Cây sa nhân – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh

Cây sa nhân chính là giống cây thuốc được trồng phổ biến tại khu vực miền núi của nước ta. Tuy nhiên, cái tên sa nhân vẫn là cái tên xa lạ đối với nhiều người. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh cây sa nhân. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây sa nhân rừng

Cây sa nhân có danh pháp khoa học là amomum longiligulare T.L. wu, thuộc họ Zingiberaceae (Gừng). Loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây la vê (Ba Na), pa đoóc (K’Dong), sa ngần (Dao), mác nẻng (Tày), co nẻnh (Thái), mé tré bà,… Đây chính là giống cây thân thảo, sinh trưởng lâu năm trong tự nhiên, chiều cao trong khoảng 1,5 – 2,5m. Rễ có kích thước khá nhỏ, mảnh mai, mọc bò lan trên mặt đất. Lá có kích thước lớn, chiều dài trong khoảng 23 – 30cm, chiều rộng trọng khoảng 5 – 6cm, mọc so le hai bên thành dãy.

Đặc điểm cây sa nhân rừng

Đặc điểm cây sa nhân rừng

Phiến lá có hình mũi mác, nhọn một đầu, thon một đầu, mép lá nguyên, hai mặt lá nhẵn bóng, không có lông. Cây sa nhân rừng chính là giống cây được sử dụng để làm thuốc nhiều nhất so với các loại sa nhân khác. Để phân biệt được giống sa nhân rừng thì chúng ta quan sát phần lưỡi bẹ, sa nhân rừng có lưỡi bẹ dài khoảng 2 – 4cm, một đầu nhọn, mỏng và không có lông bao phủ. Hoa sa nhân mọc tập trung thành cụm, mọc ra trực tiếp từ rễ hoặc thân. Một cây sẽ có khoảng 5 – 7 bông hoa, hoa có màu trắng, mỗi bông sẽ có kèm theo khoảng 2 lá bắc nhỏ. 

Quả có hình cầu hoặc hình trứng, đường kính trong khoảng 1,3 – 2cm, có màu tím, khi chín sẽ chuyển dần sang màu đen, bên trong có nhiều hạt. Hiện tại, cây sa nhân ở Việt Nam được khai thác chủ yếu từ tự nhiên. Ngoài việc khai thác để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước thì loại dược liệu này còn được xuất khẩu và mang lại giá trị kinh tế khá cao. Mỗi năm sẽ có khoảng hai mùa thu hoạch sa nhân, mùa hoa vào tháng 4 – 6 và mùa quả là vào tháng 7 – 8 hằng năm. Thời điểm thu hoạch cây tốt nhất chính là khi vỏ ngoài của quả vẫn còn màu tím đen, lúc này hạt bên trong đã bắt đầu tách đôi. 

Cây sa nhân trắng

Cây sa nhân trắng được phân bố chủ yếu ở đảo Hải Nam, Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc và ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Tại nước ta, so với các loài sa nhân khác thì cây sa nhân thái có biên độ sinh thái khá rộng, chúng phân bố ở tất cả các vùng núi cao có địa hình trên 1000m so với mặt nước biển. Theo nhiều nghiên cứu và thống kê của các viện dược liệu trên cả nước thì từ năm 1961 tới nay sa nhân trắng đã được ghi nhận mọc tự nhiên ở 38 tỉnh thành phố với phạm vi không cố định và liên tục trên cả nước.

Cây sa nhân trắng

Cây sa nhân trắng

Một số vùng, cây sa nhân đã mọc tập trung trên một diện tích lớn như Kon Tum, Đắc Lắc, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có khí hậu á nhiệt đới, cây sinh trưởng rất tốt và có tốc độ phát triển ở mức cao. Thông thường, chúng ta thường thấy loại cây này mọc xen lẫn với các loại cây khác trong rừng. Cây ra hoa và quả hằng năm, khả năng tái sinh chồi tự nhiên của sa nhân trắng cũng đã được xác định là tăng theo cấp số nhân.

Giống cây sa nhân tím

Cây sa nhân tím là giống cây mọc nhiều ở đảo Hải Nam của Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Tại nước ta, cây phân bố tập trung ở Tây Nguyên, có trữ lượng lớn ở Ba Tơ (Quảng Ngãi), Sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Thạnh (Bình Định), An Khẽ và K’Bang (Gia Lai), M’Đrắc (Đắk Lắk),… Tại đây, giống cây sa nhân tím mọc xen kẽ cùng với cây sa nhân trắng trên diện tích rừng. Trong khi đó, ở khu vực miền Bắc thì cây sa nhân tím lại mọc đơn lẻ với trữ lượng thấp trạng thái hoang dại hoặc trồng ở vườn. Loại cây này là giống cây ưa ẩm, chịu bóng tốt, ưa thích ánh sáng tự nhiên nhưng không quá gay gắt.

Giống cây sa nhân tím

Giống cây sa nhân tím

Cây sa nhân có tác dụng gì?

Theo nhiều nghiên cứu, cây sa nhân có chứa hàm lượng cao nerolidol, linalool, saponin, parametoxyathtlxinamat, pinen, phelandren, l – limonen, acetat bornyl, tinh dầu D – borneol, tinh dầu D – camphor. Theo y học cổ truyền, dược liệu sa nhân có tính ôn, vị cay, mùi thơm, được quy vào 3 kinh đó là Thận, Vị và Tỳ. Vậy, cây sa nhân có tác dụng gì? Theo y học cổ truyền, cây sa nhân có công dụng giảm đau, kháng khuẩn, trừ phong thấp, kích thích hệ tiêu hóa, an thai, ôn trung chỉ tả, hóa thấp, hành khí. Ngoài ra, vị dược liệu còn được ứng dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh tiêu chảy, ăn uống không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, trị các chứng đau bụng. 

Ngay từ xưa, người dân đã sử dụng dược liệu sa nhân với mục đích điều trị bệnh phong thấp, đau nhức răng, chữa các bệnh về đường ruột, an thai, khai vị tiêu thực, chỉ thống. Ngày nay, người ta sử dụng cây sa nhân để điều chế tinh dầu, tinh dầu sa nhân có công dụng kháng khuẩn rất tốt. Tuy nhiên, khi so sánh về đặc tính kháng khuẩn của tinh dầu sa nhân trắng và tinh dầu sa nhân tím thì tinh dầu sa nhân trắng có hàm lượng dược tính cao hơn hẳn. Theo y học hiện đại, vị dược liệu này có công dụng chống lại vi khuẩn vô vùng tốt, ngăn ngừa các triệu chứng nôn khan, đầy hơi, ợ chua, chống lại vi sinh vật có hại trong đường ruột, chữa tiêu chảy hay ăn uống khó tiêu rất hiệu quả.

Cây sa nhân có tác dụng gì?

Cây sa nhân có tác dụng gì?

Quả sa nhân ngâm rượu có tác dụng gì?

Khi nhắc tới dược liệu sa nhân là người ta sẽ nghĩ ngay tới hạt sa nhân được lấy trực tiếp từ quả sa nhân. Loại dược liệu này được sử dụng trong dân gian với nhiều cách khác nhau, trong đó cách dùng phổ biến nhất chính là ngâm rượu. Vậy, quả sa nhân ngâm rượu có tác dụng gì

Rượu sa nhân được dùng để điều trị tỳ vị hư hàn, dạ dày, viêm đại tràng, điều trị bệnh viêm loét dạ dày, ức chế các loại vi khuẩn như shigella dysenteriae proteus vulgaris, salmonella typhi, bacillus subtilis, mycobacterium tuberculosis, bacillus mycoides, diplococcus pneumonia,… Để rượu sa nhân mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh thì chúng ta nên dùng rượu sa nhân trong bữa ăn, mỗi ngày dùng tối đa 2 chén nhỏ. Rượu sa nhân cũng có thể được dùng để xoa bóp ngoài da nhằm giảm sưng đau do các bệnh về xương khớp mang lại.

Quả sa nhân ngâm rượu có tác dụng gì?

Quả sa nhân ngâm rượu có tác dụng gì?

Cách trồng cây sa nhân

Cây sa nhân là giống cây ưa ẩm, vì vậy nếu chúng ta trồng sa nhân thì cần chú ý tới lượng nước tưới, đặc biệt là ở giai đoạn mới trồng. Khi trời không có mưa thì chúng ta cần tiến hành tưới nước ngay cho cây. 

Cách trồng cây sa nhân như sau: Loại cây này được trồng bằng phương pháp gieo hạt, tiến hành gieo hạt trực tiếp vào trong môi trường đất ẩm, khi cây đã nảy mầm và mọc trồi lên trên mặt đất thì chúng ta nên xem xét mật độ trồng và thực hiện trồng dặm.

Cách trồng cây sa nhân

Cách trồng cây sa nhân

Làm cỏ: Nên tiến hành làm sạch cỏ thường xuyên bằng tay để cây không phải tranh giành ánh sáng và dinh dưỡng. Cây có phần rễ mọc bò lên trên mặt đất nên tuyệt đối không được sử dụng dụng cụ sắc nhọn. Trong vòng 1,5 – 2 năm đầu tiên, cứ 2 – 3 tháng làm cỏ một lần.

Bón thúc phân: Thực hiện bón phân cho cây theo chu kỳ 1 năm/1 lần. 

Phòng trừ sâu bệnh: Hiện tại, chưa ghi nhận bất kỳ loại bệnh nào đặc trưng trên loại cây này cả, tuy nhiên chúng thường bị bọ rùa ăn lá non và sâu khoang hại lá. Do đó cần thường xuyên quan sát và có biện pháp phun trừ sâu bệnh hại ngay từ khi mới phát sinh.  

Hình ảnh cây sa nhân

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây sa nhân dưới đây:

Hình ảnh cây sa nhân

Hình ảnh cây sa nhân

Hình ảnh cây sa nhân

Hình ảnh cây sa nhân

Hình ảnh cây sa nhân

Hình ảnh cây sa nhân

Hình ảnh cây sa nhân

Hình ảnh cây sa nhân

Hình ảnh cây sa nhân

Hình ảnh cây sa nhân

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh cây sa nhân. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây rêu là cây gì? Phân loại, vai trò và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -