Cây nổ – Đặc điểm, công dụng, cách dùng và cách trồng
Cây nổ chính là giống cây thuốc quen thuộc có nhiều công dụng như giảm ngứa, giảm đau, chỉ huyết, giải độc, thanh nhiệt, trừ thấp, khu phong,… Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây nổ rừng, công dụng, cách dùng và cách trồng cây nổ.
Đặc điểm cây nổ rừng
Cây nổ chính là giống cây sinh trưởng lâu năm trong tự nhiên. Cây có hoa đẹp mắt, nở quanh năm, nhiều người còn trồng cây thành bồn hoa trang trí trong sân vườn, công viên. Đây chính là giống cây ưa sáng, dễ trồng, sinh trưởng khỏe mạnh, nhanh chóng được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt. Cây nổ rừng có chiều cao trong khoảng 20 – 50cm, một số cây sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể cao lên tới 80cm. Rễ cây phình to tạo thành củ, hình bầu dục, vỏ ngoài có màu vàng nâu.
Thân cây mọc thẳng, có nhiều lông bao phủ, thân cây được chia thành các đốt, mỗi đốt lại mang một cành nhỏ, các cành nhỏ này mang lá. Thân cây hình trụ, lá mọc đối xứng hai bên, lá có hình bầu dục, một đầu tù một đầu nhọn. Phiến lá gợn sóng, mặt lá trên có nhiều lông cứng, màu tối. Hoa nổ rừng có hình chuông, mọc ra ở nách lá hoặc ở phần ngon, hoa có 5 cánh, màu tím khá đặc biệt. Cây ra quả từ tháng 8 – 10 hằng năm, quả nổ là dạng quả nang, bên trong chứa hạt tròn, dẹt, khi chín quả sẽ chuyển dần từ màu trắng về màu đen.
Cây nổ rừng chính là giống cây có nguồn gốc từ các nước trong khu vực Châu Mỹ. Loại cây này sinh trưởng chủ yếu ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc. Ở nước ta, loại cây này chủ yếu mọc hoang dại ở ven bìa rừng của tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Quả nổ có thể cho thu hoạch quanh năm, khi chín chỉ cần nhổ bỏ cả cây sau đó rửa sạch và phơi khô. Vị thuốc này có thể được dùng khô hoặc tươi, rễ cây chính là bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm dược liệu. Chúng ta hoàn toàn có thể sắc nước uống hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị bệnh.
Cây nổ đen
Cây nổ đen còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây diệp hạ châu mạng, cây tạo phan rệp, cây chè nộc, cây mỗ, cây mực, cây phèn đen,… Loại cây này có tên khoa học là phyllanthus reticulatus poir, thuộc họ Euphorbiaceae (Thầu Dầu). Đây chính là giống cây thuốc nam quý mọc hoang nhiều ở ven bờ ruộng, ven rừng. Cây có chiều cao khoảng 2 – 4m, các nhánh cây có màu đen bóng và mọc so le với nhau. Lá cây khá mỏng, hình dáng sẽ thay đổi theo mùa. Mặt trên của lá sẽ có màu sắc đậm hơn mặt dưới của lá.
Hoa nổ đen mọc ra từ nách lá, mọc riêng lẻ chứ không mọc tập trung lại thành chùm, hoa có màu trắng, có kích thước nhỏ, cánh hoa có chứa nhiều sọc màu vàng. Quả có hình tròn, mọng nước, màu trắng, khi già sẽ chuyển dần về màu đen. Mùa nở hoa và kết trái của cây trong khoảng tháng 8 – 10 hằng năm. Trong tự nhiên, cây nổ đen sinh sống chủ yếu ở Tây Ninh, Long An, Sóc Trăng, Đồng Nai,…
Cây nổ trắng
Cây nổ trắng có danh pháp khoa học là flueggea virosa, đây là giống cây thuộc họ Cà Phê. Loại cây này còn được biết tới với tên gọi là cây nổ gai, cây nổ bỏng,… Giống cây này mọc hoang dại ở khắp các tỉnh thành miền núi của nước ta, đặc biệt là khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ. Giống cây này có hình dáng bên ngoài giống với cây nổ đen, đây là giống cây thân gỗ có kích thước nhỏ, chiều cao trong khoảng 1 – 2m. Chỉ khác là cây nổ trắng sẽ có phần thân xù xì, kích thước lá to hơn, quả có màu trắng.
Công dụng cây nổ
Cây nổ được trồng chủ yếu để làm dược liệu trong y học cổ truyền. Tất cả các bộ phận của cây từ vỏ cây, lá, rễ đều được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Thông thường, người ta thường thu hái thân cây nổ quanh năm, ngay sau khi thu hái sẽ bóc lấy phần vỏ và đem cây đi phơi khô rồi sao vàng hạ thổ. Lá cây nổ được thu hái vào mùa hè, ngay sau khi phơi khô thì bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, không có nắng. Rễ cây thì được thu hái vào mùa thu, ngay sau khi đào rễ thì rửa sạch toàn bộ đất cát, thái nhỏ rồi sấy khô.
Theo một số tài liệu Đông Y có ghi chép lại, công dụng cây nổ chính là điều trị tê bì chân tay, viêm khớp, thấp khớp, bệnh gai cột sống, đau thần kinh toan, điều trị thủy đậu giai đoạn có mủ, bí tiểu, giúp giải cảm sốt, rắn cắn, tiêu chảy, lỵ, phù thũng, ứ huyết, mề đay, lở loét, rôm sảy, chữa mụn nhọt. Ngoài ra, lá cây nổ có công dụng sát trùng, đào thải các chất độc, giúp lợi tiểu, giải độc, điều trị bệnh lỵ, viêm gan, viêm thận, viêm ruột, chữa cam tích trẻ em, có công dụng chỉ tả, thu liễm, tiêu viêm. Bột lá cây nổ còn được dùng để giúp tái tạo da non giúp phục hồi các vết thương hở nhanh chóng và hiệu quả, cầm máu cấp tốc.
Cách dùng rễ cây nổ ngâm rượu
Tất cả các bộ phận của cây nổ đều được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều chỉ sử dụng tới phần rễ mà quên mất rất nhiều bộ phận khác. Hoa và quả cũng chính là hai bộ phận đem lại công dụng điều trị bệnh tuyệt vời. Tùy theo các loại dược liệu, công thức của bài thuốc mà người ta tiến hành sử dụng dạng khô hoặc tươi. Tuy nhiên, đối với cây nổ thì chúng ta nên dùng dạng khô là tốt nhất. Bởi khi ở dạng khô thì dược liệu đã được loại bỏ hết nhựa cây có chứa độc tố và các hàm lượng dinh dưỡng cũng được tụ lại một cách tốt hơn.
Cách dùng phổ biến nhất trong dân gian chính là ngâm rượu cây nổ. Đây chính là bài thuốc lâu đời trong dân gian, là bài thuốc dễ làm, có nhiều công dụng hữu hiệu điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp. Cách dùng rễ cây nổ ngâm rượu như sau: Ngâm khoảng 2kg cây nổ khô cùng với 1 lít rượu trắng trong bình thủy tinh. Đậy kín nắp và ngâm trong 5 tháng. Mỗi ngày uống 2 chén nhỏ trong bữa ăn cho tới khi tình trạng bệnh giảm rõ rệt.
Đối tượng sử dụng rượu cây nổ: Người bị rối loạn tiêu hóa, tá tràng, đau dạ dày, mụn nhọt nhiều do gan bị nóng trong, phụ nữ bị chậm kinh, kinh nguyệt không ổn định, trẻ em bị hen suyễn kéo dài, thường bị đổ mồ hôi trộm, người bị suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt đau đầu, người bị bệnh sưng phù chân tay, ứ đọng nước trong người, người bị đau nhức xương khớp, mỏi lưng mỏi gáy, người bị bệnh thận như: hư thận, thận yếu, sỏi thận.
Lưu ý khi dùng cây quả nổ
Khi sử dụng cây quả nổ, do khả năng lợi tiểu mạnh mẽ nên chúng ta cần cần chú ý về liều lượng và thời gian để tránh việc đi tiểu nhiều lần. Phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc này vì rễ cây nổ còn được dùng làm thuốc phá thai. Những thông tin về cây nổ chỉ mang tính chất tham khảo. Khi muốn sử dụng thuốc, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Cách trồng cây nổ đồng tiền
Chọn giống: Nên lựa chọn những cành khỏe, chiều dài trong khoảng 15 – 17cm, ngâm cành trong thuốc kích thích rễ khoảng 5 – 7 tiếng sau đó cắm trực tiếp cành vào giá thể. Giữa hai hom giống nên cách nhau tối thiểu là 8 – 10cm. Tưới ẩm hằng ngày cho cây, ngay khi rễ cây chuyển từ màu trắng là chúng ta có thể trồng cây trực tiếp ngoài tự nhiên.
Thời vụ và mật độ trồng: Nên trồng cây vào hai vụ đó là vụ Thu và vụ Xuân. Khoảng cách trồng phù hợp là 1,0m x 1,0m, hàng cách hàng 80cm, mật độ trồng là 20.000 – 26.000 cây/ ha.
Đất trồng: Nên trồng cây trên đất đỏ, đất thịt, đất cát, đất có độ tơi xốp cao, độ ẩm trung bình.
Cách trồng cây nổ đồng tiền: Đào những hố trồng cách nhau 1x1m, hom giống để nghiêng một bên 45 độ. Giữa các hom giống cần bón lót bằng phân chuồng, Ngay sau khi trồng cần phủ lên bề mặt trồng rơm, rạ hoặc bèo tây để giữ ẩm đất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây nổ rừng, công dụng, cách dùng và cách trồng cây nổ. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây nhót – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây nhót – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây ngọc bút – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc
Cây mai vạn phúc hợp tuổi nào? Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây mắm là cây gì? Công dụng, cách trồng và ý nghĩa
Cây mủ trôm – Cách ăn hạt trôm, cách trồng và hình ảnh
Cây ngái – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và độc tố
Cây lý là cây gì? Công dụng, cách trồng và hình ảnh