Cây mắm là cây gì? Công dụng, cách trồng và ý nghĩa

Cây mắm chính là giống cây điển hình của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Loại cây này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu, gia tăng thủy triều, ngăn chặn nước biển xâm lấn. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về thông tin cây mắm là cây gì, công dụng, cách trồng và ý nghĩa. 

Nội Dung Chính

Cây mắm là cây gì?

Cây mắm có danh pháp khoa học là vierh. var. rumphiana bakhuiz, thuộc họ Cỏ Roi Ngựa (Verbenaceae). Nhiều người khi nghe tới cái tên này thường thắc mắc không biết cây mắm là cây gì? Đây chính là một trong những giống cây phổ biến được trồng trong rừng ngập mặn của nước ta và là một vị thuốc quý trong y học. Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì việc hình thành các khu rừng ngập mặn gắn bó mật thiết với sự phát triển của cây mắm. Chúng được mọc lên từ những khu vực bùn lầy, có sức sống vô cùng mãnh liệt, khi còn non thì cây mọc tập trung lại thành bụi lớn, khi trưởng thành thì tự mọc độc lập, cao tới 25m, thân cây hình trụ, đường kính thân sát gốc lên tới 1m.

Cây mắm là cây gì?

Cây mắm là cây gì?

Rễ cây sinh trưởng với tốc độ khá nhanh chóng, mọc tập trung trên mặt bùn. Cành non được bao phủ bởi một lớp lông mềm có màu xám trắng, cành già sẽ nhẵn bóng và có nhiều những vệt màu trắng trông như những chiếc lỗ. Mỗi một cành cây sẽ có khoảng 5 – 7 cặp lá, lá có hình trứng, mọc đối xứng hai bên, nhọn một đầu, thon một đầu. Mép lá có nhiều gợn sóng, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có nhiều lông, cuống lá có màu trắng xám. Hoa cây mắm thường có 4 cánh, kích thước hoa lớn, đường kính trong khoảng 8 – 10cm. Hoa thường mọc tập trung thành cụm, cụm hoa có màu cam hoặc màu vàng tùy giống. 

Quả cây mắm có nhiều kích thước khác nhau chứ không cố định, chúng có nhiều hình dáng khác nhau tùy theo giống và điều kiện thời tiết, từ trái tim, trái xoan, tròn. Vỏ ngoài có màu xanh bóng hoặc nâu, bên ngoài có một lớp lông bao phủ. Mỗi một trái sẽ có một hạt bên trong, các hạt này đều sẽ có khả năng nảy mầm khi ngâm trong nước. Vì vậy, từ một vài cây được trồng ban đầu, chúng sẽ nhanh chóng hình thành được một hệ sinh thái mắm rộng lớn. 

Đặc tính của cây mắm

Cây mắm chính là loại cây mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết ở những vùng đất bãi bồi. Bởi đặc tính của cây mắm chính là rễ mọc ngược lên phía trên và tiếp tục giữ lại lượng phù sa được sóng đánh vào bờ. Khi mảng đất chỗ đó dần dần nhô cao lên khỏi mặt nước thì cũng là lúc cây mắm cho ra quả. Vào tháng 4 hằng năm, đây chính là thời điểm cây mắm bị sâu hại phá hoại nghiêm trọng. Do phải tập trung nhiều vào sự phát triển của bộ rễ nên phần tán cây bị sâu hại phá hoại nên chúng khó có khả năng cạnh tranh lại được với cây đước.

Đặc tính của cây mắm

Đặc tính của cây mắm

Công dụng cây mắm rừng

Cây mắm là giống cây sinh trưởng lâu đời tại Việt Nam, cây có khá nhiều công dụng trong đời sống và y tế. Cây có chứa hàm lượng đạm khá cao nên được dùng để làm phân xanh, quả có thể ăn được, vỏ cây và rễ được dùng để làm thuốc. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây mắm có chứa hàm lượng lớn tanin, đường, nhựa, tinh dầu, cacbonat, kali, sắt, natri, galactoside, fitoterapia, isorhamnetin 3-O-rutinoside, chrysoeriol 7-O-glucoside, luteolin 7-O-methyl ether, glucozit, ancaloid. Ngoài ra, loại cây này còn có chứa một chất màu đỏ chưa biết rõ tên, chúng thay đổi màu sắc theo điều kiện môi trường. 

Theo y học cổ truyền, cây mắm rừng có công dụng điều trị bệnh viêm da, điều trị hoại tử, viêm loét và bệnh hủi. Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ cây mắm được chế thành dạng cao lỏng để bôi ngoài da hoặc ngâm rượu uống có khả năng điều trị bệnh phong vô cùng hiệu quả. Để điều trị tình trạng viêm loét cơ thể, chúng ta đem một lượng nhỏ cao đắp trực tiếp vào vết loét, giúp chống khuẩn, kháng viêm, làm lành vết thương hiệu quả. Đối với những vết thương, vết loét đã bị hoại tử thì chúng ta nên giã nhuyễn lá cây mắm cùng với một ít muối và đắp trực tiếp lên vết thương, khi đắp tốt nhất nên chừa ra một chỗ trống để chất độc theo đó đi ra ngoài.

Công dụng cây mắm rừng

Công dụng cây mắm rừng

Không chỉ tại Việt Nam, tại y học cổ truyền Ấn Độ, người ta có ghi chép công dụng của cây mắm trong việc điều trị bệnh viêm da kèm theo lở loét, giúp trợ tim, thanh lọc cơ thể, mát gan, cải thiện tình trạng viêm da. Uống nước sắc cây mắm rừng mỗi ngày còn có khả năng chữa chứng suy nhược thần kinh, giúp an thần, chữa bệnh mất ngủ. Tại một số vùng tại Ấn Độ, người dân còn dùng hạt của cây mắm để bào chế thuốc kích dục, những quả mắm non được giã nhuyễn để điều trị áp xe và mưng mủ.

Cây mắm đen

Khác với cây mắm vàng mọc nhiều ở Cà Mau, mắm ổi mọc nhiều ở Ninh Thuận. Cây mắm đen chính là giống cây mọc tập trung ở những khu rừng ngập mặn của Kiên Giang, Bà Rịa –Vũng Tàu, Đồng Nai. Ngoài Việt Nam, cây mắm đen cũng mọc nhiều ở Niu Ghinê, Philippin, Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Bộ phận dùng chính là vỏ, rễ, quả. Theo y học cổ truyền, cây mắm đen có tính thu liễm, sát trùng, có công chống thụ thai và kích thích sinh dục. 

Mỗi một bộ phận của cây mắm đen lại có những công dụng khác nhau. Lá có chứa hàm lượng đạm cao được dùng để làm phân xanh, quả được dùng làm thức ăn, thân được ứng dụng làm củi đốt, hoa có nguồn mật lớn được dùng để nuôi mật ong hiệu quả. Cũng giống như cây mắm vàng, cây mắm đen được dùng để làm thuốc ngừa thai và thuốc điều trị bệnh lỵ, phong. 

Cây mắm bonsai

Ngày nay, cây mắm còn được trồng để làm cảnh ở nhiều nơi, nhờ đặc tính dẻo dai, cây được uốn nắn bonsai để làm cây trang trí nghệ thuật. Nhiều nhà nghệ thuật cũng từng nhận xét về tác phẩm cây mắm bonsai như sau: “Trong nhu có cương, trong cương có nhu”.

Cách trồng cây mắm biển

Tiêu chuẩn khu vực trồng: Đất có hàm lượng bùn cao, độ mặn của nước trong mùa mưa từ 20 – 21‰, mùa khô từ 28 – 33‰, lượng mưa trung bình năm từ 1.300 – 2.400mm/năm, nhiệt độ trung bình tháng trên 20°C. 

Cách trồng cây mắm biển: Sau khi thu hái quả mắm biển đã già thì chúng ta tiến hành ngâm trong nước mặn hoặc nước ngọt khoảng 1 – 2 ngày. Khi vỏ cây nứt thì bắt đầu cấy cây vào bầu, ươm trồng cây cho tới khi cao khoảng 50 – 70cm thì bắt đầu trồng cây vào bùn. Nên trồng khi thủy triều xuống, ngay sau khi trồng cần cắm cọc để cố định cây không bị đổ ngã khi thủy triều lên.

Cách trồng cây mắm biển

Cách trồng cây mắm biển

Ý nghĩa cây mắm Cà Mau

Hiện tại, do hưởng được phù sa từ các khu vực rừng ngập mặn mới nên cây đước đang tập trung phát triển xanh tốt hơn và lấn lướt hoàn toàn cây mắm trong hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đước sinh trưởng đón nhận hết ánh nắng mặt trời và che phủ toàn bộ các cây có kích thước nhỏ bé sinh trưởng ở bên dưới như cây mắm. Từ đó, mắm chết dần, tuy nhiên trước khi chết thì cây mắm vẫn kịp ra hoa, kết trái và tái sinh bằng cách rụng quả xuống mặt đất. Có lẽ cũng chính vì lý do này mà người dân Cà Mau, khu vực có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước thường hay nói “Mắm trước, đước sau,…” là như thế. Nhìn chung, cây mắm Cà Mau có giá trị kinh tế không quá cao nhưng chúng vẫn mang ý nghĩa quan trọng với người dân nơi đây. 

Hình ảnh cây mắm

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây mắm dưới đây:

Hình ảnh cây mắm

Hình ảnh cây mắm

Hình ảnh cây mắm

Hình ảnh cây mắm

Hình ảnh cây mắm

Hình ảnh cây mắm

Hình ảnh cây mắm

Hình ảnh cây mắm

Hình ảnh cây mắm

Hình ảnh cây mắm

Hình ảnh cây mắm

Hình ảnh cây mắm

Trên đây là toàn bộ thông tin cây mắm là cây gì, công dụng, cách trồng và ý nghĩa. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây mủ trôm – Cách ăn hạt trôm, cách trồng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -