Cây mai vạn phúc hợp tuổi nào? Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng

Cây mai vạn phúc là giống cây cảnh phong thủy được đông đảo người Việt yêu quý sử dụng để trang trí và cải vận cho gia đình. Đúng như cái tên gọi, cây mang tới cho người sở hữu sự hạnh phúc, may mắn, được trồng trong chậu để tạo điểm nhấn cho không gian, trang trí tiểu cảnh, sân vườn, hàng rào. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách phân biệt, ý nghĩa, cây mai vạn phúc hợp tuổi nào và cách trồng. 

Nội Dung Chính

Phân biệt mai vạn phúc và mai chiếu thủy

Cây mai vạn phúc có danh pháp khoa học là tabernaemontana dwarf, loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây mai chỉ thiên, cây mai tiểu thư. Đây chính là giống cây thuộc họ Apocynaceae (Trúc Đào), có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực Châu Á. Đây là giống cây hoa cảnh thân gỗ, sinh trưởng dạng bụi, cây phân nhiều cành nhánh, chiều cao trong khoảng 0,4 – 1m, tán cây tỏa rộng. Khi cây bị gãy thường chảy ra một chất nhựa mủ có màu trắng. Lá cây mai vạn phúc thuộc dạng lá đơn, mọc đối xứng hai bên, lá có hình trứng, thon dài ở hai đầu, chiều dài trong khoảng 5 – 12cm, cuống lá khá ngắn, mép lá nguyên.

Phân biệt mai vạn phúc và mai chiếu thủy

Phân biệt mai vạn phúc và mai chiếu thủy

Cây mai vạn phúc được bao phủ bởi một màu xanh lục đẹp mắt, các lá mọc đối xứng và xoắn vào với nhau, bề mặt lá bóng bẩy, đẹp mắt. Hoa thường mọc tập trung thành cụm, mọc ra từ nách lá hoặc đầu cành, cụm hoa không có quá nhiều hoa. Hoa mọc thẳng đứng và mọc hướng lên trên. Một điểm đặc biệt của loài hoa này được rất nhiều người yêu quý đó là hoa nở quanh năm và khi nở có mùi thơm dịu nhẹ. Quả là dạng quả nang, màu đỏ, hình trứng, đường kính trong khoảng 2 – 4cm, quả có nhiều khứa dọc. Cây mai vạn phúc thường hay bị nhầm lẫn với cây hoa mai chiếu thủy. Để phân biệt được mai vạn phúc và mai chiếu thủy, chúng ta quan sát một số đặc điểm bên ngoài như sau: 

Mai chiếu thủy có tên gọi khác là cây mai chiếu thổ, đây chính là giống cây thân gỗ, có nguồn gốc từ khu vực ba nước Đông Dương. Thân cây sần sùi, vỏ ngoài màu xám đen, phân nhiều cành nhánh, kích thước nhỏ, dễ uốn nắn. lá mai chiếu thủy có hình trứng, kích thước nhỏ, bề mặt lá có màu xanh thẫm. Hoa mọc tập trung thành chuỗi dài, một bông hoa có 5 cánh, khi nở có mùi thơm khá dễ chịu. Vì giống hoa này có mùi thơm khá dễ chịu, mọc chụm đầu xuống đất nên nhiều người còn gọi loại hoa này là hoa mai chiếu thổ. Ngay sau khi hoa tàn thì quả sẽ sinh trưởng quả, quả mai chiếu thủy có màu đen, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp lông mềm, 1 hoa sẽ có 1 quả.

Cây mai vạn phúc có ý nghĩa gì?

Cây mai vạn phúc là cây giống cây mang nhiều ý nghĩa. Cây được trồng để làm cảnh, trang trí trong vườn nhà. Tán cây có hình cầu nên rất phù hợp để trồng trong những công trình nổi tiếng, các ngôi nhà có thiết kế cầu kỳ, biệt thự. Ngoài ra, loại cây này còn được trồng như một loại cây tiểu cảnh, giúp tô điểm cho không gian sống. Bên cạnh giá trị thẩm mỹ cao, loại cây này còn giúp tạo dựng một không khí trong lành, xanh sạch đẹp. Nhờ mùi thơm dễ chịu, hoa mai vạn phúc còn tạo cho con người cảm giác dễ chịu, thư thái. Vậy, trong phong thủy cây mai vạn phúc có ý nghĩa gì?

Cây mai vạn phúc có ý nghĩa gì?

Cây mai vạn phúc có ý nghĩa gì?

Nhắc tới cây mai vạn phúc, người ta sẽ nghĩ ngay tới khí tiết trong sáng của người quân tử, sự thanh tao, tinh khiết của người con gái. Cùng với đó, cây mai vạn phúc còn giúp diệt trừ tà ma, xua đuổi khí độc, màu trắng tinh khôi của hoa giống như bùa hộ mệnh cho bất cứ ai sở hữu nó, đem lại thuận lợi cho cuộc sống. Ngay từ cái tên, cây cũng đang thể hiện được niềm hạnh phúc, sự may mắn, những điều tốt lành cho người sở hữu nó. Nhờ sức sống tốt, ít tốn công chăm sóc, hoa lại nở rộ đẹp mắt, cây mang nhiều ý nghĩa tuyệt vời trong đời sống và phong thủy, vì vậy cây phù hợp trang trí cho phòng làm việc, cơ quan, tiểu cảnh, đặt trong nhà, trang trí sân vườn. 

Theo quan niệm dân gian từ xưa, cây mang tới vẻ đẹp sung túc, may mắn cho ngôi nhà, tượng trưng cho sự bền vững và vững trãi. Một số nhà phong thủy học cho biết, loại cây này có khả năng trấn giữ long mạch để duy trì vượng khí trong nhà. Vì vậy, việc trang trí trong gia đình một cây mai vạn phúc sẽ giúp cho gia đình của chúng ta luôn hòa thuận, các thành viên luôn bình an và không bao giờ xảy ra mâu thuẫn. Cũng chính nhờ ý nghĩa phong thủy tuyệt vời đó mà loại cây này thường được dùng để làm quà tặng dịp lễ Tết, tân gia. 

Cây mai vạn phúc hợp với tuổi nào?

Để cây mang lại ý nghĩa phong thủy tốt đẹp nhất, chúng ta cần quan tâm tới yếu tố cây mai vạn phúc hợp với tuổi nào? Cây mai vạn phúc mang màu trắng tinh khôi, dựa theo phong thủy đây chính là màu sắc hợp nhất đối với bản mệnh Kim. Vì vậy, nếu bạn là người mệnh Kim thì nên trồng một chậu cây xung quanh nơi sống của mình. 

Cây mai vạn phúc trồng trong nhà được không?

Cây mai vạn phúc là một loại cây nhỏ, thường được trồng thành những bụi cây có kích thước lớn. Cây cho hoa màu trắng, do đó rất được ưa chuộng trồng làm cây cảnh trang trí cho không gian. Thông thường, chúng ta sẽ thấy những cây mai vạn phúc được trồng thành một hàng rào hoặc những khóm nhỏ hay trồng dưới gốc cây lớn để trang trí công viên, công ty, trường học, tạo cảnh quan cho các địa điểm du lịch, sân vườn. Vậy, cây mai vạn phúc trồng trong nhà được không? Ngoài việc trồng cây trang trí tiểu cảnh thì giống cây này thường được trồng trong những chậu có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau, đặt trong văn phòng, không gian phòng khách trong nhà, trước hiên nhà, khuôn viên sân vườn.

Cây mai vạn phúc trồng trong nhà được không?

Cây mai vạn phúc trồng trong nhà được không?

Nhờ giá trị thẩm mỹ cao, việc trang trí cây mai vạn phúc trong nhà sẽ làm tăng vẻ đẹp của các kiến trúc xung quanh nhà, giúp tạo dựng một không khí trong nhà trong lành và một không gian sống xanh sạch đẹp. Không chỉ dừng lại ở đó, loại cây này còn có thể sử dụng một số bộ phận để điều trị bệnh. Rễ được dùng để làm thuốc tẩy giun, trị đau mắt, đau răng, các bệnh ngoài da. Mủ cây được dùng để phòng tránh viêm nhiễm, làm dịu vết thương ngoài da. Vì vậy, đây đích thị là một giống cây thích hợp trồng trong nhà.

Cách trồng cây mai vạn phúc

Cũng giống như các loại cây cảnh khác, cây mai vạn phúc cũng được trồng bằng các phương pháp phổ biến như ghép cành, chiết cành. Ngay sau khi tiến hành nhân giống bằng hai phương pháp này, chúng ta cần lựa chọn những cành bánh tẻ, kích thước lớn, chắc chắn, khỏe mạnh, không có sâu bệnh. Cây lấy cành chiết phải là cây đã ra hoa được 1 – 2 năm, khỏe mạnh, không sâu bệnh. 

Đất trồng: Đất cần đảm bảo dinh dưỡng, có độ thông thoáng cao, tơi xốp, độ thoát nước tốt. Ngoài ra, chúng ta có thể tự trộn đất hoặc mua đất sẵn ở bên ngoài. 

Nơi trồng: Chúng ta có thể trồng trực tiếp ngoài tự nhiên hoặc trồng trong chậu. Nếu trồng trong chậu cần lựa chọn chậu trồng có kích thước lớn.

Cách trồng cây mai vạn phúc

Cách trồng cây mai vạn phúc

Cách trồng cây mai vạn phúc: Đào hố trồng có kích thước bằng với kích thước của bầu cây, đặt cây vào bên trong hố trồng, lấp đất lại và vun gốc cho cây. Ngay sau khi trồng cần tưới nước thật đẫm. Nếu trồng cây ngoài tự nhiên thì mỗi cây trồng nên cách nhau khoảng 60 – 80cm. 

Cách chăm sóc: Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên. Nên đảm bảo lượng nước tưới phù hợp, nên tưới theo chu kỳ 1 – 2 lần/1 ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu thời tiết quá nắng nóng nên tăng gấp đôi lượng nước tưới cho cây. 

Hình ảnh cây mai vạn phúc

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây mai vạn phúc dưới đây:

Hình ảnh cây mai vạn phúc

Hình ảnh cây mai vạn phúc

Hình ảnh cây mai vạn phúc

Hình ảnh cây mai vạn phúc

Hình ảnh cây mai vạn phúc

Hình ảnh cây mai vạn phúc

Hình ảnh cây mai vạn phúc

Hình ảnh cây mai vạn phúc

Hình ảnh cây mai vạn phúc

Hình ảnh cây mai vạn phúc

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm phân biệt, ý nghĩa, cây mai vạn phúc hợp tuổi nào và cách trồng. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây mắm là cây gì? Công dụng, cách trồng và ý nghĩa

Sinh Vật Cảnh -