Cây quýt – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây quýt chính là giống cây được trồng phổ biến ở Việt Nam với nhiều công dụng trong lĩnh vực làm cảnh và y học. Trong phong thủy, cây mang ý nghĩa khá tuyệt vời. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng cây quýt.
Đặc điểm cây quýt
Hiện tại, ở Việt Nam có hai giống quýt được trồng phổ biến chính là quýt đường và quýt hồng. Quýt đường chính là giống quýt được trồng để thu hái quả, chúng có nhiều xơ màu trắng, phần ruột bên ngoài có màu cam khá đẹp mắt, ăn vào có vị ngọt. Quýt hồng có kích thước quả nhỏ hơn, phần ruột màu cam, ăn vào có vị chua, được trồng chủ yếu để làm cảnh. Cả hai loại quýt này đều có những đặc điểm hình dáng bên ngoài tương tự nhau và thích nghi tốt với nhiều loại điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau. Hiện tại, khu vực miền Nam chính là nơi có trữ lượng quýt lớn nhất cả nước.
Đặc điểm cây quýt bao gồm: Thân gỗ, phân nhánh khá nhanh và mạnh. Thân cây có nhiều gai nhọn, những chiếc gai này sẽ rụng đi khi già. Các cành nhánh phát triển khá đều, thường chỉ sinh trưởng tới một chiều dài nhất định sẽ dừng lại. Lá quýt có hình trứng, nhọn hai đầu, là dạng lá đơn, mọc xen kẽ nhau, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Cuống lá dài, gân lá hình lông chim, hai mặt lá nhẵn bóng, khi vò nát sẽ có mùi thơm xuất hiện, khi già lá quýt sẽ có xu hướng nhỏ lại và xoăn. Hoa quýt mọc tập trung thành chùm, mỗi bông hoa có 6 cánh hoa, hoa có mùi thơm nên hấp dẫn rất nhiều loài côn trùng lui tới.
Chiều cao của cây sẽ thay đổi tùy giống và điều kiện môi trường, thường những cây quýt ngọt và trồng trong tự nhiên sẽ có kích thước lớn hơn những cây quýt hồng trồng chậu. Quả quýt cũng có kích thước to nhỏ tương tự như chiều cao của cây. Quả có dạng hình cầu, dẹt ở hai đầu, bên trong có nhiều múi, mỗi múi lại có nhiều hạt. Vỏ ngoài chứa hàm lượng tinh dầu cao, có màu hồng đặc trưng. Cây có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, phát triển khỏe mạnh lên cả những vùng đất ngập nước và đất phèn chua. Hiện tại, các giống quýt đều cho năng suất cao, chi phí đầu thu thấp, mang lại hiệu quả kinh tế tốt cho người dân.
Công dụng cây quýt
Thực tế, cây quýt có mặt tại nước ta từ lâu, được sử dụng dưới nhiều mục đích khác nhau. Công dụng cây quýt như sau: Trái có màu hồng đặc trưng và thường chín vào dịp Tết Nguyên Đán nên có giá bán nguyên cây khá cao. Cây cũng cho trái khá sớm và có sản lượng cao, sau khi trồng ba năm có thể cho trái, thậm chí nếu cây được chăm sóc kỹ phát triển sớm có thể năm thứ hai đã cho trái đầu. Theo nhiều nghiên cứu, quả quýt chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là vitamin C, có hương vị thơm ngon được nhiều người ưa chuộng.
Quả quýt được dùng để ăn tươi, ngoài ra chúng ta cũng có thể ép nước để bồi bổ cho những người bị tình trạng suy nhược. Vỏ có chứa hàm lượng vitamin C và tinh dầu cao, được dùng để làm thuốc, làm mứt. Hoa và lá được dùng để điều chế tinh dầu. Ngoài ra, đây cũng chính là loại trái cây được dùng để bày trí mâm ngũ quả ngày Tết. Theo nhiều nghiên cứu, quả quýt có chứa hàm lượng cao muối vô cơ, calci, sắt, vitamin, đường,… Tuy nhiên, khi nhắc tới quýt, một số người tỏ ra ái ngại bởi nghĩ tới loại quả có vị chua lòm, tuy nhiên cũng có người lại tỏ ra thèm thuồng bởi vị ngọt bên trong của nó.
Theo Đông Y, quýt là một trong những loại quả rất tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng đối với sắc đẹp của phụ nữ. Khi ăn loại quả này sẽ có công dụng giúp sảng khoái tinh thần, làm tan đờm, kích thích thèm ăn, nhuận phổi, giải rượu, giải khát. Vỏ quýt trong Đông Y được gọi là trần bì, đây chính là vị thuốc thường xuyên được sử dụng trong các trường hợp bị ho đờm lâu năm, tức ngực, tiêu chảy, sốt rét, đờm, nôn mửa, khó tiêu, đau tức ngực, đau mạn sườn, đau gan. Ngoài ra, hạt quýt chín còn được gọi là quất hạnh, có công dụng điều trị tinh hoàn sưng đau, đau lưng, thận lạnh, sa ruột, viêm tuyến vú.
Lá cây quýt
Trong y học cổ truyền, lá cây quýt được gọi là quất diệp, vị dược liệu này có tính ôn, vị cay, có mùi thơm tinh dầu, được quy vào kinh Vị và Can. Lá cây quýt được dùng để điều trị chứng nhũ ung, trị mụn nhọt, đau tức vùng ngực và mạng sườn, sốt cao, có tác dụng giáng khí thanh nhiệt phát tán, điều trị nôn và hay ợ hơi do lạnh dạ dày. Ngoài ra, lá quýt còn được dùng trong ẩm thực để nấu cùng với thịt chó, giúp món ăn này có mùi thơm đặc biệt, ăn vào dễ tiêu hóa.
Lưu ý: Người yếu mệt không có tích trệ, người âm hư không nên dùng lá quýt.
Ý nghĩa cây quýt cảnh
Cây quýt chính là giống cây được đông đảo người dân Việt Nam lựa chọn làm cây trang trí vào dịp Tết Nguyên Đán. Dựa theo phát âm trong tiếng Hán thì từ quýt đồng âm với từ cát nên người ta luôn quan niệm loại cây này trồng trong nhà sẽ mang lại nhiều phước lành, các thành viên trong gia đình gặp nhiều may mắn. Cây quýt có lá xanh tốt quanh năm, là loại cây sai trái, quả có màu hồng nên cây mang ý nghĩa dồi dào sức sống, ăn nên làm ra, hứa hẹn một năm mới được mùa, thể hiện sự trù phú nếu trang trí trong nhà dịp Tết đến xuân về.
Ý nghĩa cây quýt cảnh chính là may mắn, cát tường, vì vậy mỗi dịp Tết đến xuân về, người ta không chỉ trang trí cây với mục đích gia tăng vẻ đẹp cho không gian mà còn trồng với mục đích mang lại may mắn và niềm vui cho tất cả thành viên trong gia đình. Theo các chuyên gia phong thủy thì cây quýt cảnh hội tụ đầy đủ các yếu tố trong ngũ hành. Vì vậy, với mỗi bản mệnh khác nhau thì cây lại mang những ý nghĩa khác nhau. Cũng theo phong thủy, những loại cây xanh trĩu quả tượng trưng cho sự tài lộc, cây càng sai quả thì càng mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ. Thời điểm cây quýt ra hoa cũng chính là lúc Thủy sinh Mộc, trong khi đó Mộc là sự hiện diện của sinh khí.
Ngoài ra, theo quan niệm dân gian thì cây quýt chính là biểu tượng của trường thọ, sự may mắn, thể hiện sự sum vầy của nhiều thế hệ trong gia đình, bình an, sức khỏe. Vị trí bày trí cây quýt trong nhà, trong cửa hàng cũng sẽ giúp gia chủ thu được nhiều tài lộc, đầu tư sáng suốt, đem lại cát khí lớn lao. Thông thường, một cây quýt đẹp phải là một cây quýt có gốc to, thân ngắn, nhiều cành nhánh. Hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều các loại cây quýt cảnh có nhiều thế đứng khác nhau, mỗi thế lại mang một ý nghĩa tuyệt vời trong phong thủy.
Cách trồng cây quýt
Đất trồng: Cây quýt sinh trưởng khỏe mạnh trên đất có tỷ lệ thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng. Nếu trồng trong chậu cần đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng và có lỗ thoát nước lớn. Chúng ta hoàn toàn có thể mua đất sẵn hoặc thực hiện trộn đất với mùn hữu cơ, than bùn, xơ dừa, vỏ trấu, phân trùn quế, phân gà, phân bò hoai mục. Trước khi trồng nên bón lót và phơi ải để xử lý toàn bộ mầm bệnh.
Giống: Để cây có năng xuất tốt, người ta thường trồng bằng phương pháp chiết và ghép cành.
Cách trồng cây quýt: Đào hố trồng có kích thước bằng với kích thước của bầu cây, loại bỏ nilon bao quanh bầu cây và đặt cây vào bên trong hố trồng sao cho cây đứng thẳng. Lấp đất lại và tưới nước thật đẫm cho cây. Trong suốt 1 – 2 tuần đầu cần cắm cọc để cố định cây và phủ rơm cỏ quanh gốc để giữ độ ẩm cho đất.
Cách trồng cây quýt từ hạt
Việc trồng cây từ hạt thường được rất ít người lựa chọn bởi năng suất cây mang lại không cao, cây con dễ chết.
Cách trồng cây quýt từ hạt: Sử dụng những hạt quýt có kích thước lớn, tròn, không sâu bệnh hay bóp méo. Ngâm hạt giống trong nước trong khoảng 3 tiếng, tiếp đó để ráo và bóc lớp vỏ bên ngoài của hạt. Tiếp tục ngâm khoảng 1 tiếng nữa thì gieo trực tiếp hạt giống trong một khu vực trồng nhỏ. Khi cây cao khoảng 80 – 90cm thì chúng ta thực hiện trồng như thông thường.
Ảnh cây quýt
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây quýt dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng cây quýt. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây phúc lộc thọ – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và độc tố
Sinh Vật Cảnh -Cây phúc lộc thọ – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và độc tố
Cây nổ – Đặc điểm, công dụng, cách dùng và cách trồng
Cây nhót – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây ngọc bút – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc
Cây mai vạn phúc hợp tuổi nào? Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây mắm là cây gì? Công dụng, cách trồng và ý nghĩa
Cây mủ trôm – Cách ăn hạt trôm, cách trồng và hình ảnh