Cây khoai môn – Cách phân biệt, công dụng, cách trồng

Cây khoai môn là giống cây dễ trồng, sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường khác nhau, ít tốn công chăm sóc cũng như mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, cách trồng và thực hư việc cây khoai môn ngứa. 

Nội Dung Chính

Phân biệt cây khoai môn và cây khoai sọ

Cây khoai môn có danh pháp khoa học là colocasia esculenta var. antiquorum, thuộc chi Colocasia, thuộc họ Araceae. Loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như, cây củ chóc, cây rau chân vịt, cây ráy gai. Cây khoai môn và cây khoai sọ là hai loại cây có vẻ ngoài tương đồng nhau, hình dáng củ cũng khá giống nhau. Tại Việt Nam, có rất nhiều giống cây khoai môn khác nhau từ khoai môn ngứa, khoai môn ngọt cho tới khoai môn tím.

Phân biệt cây khoai môn và cây khoai sọ

Phân biệt cây khoai môn và cây khoai sọ

Cây khoai môn là giống cây thân thảo, phần gốc phình lớn tạo thành củ có hình trứng, vỏ ngoài sần sùi. Đây cũng chính là bộ phận có khả năng phân nhánh và tạo mầm để cây tái sinh. Lá cây có hình tim, cuống lá khá mập, bẹ lá ôm sát lấy thân. Thân cây mọc thẳng, có màu vàng nhạt, hoa có cấu tạo khá đặc biệt, không có bao hoa và bầu nhụy chỉ có một ô. Quả thuộc dạng quả mọng, bên trong có chứa nhiều hạt, hạt có chứa nội nhũ. Người ta thường trồng loại cây này ở những nơi có nguồn nước dồi dào, trồng được cả trên cạn lẫn dưới nước.

Cũng giống như khoai môn, cây khoai sọ cũng nằm trong họ Araceae. Khác với củ khoai lang hay khoai môn, khoai sọ có nhiều củ hơn và có chứa hàm lượng tinh bột cao hơn nhiều. Tại nước ta, cây khoai sọ có đa dạng các giống khác nhau từ khoai sọ dọc trắng, khoai sọ trắng, khoai sọ núi. Cả khoai sọ và khoai môn đều có chứa hàm lượng dinh dưỡng và tinh bột cao. Trong đó, khoai sọ có chứa hàm lượng chất xơ cao hơn, việc ăn thường xuyên khoai sọ sẽ có khả năng ngăn ngừa tình trạng táo bón, trợ tiêu hóa tốt hơn. 

Cây khoai môn tím

Cây khoai môn tím có danh pháp khoa học là colocasia esculenta schott, loại cây này còn được biết tới với tên gọi khác là cây khoai môn ngọt. Trong củ khoai môn tím có chứa các hợp chất dinh dưỡng quan trọng như kali, chất đạm, vitamin A, B, C, E, chất xơ. Các hợp chất này có khả năng lợi cho hệ tiêu hóa, chống lão hóa, tăng cường thị lực cho mắt, tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Ngoài việc cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất xơ và vitamin cần thiết thì cây khoai môn tím còn có chứa hàm lượng chất khoáng cao. Trong đó, chất potassium có công dung điều hòa huyết áp và chức năng tim mạch, giúp tăng cường chức năng hoạt động của tế bào hiệu quả, duy trì vóc dáng, giảm cân.

Cây khoai môn tím

Cây khoai môn tím

Thời gian sinh trưởng cây khoai môn

Cây khoai môn chính là giống cây cho năng suất khá cao, vì vậy thời gian sinh trưởng cây khoai môn được rất nhiều người quan tâm. Thông thường, cây khoai môn sẽ được thu hoạch sau khoảng 10 – 12 tháng trồng. Sau khi thu hoạch thì chúng ta không cần rửa mà nên bảo quản ở những nơi thoáng mát, ít gió. 

Công dụng của lá cây khoai môn

Mặc dù từ trước tới nay, cây khoai môn được biết tới là một giống cây cho thu hái củ, tuy nhiên lá cây cũng là một loại thực phẩm được sử dụng trong nhiều món ăn. Không những vậy, lá khoai môn sau khi nấu chín còn mang lại hàm lượng dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Lá cây khoai môn có chứa lượng calo thấp, chất xơ cao, giàu vitamin A và C, folate, kali. Nhờ những hợp chất này, lá khoai môn đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng dinh dưỡng của con người. 

Công dụng của lá cây khoai môn đã được y học hiện đại chứng minh chính là có khả năng hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật, làm giảm các gốc tự do trong cơ thể, điều trị bệnh tim, rối loạn tự miễn, ung thư. Lá khoai môn cũng có chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng có thể sử dụng linh hoạt với bất kỳ chế độ ăn uống nào. Nhờ hàm lượng calo thấp, hàm lượng chất xơ cao, đây chính là một loại thực phẩm tuyệt vời giúp cân bằng được trọng lượng của cơ thể. Bên cạnh đó, 93% lá khoai môn là nước nên chúng có thể thay thế cho các món ăn có hàm lượng calo cao hơn, bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh và dẻo dai, cải thiện sức khỏe huyết áp của cơ thể, bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho hoạt động sống của cơ thể.

Công dụng của lá cây khoai môn

Công dụng của lá cây khoai môn

Cách trồng khoai môn

Giống: Nên lựa chọn những củ giống có khối lượng tối thiểu là 20 – 30gr, không bị sâu bệnh hay bị thối, vỏ ngoài càng sần sùi, càng có nhiều lông thì càng tốt. Một củ giống tốt chính là những củ có mầm to bằng hạt đậu, kèm theo đó là một số sợi rễ ngắn. 

Chuẩn bị đất trồng: Cây có bộ rễ nông, do đó cần chuẩn bị đất trồng nhiều mùn, tơi xốp, đất cần được cày bừa thật kỹ và không có cỏ dại. Nên trồng cây trên ruộng cạn có chiều rộng luống khoảng 1m, cao khoảng 25 – 30cm. 

Mật độ trồng: Mật độ trồng khoai môn được khuyến cáo là 40.000 – 50.000 cây/ha, mỗi cây cách nhau khoảng 50 – 60cm. Nếu trồng với khoảng cách 60 – 70cm, thì mật độ trồng nên giảm xuống 25.000-35.000 cây/ha.

Cách trồng khoai môn: Đặt củ giống sâu mặt đất khoảng 5 – 7cm, mầm sẽ hướng lên trên. Ngay sau khi lấp đất thì phủ lên bề mặt một lớp rơm, rạ hoặc cỏ khô để bắt đầu giữ ẩm cho cây. Nên sử dụng mái che hoặc màng bao phủ lấy toàn bộ bề mặt luống trồng.

Cách trồng khoai môn

Cách trồng khoai môn

Chăm sóc: Nên tiến hành xới xáo thường xuyên và dọn sạch cỏ dại cũng như vun gốc cho cây. 

Tưới nước: Ngay sau khi trồng cần tưới nước lên toàn bộ bề mặt trồng để cây có thể phát triển tốt. Thời kỳ khi cây có 5 – 6 lá thì tăng lượng nước lên gấp 2 lần để tăng năng suất. 

Phòng trừ sâu bệnh: Cây thường xuyên gặp bệnh sương mai, bệnh khảm lá, sâu khoang, nhện đỏ, rệp bông. Cần thường xuyên quan sát tình trạng bệnh và phun thuốc bảo vệ thực vật ngay khi có triệu chứng. 

Trồng khoai môn vào tháng mấy? 

Trồng khoai môn vào tháng mấy chính là sự thắc mắc của rất nhiều người trồng. Thông thường, mùa vụ thích hợp nhất để trồng cây khoai môn là vào tháng 7 hằng năm hoặc tháng 11 – 12. Đây chính là thời điểm có khí hậu thích hợp nhất để cây phát triển. 

Thực hư cây khoai môn ngứa

Trong số các loại cây khoai môn thì có một loại chúng ta không nên ăn đó là cây khoai môn ngứa. Loại cây này còn được gọi với cái tên cây ráy, cây khoai nước. Nhiều người đã nhầm lẫn khi ăn phải loại cây này đã gây nên tình trạng ngộ độc cũng như dị ứng. Theo một số nhà khoa học, cây khoai môn ngứa mọc ngoài tự nhiên khi tươi sẽ có chứa chất độc oxalat calci. Khi chất này tiếp xúc với làn da của con người sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau như sốc phản vệ, dị ứng trong, dị ứng ngoài da, ngứa ngáy, đỏ da, nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thực hư cây khoai môn ngứa

Thực hư cây khoai môn ngứa

Tuy nhiên, nếu chúng ta biết cách chế biến đúng cách thì đây cũng là một loại thực phẩm có thể ăn được. Không chỉ củ, khi chúng ta tiêu thụ lá khoai môn thô cần phản cẩn thận với hàm lượng độc tính bên trong bởi lá khoai môn có chứa hàm lượng oxalate rất cao. Một số người bị bệnh sỏi thận, tuyệt đối không được ăn cả lá và củ khoai môn ngứa. Ngoài ra, lá khoai môn non thường có chứa nhiều chất oxalat hơn lá già, do đó khi ăn lá khoai môn non, cơ thể sẽ thường xuyên gặp tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Để khử hoạt tính độc của oxalat trong lá khoai môn, chúng cần phải được nấu thật chín cho đến khi lá mềm ra. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và thực hư việc cây khoai môn ngứa. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây khoai lang – Nguồn gốc, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -