Cây lý là cây gì? Công dụng, cách trồng và hình ảnh
Với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, cùng nhiều loại địa hình và thổ nhưỡng khác nhau. Nước ta mang những điều kiện thuận lợi để trồng các loại cây từ phổ thông cho tới có giá trị cao. Trong số những loại cây đó, cây lý được xem là giống cây độc, lạ, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, cách trồng và hình ảnh cây lý.
Cây lý là cây gì?
Cây lý là giống cây ăn trái có vẻ ngoài đẹp mắt, độc lạ, sinh trưởng tập trung ở khu vực miền Tây của nước ta. Loại trái cây này có tên gọi khác là cây mận lý, chúng không được trồng phổ biến như cây mận nên ít khi xuất hiện. Có rất nhiều gia đình tại miền Tây trồng loại cây này chỉ để cho nhà ăn chứ không có mục đích kinh tế. Do đó, việc cây lý là cây gì được rất nhiều người quan tâm. Cây lý thuộc họ Mận, hình dáng bên ngoài tương tự cây mận nhưng cho hoa có kích thước lớn và rực rỡ hơn. Quả lý có hình tròn, có hình dáng giống quả lê nhưng có kích thước nhỏ hơn.
Phần thịt bên trong xốp, ngọt, có mùi thơm nhẹ, mùa quả lý trong khoảng tháng 12 – 3 hằng năm, khi quả lý bắt đầu vàng thì chúng ta chỉ cần lại gần là có thể ngửi được mùi thơm quyến rũ. Quả lý có tên gọi khác là rose apple, cái tên này được hình thành do ăn vào có vị hoa hồng. Quả lý khi chín tới sẽ có màu hồng cam đẹp mắt. Tuy chúng ít nước nhưng ít hạt, ăn vào có mùi hoa hồng thơm ngát. Ngoài công dụng ăn ngon, nó còn là một vị thuốc quý có công dụng điều trị các bệnh về đường ruột, dùng làm thuốc bổ, an ruột, dễ tiêu, điều trị bệnh ăn uống không tiêu, bụng đau lâm râm. Theo kinh nghiệm dân gian, trái lý và lá lý non là thuốc quý trị đường ruột cực kỳ linh hiệu.
Quả lý ít khi được bán nhiều trên thị trường Việt Nam, đây là giống cây trồng có tuổi thọ lâu, ra trái ít, khi chín thì rất khó có thể bảo quản hay vận chuyển. Đây chính là giống cây được xuất khẩu phổ biến ở Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Mỹ. Nhiều người cũng nhận xét loại trái này có mùi thơm giống táo đỏ, nhiều nước hơn, ngọt hơn và không có vị chua.
Cây lý đỏ
Cây lý đỏ thực tế là giống cây hoa thiên lý đỏ, cái tên cây lý đỏ thực tế chỉ là cách gọi tắt của cây hoa thiên lý đỏ mà thôi. Giống cây này có danh pháp khoa học là pyrostegia ignea, thuộc họ Bignoniaceae. Đây chính là giống cây sai hoa, thời gian lưu hoa cũng rất bền nên được rất nhiều gia đình ưa chuộng trồng thành giàn, tạo hàng rào hay cổng vòm. Cây hoa lý đỏ mang màu sắc đỏ rực, màu sắc này tượng trưng cho niềm đam mê và nhiệt huyết của gia đình. Theo phong thủy, loại hoa này trông giống như những ngọn lửa rực rỡ, có công dụng giải tỏa luồng âm khí, gia tăng dương khí và tăng may mắn cho người sở hữu.
Những giàn hoa lý đỏ đung đưa trong gió mang lại cho ngôi nhà của bạn cảm giác tràn đầy sức sống, hừng hực đam mê, mang đến nhựa sống căng trào nâng cao tinh thần cho cả gia đình mỗi ngày. Cây lý đỏ là giống cây dây leo, hóa gỗ khi già, sinh trưởng lâu năm, lá có hình tim, màu xanh đậm, có khả năng che phủ tốt nên thường được trồng thành giàn để che nắng. Cây lý đỏ có sức sống vô cùng tốt, chịu được điều kiện thời tiết nắng nóng, lạnh giá trên cả ba miền của đất nước. Đặc biệt, đây còn là giống cây trồng có thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, giúp che nắng, chắn mưa, tạo dựng một không gian sống vô cùng rực rỡ.
Công dụng cây mận lý
Quả mận lý có chứa hàm lượng cao chất cytochrome oxidase, acid cyanhydric, amygdalase, acid chlohydric, amygdalin, amygdalin. Theo nhiều tài liệu nước ngoài, rễ cây lý có công dụng giải khát, hạ sốt. Quả lý có tính bình, vị chua, ngọt nhẹ, có công dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng, lợi thủy, tán ứ, hoạt huyết, sinh tân, điều nhiệt. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, cây lý là nguồn cung cấp chất jambosine, chất này có công dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ngăn cản quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường trong cơ thể, điều chỉnh đường huyết.
Dù là giống cây có hình dáng bên ngoài khá nhỏ bé nhưng cây lý lại có chứa hàm lượng chất xơ khá cao. Do đó, chúng ta nên ăn loại trái cây này thường xuyên để đảm bảo cho hệ tiêu hóa luôn được hoạt động một cách tốt nhất, giúp loại bỏ chất thải hiệu quả hơn, ngăn ngừa chứng táo bón. Không chỉ tại Việt Nam, tại Ấn Độ người ta vẫn dùng quả mận đỏ để phòng ngừa các bệnh liên quan tới dạ dày, kiết lỵ. Chúng ta chỉ cần ngâm hạt mận vào một lọ nước kín trong khoảng 5 – 6 ngày, tiếp đó lấy ra và xay nhuyễn thành bột. Sau khoảng 2 – 3 lần sử dụng thì tình trạng bệnh sẽ được giảm thiểu rõ rệt.
Công dụng cây mận lý được y học hiện đại công nhận từ lâu. Nhờ hàm lượng vitamin C và A cùng với hợp chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ thì trong trái lý còn có khả năng phòng chống ung thư, làm giảm nguy cơ ung thư, giảm tổn hại ở các tế bào do bị oxy hóa, chế ngự các gốc tự do, chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Rễ cây lý thường được sắc thuốc uống có công dụng hạ sốt, giải nhiệt, hỗ trợ thải độc tố cho thận và gan, chữa bệnh thiếu máu, hạn chế tình trạng nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, ngăn chặn sự leo thang của mức cholesterol trong cơ thể.
Hiếm có loại trái cây nào lại có chứa hàm lượng vitamin C ở mức cao như vậy. Nhiều chuyên gia y tế cũng đã khuyến cáo việc ăn loại trái cây này thường xuyên sẽ có khả năng hỗ trợ khả năng nhận thức của não bộ, làm dịu những triệu chứng khó chịu do bệnh đau mắt gây ra, điều trị viêm phế quản, viêm họng, cúm, cảm, củng cố khả năng miễn dịch, hỗ trợ giảm cân, giảm đau nhức, chữa bệnh động kinh.
Cách trồng cây giống mận lý
Cây lý chính là giống cây ăn trái dễ trồng, sai trái, nhanh cho thu hoạch. Tuy nhiên, hiện tại loại cây này chỉ sinh trưởng được duy nhất ở khu vực miền Tây mà thôi. Hiện nay, có khá nhiều giống cây lý khác nhau. Nên lựa chọn mua cây giống tại các cửa hàng buôn bán cây cảnh uy tín tại địa phương.
Cách nhân giống: Cây lý thường được nhân giống bằng ghép cành hoặc bằng ghép mắt. Chúng ta có thể tiến hành ghép mận quanh năm, trừ những tháng mưa nhiều thì chúng ta nên hạn chế ghép. Tốt nhất nên ghép cành cho cây vào mùa xuân, khi cây chưa ra lộc non. Đất trồng, đào hố, bón lót: Cây lý có khả năng trồng trên nhiều loại đất khác nhau, sinh trưởng tốt trên đất khe núi, ven đồi màu mỡ có hàm lượng dinh dưỡng cao. Hố trồng tối thiểu là 50x50cm. Trước khi trồng khoảng 4 – 5 ngày nên bón phân cho cây, mỗi hố nên bón khoảng 20 – 30kg phân hữu cơ kết hợp vôi bột và phân supe lân.
Mật độ, khoảng cách: Nên trồng cây với mật độ khuyến cáo là 500 cây/ha – 625 cây/ha.
Cách trồng cây giống mận lý: Khi thời tiết thuận lợi thì bắt đầu đào hố trồng, đặt cây vào hố, lấp đất. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên lấp kín vết ghép, dùng rơm và rạ phủ quanh gốc để giữ ẩm cho cây. Tưới khoảng 10 – 15 lít nước cho mỗi gốc ngay sau khi trồng.
Kỹ thuật chăm sóc: Nên bón phân định kỳ cho cây theo chu kỳ 5 – 6 tháng/1 lần. Chú ý tưới nước đều đặn cho cây vào trước khi nở hoa, khi đang nuôi quả và quả non.
Hình ảnh cây lý
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây lý dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và hình ảnh cây lý. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây lim – Đặc điểm, đặc tính gỗ, giá trị kinh tế và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây lim – Đặc điểm, đặc tính gỗ, giá trị kinh tế và hình ảnh
Cây kiwi – Đặc điểm, tuổi thọ, công dụng và cách trồng
Cây kim ngân hoa – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Top 12+ loại cây hoa vàng trang trí cảnh quan đẹp mắt
Cây hạt é là cây gì? Cách phân biệt, tác dụng và cách trồng
Cây kim giao – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây khoai môn – Cách phân biệt, công dụng, cách trồng