Cây mủ trôm – Cách ăn hạt trôm, cách trồng và hình ảnh
Cây mủ trôm là giống thực vật còn xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên chúng lại là giống cây quen thuộc đối với người dân khu vực miền Tây. Nước mủ trôm chính là thức uống giải khát vô cùng tuyệt vời, có nhiều công dụng đối với cơ thể như điều hòa đường huyết, nhuận tràng, thanh lọc cơ thể,… Đọc ngay để tìm hiểu về thông tin hạt mủ trôm ăn được không, cách ăn, cách trồng và hình ảnh cây mủ trôm.
Hạt cây mủ trôm ăn được không?
Cây trôm chính là giống cây nông nghiệp quen thuộc và có giá trị kinh tế cao của vùng đất Nam Bộ, mủ trôm được lấy từ nhựa của cây trôm là giống thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Cây mủ trôm có danh pháp khoa học là sterculia foetida, thuộc họ Sterculiaceae. Loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây cốc, cây gạo, cây trôm thối, cây trôm hôi,… Đây chính là giống cây có tuổi thọ cao, lá cây có hình chân vịt trông như lá gòn. Hoa trôm có màu đỏ, quả trôm có kích thước lớn, bên trong có chứa hạt màu đen bóng.
Vỏ ngoài của quả trôm có màu sắc khá đẹp, được nhiều người sử dụng để làm thuốc nhuộm màu tự nhiên. Mủ, lá, vỏ và hạt trôm được dùng như một vị thuốc có khả năng điều trị một số bệnh ở người. Cây trôm được trồng chủ yếu với mục đích thu hoạch mủ để làm đồ uống và điều chế mỹ phẩm. Ngoài Việt Nam thì giống cây này còn sinh sống ở nhiều quốc gia khác như Philippines, Thái Lan, Úc, Ấn Độ,… Mủ trôm thực tế chính là nhựa được tiết ra từ vỏ thân của cây trôm, mủ trôm nguyên chất sẽ có màu trắng trong, đục và đặc sệt giống như thạch.
Ở nước ta, mủ trôm được sử dụng cho mục đích giải khát, làm nguyên liệu trong ngành kỹ nghệ, dược phẩm và trong công nghiệp mỹ phẩm. Mủ trôm chính là món ăn phổ biến tại vùng đất Nam Bộ, được người dân sử dụng vào mùa hè để giải khát. Ngoài mủ trôm thì một số bộ phận của cây cũng có thể được dùng để ăn. Nhiều người ở nơi khác vẫn thắc không biết ngoài mủ trôm thì hạt cây mủ trôm ăn được không? Hạt mủ trôm có thể ăn được, nhiều người còn nhận xét nếu biết cách chế biến chúng thì khi ăn vào thậm chí còn có cảm khác ngon hơn cả hạt sen.
Hoạt tính lá cây mủ trôm
Thông qua nhiều thí nghiệm khoa học trên chuột cho biết, chiết xuất từ lá cây mủ trôm có khả năng chống viêm phù nề cấp tính do phụ gia thực phẩm gây ra, ức chế thần kinh trung ương, làm thôi miên. Ngoài ra, chiết xuất từ lá trôm cũng được kiểm tra và xác nhận đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, có khả năng gây độc tế bào, chống nhiễm trùng, kháng nấm, gây bệnh đường ruột, hạn chế sự sinh trưởng của vi khuẩn E. coli, tụ cầu vàng.
Hoa cây mủ trôm
Hoa trôm có màu đỏ, mọc tập trung thành cụm. Loại hoa này khi nở sẽ có mùi thối, vì vậy một số người gọi loại cây này là cây trôm thối. Hiện nay, chưa ghi nhận bất cứ thông tin nào về việc sử dụng hoa cây mủ trôm trong ẩm thực hay y học. Do đó, tuyệt đối không sử dụng hoa trôm trong bất cứ trường hợp nào.
Cách ăn hạt mủ trôm
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, bên trong cây trôm có chứa hàm lượng các nguyên tố vi lượng cao, khoáng chất như threonine, valine, isoleucine, phenylalanine, leucine, lysine, natri, magie, kali, canxi, kẽm. Công dụng của mủ trôm chính là làm đẹp da và chống oxy, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm stress, giúp ngủ ngon, giải độc mát gan, cải thiện hệ xương khớp, cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể, ổn định đường huyết, điều trị táo bón, nhuận tràng, điều trị mụn nhọt. Khi ngâm mủ trôm trong nước chúng sẽ chuyển thành dạng thạch có màu sắc hơi ngả vàng.
Ngoài mủ trôm, hạt mủ trôm cũng được sử dụng trong y học với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Cách ăn hạt mủ trôm cũng tương tự như mủ trôm. Để nấu thành các món ăn hay thức uống thì hạt trôm sẽ được ngâm trong nước trong khoảng 1 – 2 ngày để hạt nở mềm ra. Tỷ lệ hạt thích hợp để hạt có thể nở ra hoàn toàn chính là 1 lít nước ngâm với 5gr hạt. Do đặc tính háo nước nên khi đi vào hệ tiêu hóa hạt trôm sẽ tiếp tục hút nước nếu chưa được ngâm thật kỹ, vì vậy chúng ta cần ngâm hạt trôm trong nước đủ thời gian.
Cách lấy mủ trôm
Khi cây trôm đã trưởng thành, trong khoảng 4 – 7 năm tuổi từ khi trồng thì chúng ta có thể tiến hành thu hoạch mủ trôm. Cách lấy mủ trôm như sau: Tiến hành cạo lớp vỏ cây bên ngoài, rạch theo đường thẳng hoặc đục lỗ xuyên qua thân ở nhiều vị trí khác nhau. Tại vị trí của các đường rạch hoặc đường đục lỗ thì dịch trôm sẽ được tiết ra, quanh các đường rạch chúng ta nên đặt phía dưới bao nilon hoặc các vật đựng để giúp mủ trôm không bị rơi ra hay rơi xuống đất.
Ngay sau khi thu hoạch được mủ trôm thì chúng ta cần lấy chúng về và phơi khô trong 3 – 4 ngày năng to. Sau đó khoảng 1 tháng, các đường rạch cũng như các rãnh đục sẽ tự động liền lại, lúc này chúng ta cần tiếp tục cạo sạch vỏ và mang đi thu hoạch tiếp. Nếu chúng ta thu hoạch mủ trôm với mục đích kinh tế thì chúng ta cần phân loại mủ trôm ra làm hai loại đó là mủ trôm loại 1 và mủ trôm loại 2.
Mủ trôm loại 2: Nguyên cục mủ trôm tươi sau thu hoạch sẽ được mang đi phơi khô. Gọi là mủ trôm dạng viên (dạng cục).
Mủ trôm loại 1: Sau khi thu hoạch, mủ trôm tươi sẽ được kéo dài ra thành dạng thanh rồi cắt bớt phần thâm vàng và mang phơi khô. Còn gọi là mủ trôm dạng thanh.
Cách trồng cây mủ trôm
Đất trồng: Cây mủ trôm thường sinh trưởng tốt trên các loại đất ẩm, có chế độ thoát nước tốt cũng như thành phần cơ giới nhẹ. Các loại đất có thành phần cơ giới nặng hay có chế độ thoát nước kém sẽ không quá thích hợp cho việc trồng trôm.
Điều kiện thời tiết: Cây sinh trưởng nhanh chóng ở những nơi có độ ẩm không khí >70%, lượng mưa trung bình năm từ 600 mm trở lên, điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 24 – 30 độ C và nhiều ánh sáng.
Cách trồng cây mủ trôm: Tiến hành làm đất và đào hố trước 10 – 15 ngày theo kích thước 40x40x40cm. Khi đào hố cần bón lót vào mỗi hố 1kg phân chuồng hoai mục. Mật độ trồng tiêu chuẩn là 5x5m hoặc 4x4m tương đương 400 cây/ha. Đặt cây vào hố trồng, lấp đất và tưới nước trực tiếp vào gốc cây.
Cách chăm sóc: Cây không quá ưa nước, vì vậy chỉ nên tưới nước cho cây vào mùa khô, tưới nước theo chu kỳ 1 tuần/1 lần. Cần bón phân cho cây theo chu kỳ 6 tháng 1 lần bằng phân NPK kết hợp phân super lân. Vào mùa mưa tuyệt đối không bón phân hay tưới nước cho cây. Ngay sau khi thu hoạch mủ trôm cần thu hoạch toàn bộ mủ bám trên thân cây và lao sạch vết rạch.
Cây mủ trôm giống
Đây chính là loại cây có khả năng thích ứng tốt với khí hậu khô nóng, cây trôm không những góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân từ khai thác mủ trôm. Trước khi trồng đúng kỹ thuật thì bà con cần chuẩn bị kỹ cây giống, tiêu chuẩn cây mủ trôm giống chính là: Đủ 3 – 4 tháng tuổi, chiều cao trong khoảng 35 – 45cm, đường kính cổ rễ 3 – 4mm.
Hình ảnh cây mủ trôm
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây mủ trôm dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin hạt mủ trôm ăn được không, cách ăn, cách trồng và hình ảnh cây mủ trôm. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây ngái – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và độc tố
Sinh Vật Cảnh -Cây ngái – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và độc tố
Cây lý là cây gì? Công dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây lim – Đặc điểm, đặc tính gỗ, giá trị kinh tế và hình ảnh
Cây kiwi – Đặc điểm, tuổi thọ, công dụng và cách trồng
Cây kim ngân hoa – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Top 12+ loại cây hoa vàng trang trí cảnh quan đẹp mắt
Cây hạt é là cây gì? Cách phân biệt, tác dụng và cách trồng