Cây rêu là cây gì? Phân loại, vai trò và cách trồng
Rêu chính là giống thực vật xuất hiện đầu tiên trên trái đất và có mặt ở khắp các châu lục, khắp các quốc gia. Cây rêu ngày nay còn mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với đời sống và sức khỏe con người. Đọc ngay để tìm hiểu thông tin cây rêu là cây gì? Phân loại, vai trò và cách trồng cây rêu.
Cây rêu là cây gì?
Cây rêu chính là giống thực vật có kích thước nhỏ bé nhưng lại mang vẻ đẹp rất riêng và công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Rêu là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên trái đất. Chúng được xếp vào nhóm thực vật tiên phong, là bàn đạp tạo nên sự phát triển của các nhóm thực vật khác trên cạn và cả dưới nước. Khi nhắc tới cây rêu, chúng ta thường nghĩ chúng chỉ là một giống thực vật mọc hoang dại, xấu xí cần được loại bỏ. Thực chất, loại cây này lại đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bề mặt trái đất. Vậy, cây rêu là cây gì?
Cây rêu là giống thực vật nhỏ bé, chiều cao trong khoảng 0,2 – 10cm tùy giống, cây rêu cao nhất trên thế giới hiện chỉ có chiều cao khoảng 50cm. Rêu sinh trưởng ở khắp nơi, mọc tập trung thành cụm, sinh trưởng chủ yếu ở những nơi có nhiệt độ thấp, nhiều nước, ít ánh nắng. Rêu chỉ có lá, không sinh trưởng hoa, quả hay hạt, sinh sản chủ yếu bằng bào tử. Nếu các loài thực vật khác dẫn dinh dưỡng và nước thông qua mô dẫn thì với rêu chúng lại sử dụng các bộ phận giả để dẫn chất dinh dưỡng và nước. Các bộ phận này chỉ là một khối tế bào chưa hình thành chức năng rõ ràng mà thôi.
Rêu đã được sử dụng trong các nền văn minh trên thế giới từ rất sớm, chúng được dùng hàng ngàn năm qua với nhiều công dụng từ chữa bệnh cho con người, làm rau ăn cho tới cung cấp dưỡng khí cho trái đất. Theo nhiều nghiên cứu, cây mang lại hiệu quả cung cấp oxy cao gấp 80 lần so với bất kỳ loại thực vật nào. Chúng có giới hạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở mức cao, sinh trưởng khỏe mạnh trong cả những nơi không hề xuất hiện ánh sáng mặt trời. Hiện nay, có hơn 12.500 loài rêu khác nhau đã được công nhận trên thế giới.
Cây rêu sống ở đâu?
Người ta ngày càng khám phá ra được nhiều công dụng của loại thực phẩm này. Vì vậy, việc cây rêu sống ở đâu được rất nhiều người quan tâm. Cây rêu sinh trưởng ở khắp mọi nơi, mọc tập trung thành cụm, có khả năng bám lên bất kỳ những nơi nào ẩm ướt như các khu rừng già, gốc cây lớn, tường ẩm, những nơi có bề mặt ẩm ướt.
Các loại cây rêu
Hiện nay, trên thế giới có hơn 12.500 loài rêu đã được ghi nhận, trong đó các loại cây rêu được sử dụng phổ biến để làm cảnh bao gồm:
Rêu Flame: Tên tiếng Việt của loại rêu này chính là rêu lửa. Hình dáng bên ngoài của cây trông giống như một ngọn lửa đang bùng cháy. Loại rêu này được ưa chuộng trồng làm cảnh phổ biến trong những môi trường có nhiều nắng.
Rêu Us Fiss: Dòng rêu này có kích thước tán lá khá nhỏ, lá có hình dạng móc xòe, xếp tầng đẹp mắt. Lá không quá dài và các cành thường mọc xoắn vào cùng với nhau. Loại cây này dễ trồng, có tốc độ phát triển khá chậm, độ PH phù hợp khi trồng là 6,0 – 7,5, nguồn gốc từ Singapore và USA, thuộc nhóm thực vật Fissidens.
Rêu Weeping: Đây là giống rêu có danh pháp khoa học là vesicularia ferriei, là một trong những loại rêu được trồng phổ biến nhất. Hình dáng bên ngoài của chúng trông giống như thác đổ. Giống thực vật này có nguồn gốc từ Châu Á, độ PH phù hợp là 5.0 – 8.0, cần ít công chăm sóc, mức độ sinh trưởng trung bình.
Rêu MiniFiss: Đây chính là giống cây rêu thủy sinh được sử dụng rộng rãi trong các bể cá thủy sinh. Cây có nguồn gốc từ Châu Á, dễ trồng, tốc độ sinh trưởng khá chậm, độ PH phù hợp là 6.0 – 7.5. Giống thực vật này có thể dễ dàng được trồng thành các hình dáng khác nhau để phục vụ theo sở thích của người chơi.
Rêu Mini Taiwan: Đây là giống cây rêu đẹp, lá xanh mướt, dễ trồng và sinh trưởng ở bất kỳ môi trường nào. Đây chính là giống rêu được nhiều người trồng nhất tại Việt Nam và cũng khó chăm sóc nhất.
Cây rêu đá
Khi chúng ta tới với Sơn La, con người không những bị cuốn hút bởi cảnh sắc thiên nhiên hữu tình mà còn bị hấp dẫn bởi những món ăn đặc sản mà chỉ có đồng bào dân tộc Thái mới có. Trong đó, món ăn rêu đá chính là một món đặc sản làm nên thương hiệu của núi rừng. Cây rêu đá có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, trong đó món ăn ngon nhất có lẽ là món canh rau tươi. Theo kinh nghiệm dân gian, rêu đá chính là một món ăn mát lành có công dụng hạ huyết áp, thanh nhiệt, giải độc, giúp lưu thông khí huyết.
Vai trò của cây rêu
Không chỉ bây giờ mà rêu đã được sử dụng từ rất lâu trên thế giới, qua hàng ngàn năm với các công dụng như băng vết thương, làm tã, nhồi gối,… Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu thì các dòng cây rêu nói chung đều có khả năng hấp thụ chất lỏng gấp 20 lần trọng lượng của chính nó, vì vậy chúng còn được ứng dụng làm vật liệu cách điện và cách nhiệt hiệu quả. Tại nhiều nước như Trung Quốc, Pháp, Nhật, Mỹ, Đức, Ấn Độ,… vai trò của cây rêu không hề thua kém bất kỳ loại cây xanh nào. Dựa vào khả năng thấm hút nước tốt và các chất độc hại thì chúng còn được dùng như một nguồn nhiên liệu sản xuất các khí gas thiên nhiên, metan, etilen, hidro,…
Ngoài ra, chúng được sử dụng để xử lý các sự cố tràn dầu, xử lý nước thải chứa nhiều kim loại nặng, được sử dụng như một chất lọc hiệu quả, tạo than, than bùn. Không chỉ dừng lại ở đó, tại một số nơi hiếm hoi các loài cây thân gỗ thì cây rêu còn được dùng để diệt côn trùng, làm chất bảo quản thực phẩm, nệm, tấm cách điện, làm chiếu, ứng dụng cả trong xây dựng. Cũng theo nhiều nghiên cứu khoa học thì cây rêu có chứa các hoạt tính sinh học cao nên được dùng để điều trị sỏi thận, giảm viêm và sốt, trị các bệnh thần kinh và tim mạch. Một số loài rêu bám trên đá lâu còn có khả năng bổ sung nguồn tài nguyên đất cho con người, thúc đẩy quá trình hóa đá.
Cách chế biến lá của cây rêu
Lá của cây rêu có thể được chế biến thành nhiều món như: Rêu gói lá nướng vùi tro bếp đang còn than hồng, rêu nấu canh, rêu phơi khô để kẹp nướng hơ trên than củi. Cách chế biến lá rêu ngon nhất và thường xuyên được người đồng bào dân tộc Thái áp dụng chính là rêu gói lá chuối. Rêu được nướng trên bếp củi, nêm nếm đầy đủ các loại gia vị. Ngay sau khi nướng khoảng 20 phút là chúng ta có thể thưởng thức.
Cách trồng cây rêu tường
Cách trồng rêu tường cho sân vườn hiệu quả:
Bước 1: Lựa chọn nơi trồng đã có sẵn một vài cây rêu sinh sống.
Bước 2: Thiết kế một khu vực ẩm trong khu vực sân vườn và có khả năng thoát nước nhanh.
Bước 3: Lựa chọn các khu vực có bóng râm.
Bước 4: Yêu cầu của độ PH trong đất khoảng 5.0 và 6.0.
Bước 5: Dọn sạch những tạp chất và rác trên tường và ấn mạnh các mảng rêu xuống mặt đất.
Bước 6: Tưới liên tục trong vòng 3 tuần.
Chăm sóc: Tưới nước mỗi ngày liên tục trong 2 – 3 tuần liên tiếp. Tránh trường hợp rêu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Không cần bón phân cho rêu, chỉ cần cung cấp đủ độ ẩm
Hình ảnh cây rêu
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây rêu dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây rêu là cây gì? Phân loại, vai trò và cách trồng cây rêu. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây rau má dùng nhiều tốt không? Tác dụng, cách trồng, tác hại
Sinh Vật Cảnh -Cây rau má dùng nhiều tốt không? Tác dụng, cách trồng, tác hại
Cây quýt – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây phúc lộc thọ – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và độc tố
Cây nổ – Đặc điểm, công dụng, cách dùng và cách trồng
Cây nhót – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây ngọc bút – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc
Cây mai vạn phúc hợp tuổi nào? Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng