáng mịn, giúp se khít lỗ chân lông. Từ đó, giúp giảm nguy cơ bị mụn trứng cá và viêm nhiễm da. 

Cách trồng cây hồi Lạng Sơn

Cây hồi là giống cây khá khó tính, chúng đòi hỏi phải trồng trên đất có tỷ lệ thoát nước tốt, đất ẩm quanh năm, hàm lượng mùn cao, tầng dày, độ PH từ 4 – 5. Tuyệt đối không trồng cây trên đất tầng mỏng xói mòn mạnh, đất cát, đất đá vôi, đất cát pha, đất chua hay đất trung tính. Vùng đất Lạng Sơn khá phù hợp với cây hồi. Để trồng cây hồi Lạng Sơn nhanh chóng phát triển, nhanh cho thu hoạch thì chúng ta nên trồng theo phương pháp cục bộ, hố trồng rộng khoảng 0,7 – 0,8m.

Ánh sáng: Dưới 5 tuổi cây không chịu được ánh sáng trực tiếp, tới năm 8 tuổi thì cây bắt đầu ra hoa, nên cho cây tiết xúc dần với ánh nắng mặt trời. Đến giai đoạn 20 năm tuổi trở lên, cây hồi đòi hỏi ánh sáng hoàn toàn.

Hình ảnh cây hồi

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây hồi dưới đây:

Hình ảnh cây hồi

Hình ảnh cây hồi

Hình ảnh cây hồi

Hình ảnh cây hồi

Hình ảnh cây hồi

Hình ảnh cây hồi

Hình ảnh cây hồi

Hình ảnh cây hồi

Hình ảnh cây hồi

Hình ảnh cây hồi

Trên đây là toàn bộ thông tin cây hồi là gì, giá trị kinh tế, công dụng và cách trồng cây hồi. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây hạt chia – Cách phân biệt, cách dùng, cách trồng, hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -