Cây kê là cây gì? Tác dụng, giá trị kinh tế, cách trồng

Hạt kê còn được biết tới với tên gọi là hạt tiểu mễ, đây chính là một loại ngũ cốc được sử dụng phổ biến trên thế giới. Cây kê không được trồng quá rộng rãi tại nước ta, tuy nhiên nó vẫn được sử dụng để làm bánh đa kê hoặc nấu cháo. Ngoài ứng dụng trong ẩm thực thì cây kê cũng là một loại dược liệu có khả năng điều trị được một số bệnh ở người. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về cây kê, tác dụng, giá trị kinh tế và cách trồng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Cây kê là cây gì?

Cây kê là giống cây ngũ cốc ít được trồng tại nước ta, tuy nhiên đây lại chính là loại cây được trồng phổ biến tại Trung Quốc và Châu Âu. Tại nước ta, cây chỉ được trồng ở một số vùng có khí hậu khô nóng, ít mưa như Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái. Bởi lẽ, cây kê là giống cây có khả năng chịu hạn hán tốt, cần ít nước, nếu ngập úng trong một thời gian sẽ chết. Vậy, cây kê là cây gì? Cây kê là một loại cây lương thực, chúng được biết tới với nhiều tên gọi khác như bạch lương túc, cốc tử, tiểu mễ. Hạt kê có hình dáng bên ngoài tương tự cây lúa mì, tuy nhiên kích thước cây to hơn nhiều so với hạt lúa mì.

Cây kê là cây gì?

Cây kê là cây gì?

Hạt kê là một loại lương thực phụ, có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao và được sử dụng để chế biến nhiều món ăn yêu thích như bánh đa kê, cháo. Cây kê có danh pháp khoa học là setaria italica (L.) p. beauv., thuộc họ Poaceae (Hòa Thảo). Ở một số vùng, hạt kê còn được gọi là khẩu phảng (Tày), lang vỉ, lúa kê,… Đây là giống cây thân thảo, sinh trưởng hằng năm, mọc tập trung lại thành cụm hoặc mọc đơn độc tùy theo cách trồng của từng địa phương. Cây không phân nhánh, chiều cao trong khoảng 0,5 – 1,8m. Lá cây mọc thẳng, mềm mại, nhọn một đầu, chiều dài lớn, mép lá có nhiều gai nhỏ. 

Hoa kê có hình dáng giống hoa lúa, mọc nặng trĩu xuống gần gốc, có hình trụ, các bông hoa mọc sát nhau. Một cụm hoa có chiều dài khoảng 10 – 35cm, chiều rộng khoảng 2 – 3cm. Quả là dạng quả thóc, có hình trứng, thon ở hai đầu, vỏ ngoài có màu trắng xám. Đây là giống cây nông nghiệp sinh trưởng nhanh chóng, có thể mọc ở trên các khu đất của vùng đồng bằng và cả ở trên những vùng núi cao. Thời gian trồng kê khá nhanh, người dân thường gieo hạt vào tháng 1 âm lịch và có thể thu hoạch ngay vào tháng 4 của năm sau. Mùa hoa từ tháng 5 – 7 hằng năm. 

Hạt kê được trồng ở đâu?

Cây kê ít được trồng ở nước ta, nhưng nó là loại thực phẩm quan trọng của nhiều nước Châu Âu và Trung Quốc. Trên thế giới, cây được trồng phổ biến ở Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ. Cây kê có mặt rất sớm ở nhiều vùng văn hóa, do đó cây mang ý nghĩa to lớn đối với nhiều vùng đất khác nhau. Do không phải là giống cây quen thuộc của nước ta nên hạt kê được trồng ở đâu được rất nhiều người quan tâm. Tại Việt Nam cây kê cũng được trồng ở một số tỉnh có khí hậu khô nóng và ít mưa như Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị bởi cây kê cần ít nước và khả năng chịu hạn rất tốt.

Hạt kê được trồng ở đâu?

Hạt kê được trồng ở đâu?

Tác dụng của hạt kê

Theo nhiều nghiên cứu, bên trong hạt kê có chứa hàm lượng cao acid amin, protein, lipid, hydrat carbon. Hạt kê có khả năng lên men thấp hơn nhiều so với lúa mì và sữa. Ngoài công dụng sử dụng rộng rãi trong ẩm thực thì hạt kê cũng là loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học. Theo y học cổ truyền, hạt kê có tính bình, vị ngọt, có công dụng giải độc, trừ nhiệt, ích thận, hòa trung. Tại Ấn Độ, loại hạt này được xem là thần dược trong việc thu liễm và lợi tiểu, tiêu tích, tiêu thực, kiện tỳ khai vị. 

Theo y học hiện đại, hạt kê chính là loại hạt giàu dinh dưỡng, được sử dụng phổ biến trong nhân dân để làm lương thực cho con người, cho gia súc, gia cầm. Tùy theo từng nhu cầu cụ thể mà hạt kê được chế biến thành nhiều món ăn hay bài thuốc khác nhau. Một số nghiên cứu cụ thể về tác dụng của hạt kê đối với sức khỏe con người cho biết, việc sử dụng hạt kê sẽ có công dụng giúp dễ đi vào giấc ngủ, giải tỏa được căng thẳng, điều chỉnh giấc ngủ, giảm lão hóa, tăng cường trí nhớ, bảo vệ tế bào não, cung cấp các khoáng chất thiết yếu, duy trì hoạt động của não bộ hiệu quả, giảm tình trạng ho khan, ho nhiệt, lậu nhiệt.

Tác dụng của hạt kê

Tác dụng của hạt kê

Không chỉ vậy, hạt kê còn có chứa chất choline, hydrat carbon, lipid, protein, Ca, P, Fe, sinh tố nhóm B có công dụng điều trị xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh, sinh lý yếu, suy giảm trí nhớ, mỏi gối, đau lưng, thận yếu, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, giảm đau dạ dày, cân bằng âm dương thần kinh, cứng động mạch. Tại Trung Quốc, người ta còn thường dùng hạt kê để điều trị tiết tả, tiêu khát, phản vị ẩu thổ, tỳ hư nhiệt, làm dịu các cơn đau do sinh đẻ, trị thấp khớp. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, các hợp chất bên trong hạt kê có khả năng giảm bệnh lý liên quan đến răng miệng, chống lại tình trạng mùi hôi khó chịu, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi bên trong khoang miệng. 

Giá trị kinh tế hạt kê

Nhờ khả năng chịu hạn tốt, chống chịu tốt với thời tiết khô hạn, thị trường tiêu thị ở mức ổn định nên dù cho mới đưa vào trong sản xuất hàng hóa nhưng cây kê cũng nhanh chóng được người dân canh tác 3 – 4 vụ/năm, thậm chí nhiều vùng đã trồng kê thay thế cho các loại cây truyền thống. Với quan điểm của nhiều địa phương, khai thác triệt để những diện tích đất bãi, các vùng trồng kê bắt đầu được hình thành. Tuy vẫn chưa hoàn toàn các giống cây nông nghiệp truyền thống nhưng nhìn chung, kê vẫn là một giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. 

Giá trị kinh tế hạt kê được đánh giá cao hơn hẳn so với lúa, ngô hay khoai lang. Với 1 sào kê, ước tính sẽ cho thu về 6 – 7 tạ hạt kê, giá bán trên thị trường đang giao động khoảng 15 – 20 nghìn đồng/1kg, sau mỗi vụ kê sẽ cho thu về 8 – 10 triệu đồng. Trước đây, Việt Nam chủ yếu trồng giống cây kê trắng, đây là giống kê truyền thống, có năng suất thấp. Sau này khi giá kê cao hơn, thậm chí có thời điểm giá kê lên tới 27 – 28 nghìn đồng/1kg, nhiều hợp tác xã nông nghiệp đã bắt đầu tìm tòi và đưa những giống kê có năng suất cao, thay thế cho giống kê hiện tại.

Giá trị kinh tế hạt kê

Giá trị kinh tế hạt kê

Kê là giống cây dễ trồng, dễ chăm sóc, dễ thu hoạch lại có đầu ra khá ổn định, tính ra mỗi vụ kê người nông dân có thể thu lãi trừ chi phí khoảng 2 – 3 triệu đồng/1 sào. Cao hơn nhiều so với một vụ lúa. Kê là giống cây chín hàng loạt, do đó chúng ta cũng chỉ cần thu hoạch 1 lần. Với vốn đầu tư thấp, thương lái lại tới tận nơi thu mua, đây chắc chắn sản phẩm có giá trị kinh tế cao mà người nông dân nên cân nhắc. 

Hạt kê tẻ

Hạt kê được chia làm 2 loại đó là kê nếp và kê tẻ. Kê nếp có màu vàng, hạt nhỏ, đậm vị, ăn vào có mùi thơm. Hạt kê tẻ có màu vàng nhạt, không mùi ăn vào có vị mát. Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng mua được hạt kê tẻ được đóng gói sẵn tại tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi. 

Cách trồng hạt kê

Điều kiện đất trồng: Nên trồng kê trên đất ẩm, có độ thoát nước cao. 

Xử lý & phân bổ hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước ấm để loại bỏ hạt lép, kém chất lượng. Nên ngâm hạt kê trong thuốc kích thích nảy mầm. 

Cách trồng hạt kê: Thời điểm gieo hạt thích hợp chính là vào đầu mùa hạ hoặc cuối mùa xuân. Gieo hạt theo hàng, mỗi hàng cách nhau khoảng 23 – 25cm, mỗi cây cách nhau khoảng 7 – 8cm.

Hình ảnh cây kê

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây kê dưới đây:

Hình ảnh cây kê

Hình ảnh cây kê

Hình ảnh cây kê

Hình ảnh cây kê

Hình ảnh cây kê

Hình ảnh cây kê

Hình ảnh cây kê

Hình ảnh cây kê

Hình ảnh cây kê

Hình ảnh cây kê

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây kê, tác dụng, giá trị kinh tế và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây hồng xiêm – Đặc điểm, giá trị kinh tế và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -