Cây tắc – Cách phân biệt, công dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây tắc chính là loại trái cây quen thuộc với người dân Việt Nam, cây ra quả quanh năm và được người dân sử dụng làm cây cảnh trang trí dịp Tết. Ngoài ra, loại trái cây này còn thường được dùng để làm nước uống, sinh tố và có thể làm gia vị thay thế cho chanh. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, cách trồng và hình ảnh cây tắc.
Cây quất và cây tắc có cùng một loại?
Cây tắc có danh pháp khoa học là citrus japonica hoặc fortunella japonica, thuộc họ Kim Quất. Chúng sinh trưởng khá nhanh chóng trong môi trường nhiệt độ từ 23 – 29 độ C, cây cho quả quanh năm, trung bình khoảng 2 lần mỗi tháng. Tại nước ta, mỗi một địa phương lại có cách gọi loại cây này khác nhau, tại miền Bắc thì giống cây này được gọi là quả quất, miền Nam thì lại gọi giống cây này là quả tắc, một số vùng lại gọi loại quả này là quả hạnh. Thực tế, cây quất và cây tắc đều là cùng một loại. Cây tắc là giống cây thân gỗ nhỏ, chiều cao trong khoảng 1 – 1,5m.
Đây chính là một giống cây thường xanh, được trồng để làm cây cảnh trong nhà, thậm chí là trồng làm cây cảnh bonsai. Tại Việt Nam và Trung Quốc, loại cây này được thu hái trái để trang trí cho mâm ngũ quả vào dịp Tết bởi người dân luôn cho rằng tắc chính là loại quả tượng trưng cho sự may mắn. Trong Đông Y, loại quả này được dùng như một vị thuốc điều trị bệnh viêm họng, cảm cúm, lạnh bụng,… Quả tắc có vị chua nhẹ, kích thước nhỏ, cùng họ với cam chanh nên thường hay bị nhầm lẫn với cây quýt. Khi trái chín sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu cam hoặc vàng cam. Thân cây dẻo dai, phân nhiều cành nhánh, lá cây có hình bầu dục, nhọn hai đầu.
Hoa tắc thường mọc đơn độc, có 5 cánh hoa màu trắng, khi nở tỏa ra mùi thơm rất dịu nhẹ. Vỏ tắc có chứa hàm lượng tinh dầu khá cao, mùi thơm dịu nhẹ và được sử dụng trong Đông Y với nhiều công dụng khác nhau. Cây có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, sinh trưởng thuận lợi ở những vùng đất có nhiệt độ thấp, mùa hè cây dễ bị khô héo và rụng lá nếu không được cung cấp chất dinh dưỡng. Chúng ta có thể trồng cây trên nhiều loại đất khác nhau, chỉ cần có khả năng thoát nước tốt là có thể trồng được.
Cây tắc có gai không?
Cây tắc là giống cây được dùng để trang trí trong nhà nên việc cây tắc có gai không được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ bởi những chiếc gai nhọn sẽ vô ý làm con người bị thương. Thực tế, thân cây có gai nhọn và hoa trắng tượng trưng cho hành kim. Chúng ta cần hạn chế cho trẻ nhỏ chạm vào cây để tránh làm trẻ bị thương.
Công dụng lá cây tắc
Theo nhiều nghiên cứu, ngoài vỏ của quả tắc thì lá cây tắc cũng có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Lá tắc có chứa hàm lượng cao linalool, b-ocimen, limonen, sabinen, b-pinen, anilin, pectin, dầu béo, fortunelin, acid hữu cơ, đường, beta-caroten, vitamin PP, vitamin B1, vitamin C, đồng, magie, photpho, sắt, canxi, pectin, chất xơ, protein, nước. Chính nhờ những hợp chất hóa học này mà người ta sử dụng lá tắc như một loại dược liệu có công dụng ngăn ngừa lão hóa, tăng sức đề kháng và chống oxy hóa.
Nhiều nghiên cứu cũng đã cho biết, lá cây tắc có khả năng duy trì làn da khỏe mạnh, tăng sức đề kháng với các yếu tố bất lợi bên ngoài, tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể, làm tăng độ đàn hồi cho da, tạo ra mô liên kết, tạo ra các collagen, hỗ trợ giảm cân, phù hợp người ăn kiêng, ngừa táo bón, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, lá tắc cũng là một loại dược liệu có công dụng ngăn chặn sự hình thành của các chất béo có hại cho cơ thể, thanh lọc cơ thể, giảm cơn thèm ăn, làm tăng cảm giác no, nuôi dưỡng các vị khuẩn có lợi cho đường ruột, khó tiêu, giảm đầy hơi, ngăn ngừa táo bón, bảo vệ niêm mạc dạ dày với tác động xấu của acid.
Lá tắc cũng được y học nghiên cứu là có chứa hàm lượng tinh dầu cao giúp làm giúp dịu cơn ho hay tình trạng viêm họng khó chịu, giúp sát khuẩn, kháng viêm, loãng đờm, giảm căng thẳng, giúp thư giãn, ngăn ngừa những tổn thương mắt do quá trình oxy hóa gây ra, chống oxy hóa, hạn chế giảm thị lực cho người cao tuổi, đục thủy tinh thể, giúp chậm quá trình thoái hóa điểm vàng. Theo y học cổ truyền, lá tắc có vị cay, tính hàn, được quy vào ba kinh là Can, Tỳ, Phế. Chủ trị cảm mạo, nấc cụt, nôn mửa, thông khí, kích thích tiêu hóa. Ngoài lá ra thì tất cả các bộ phận khác của cây đều có công dụng điều trị bệnh hiệu quả.
Cách trồng cây tắc
Việc trồng cây tắc không quá phức tạp, chúng ta cần chuẩn bị những yếu tố cần thiết, kỹ thuật trồng và chăm sóc phù hợp để cây sinh trưởng khỏe mạnh và ra nhiều trái.
Chọn chậu trồng tắc phù hợp: Nên sử dụng các loại chậu bằng sứ, sành. Ngoài ra, nếu chúng ta trồng cây trong nhà với mục đích trang trí thì nên lựa chọn chậu trồng có chất liệu composite. Cần lựa chọn chậu trồng có lỗ thoát nước lớn, màu sắc và kích thước phù hợp với thiết kế của ngôi nhà. Cần lựa chọn kích thước chậu bằng với kích thước của bầu cây để đảm bảo không gian phát triển cho rễ cây.
Đất trồng: Nên trồng cây trên đất thịt, có độ tơi xốp cao, đất cần được pha thêm phân chuồng và mùn. Nên đảm bảo độ ẩm và độ thoáng khí ở mức cao cho cây, độ PH phù hợp trong khoảng từ 5 – 6. Có thể trồng cây trực tiếp ngoài tự nhiên nhưng cần trồng bằng đất sét, đất pha cát.
Cây giống: Chúng ta có thể thực hiện phương pháp nhân giống cây bằng cành chiết. Đây cũng chính là cách có phương pháp chiết cành mang tỷ lệ thành công cao. Để giảm thời gian sinh trưởng thì chúng ta nên mua cây giống đã được ươm sẵn để thực hiện trồng trực tiếp.
Bón phân: Nên tiến hành bón phân trước khi trồng khoảng 1 tháng bằng phân chuồng kết hợp phân vi sinh.
Cách trồng cây tắc: Đào hố trồng bằng với kích thước của bầu cây, đặt cây vào bên trong hố trồng sao cho đúng với thế phát triển mà người trồng muốn. Lấp kín đất và phủ đất lên trên bề mặt sao cho cổ rễ bằng với bề mặt của đất. Tuyệt đối không làm rễ trồi lên trên mặt đất bởi như vậy sẽ gia tăng tình trạng héo rễ. Đặt cây vào vị trí mong muốn và tiến hành tưới nước nhẹ vào gốc cây, cây không cần tưới quá nhiều.
Chăm sóc: Ngay sau khi trồng 1 tuần thì tiến hành bón phân để cây nhận đủ dinh dưỡng. Cần tiến hành cắt tỉa thường xuyên để cây nhanh ra trái và có hình dáng đẹp. Đến thời điểm cây ra hoa, bón thêm phân kali bột đỏ cho cây. Tưới vào mỗi sáng sớm và tưới lên cả lá cây, vừa giúp lá sạch bụi bẩn trên bề mặt, vừa giúp cây quang hợp tốt. Cây trồng trong nhà có thể tưới 2 – 3 ngày/1 lần.
Cách ươm cây tắc giống
Hạt giống quất thường rất khó để nảy mầm, nếu nảy mầm cũng rất khó có thể sinh trưởng khỏe mạnh, do đó người ta thường lựa chọn ươm cây tắc giống bằng cách chiết cành. Cách ươm cây tắc giống như sau: Dùng dao chiết thật sắc đã khử trùng khoanh vỏ cành chiết với chiều dài 2cm, lóc vỏ phần đã khoanh cạo hết lớp tượng tầng xung quanh cành để tránh tái sinh vỏ. Để cho khô khoảng 1-2 ngày và thực hiện bó bầu sau đó cột chặt 2 đầu không để thoát hơi nước ra ngoài tránh bị khô. Sau khoảng 2 tháng thì bó bầu bắt đầu ra rễ, lúc này cắt cành và đưa ra vườn ươm cây và chăm sóc cây con.
Cây tắc trồng bao lâu có trái?
Quả tắc là loại thực phẩm có nhiều công dụng trong đời sống con người, vì vậy việc cây tắc trồng bao lâu có trái được rất nhiều người quan tâm. Nếu trồng và chăm sóc tốt, khoảng 1 – 2 năm cây quất sẽ cho thu hoạch quả. Bạn có thể để quả làm cảnh hoặc thu hoạch để muối hoặc sử dụng. Cây tắc sẽ cho quả vào tháng 6, nở hoa 3 – 4 lần trong năm, tháng 11 trái chín và lâu rụng.
Hình ảnh cây tắc
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây tắc dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và hình ảnh cây tắc. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây táo tàu – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây táo tàu – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây táo đỏ – Cách nhận biết, công dụng, cách trồng, hình ảnh
Cây sen đất – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây sâm ngọc linh – Đặc điểm, phân loại, công dụng, cách trồng
Cây sau sau – Đặc điểm, đặc tính gỗ, công dụng, ý nghĩa
Cây sa nhân – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây rêu là cây gì? Phân loại, vai trò và cách trồng