Cây sâm ngọc linh – Đặc điểm, phân loại, công dụng, cách trồng
Cây sâm ngọc linh còn được biết tới với tên gọi quen thuộc là cây nhân sâm Việt Nam. Cây có danh pháp khoa học là panax vietnamensis, thuộc họ Araliaceae. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về đặc điểm, phân loại, công dụng và cách trồng cây sâm ngọc linh.
Đặc điểm cây sâm ngọc linh wiki
Cây sâm ngọc linh còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây thuốc giấu, củ ngải rọm con, cây trúc tiết nhân sâm, cây sâm đốt trúc, cây sâm Khu Năm. Đây là một giống sâm quý, được tìm thấy nhiều tại đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam; núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, Nam Trà My của Quảng Nam; núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum. Cây sinh trưởng tập trung ở những khu rừng có độ cao từ 1200 – 2100, so với mực nước biển. Loại cây này thường mọc tập trung thành đám, mọc ở bên dưới tán rừng và ven suối ẩm.
Theo thông tin của cây sâm ngọc linh wiki thì cây có dạng thẳng đứng, thân cây có màu lục hoặc hơi tím, kích thước nhỏ, thường sinh trưởng trong năm và tàn lụi nhanh chóng. Ngay khi cây tàn lụi thì rễ cây sẽ tiếp tục sinh trưởng và phát triển thân mới. Thân rễ cây thường mọc bò ngang, mang nhiều củ và nhánh. Các thân cây sẽ được chia thành nhiều đốt, mỗi đốt lại mang 1 – 2 lá. Lá cây có hình chân vịt, cuống lá ngắn, lá chét có hình trứng, mép lá có nhiều răng cưa, hai bề mặt lá có nhiều lông mềm bao phủ. Khi cây được 4 – 5 tuổi cây sẽ bắt đầu ra hoa, hoa mọc tập trung hoặc mọc đơn lẻ tùy theo điều kiện môi trường.
Quả sâm ngọc linh mọc ở trung tâm của tán lá, quả có hình tròn, đường kính khoảng 0,8 – 1cm, sau khoảng 2 tháng thì quả sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng lục, khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ cam hoặc đen, trung bình mỗi cây sẽ có khoảng 10 – 30 quả, mỗi một quả sẽ chứa 1 hạt. Cây sâm ngọc linh có thể sống lâu năm trong tự nhiên, thậm chí có thể sống trên 100 năm, sinh trưởng với tốc độ khá chậm. Bộ phận được sử dụng để làm thuốc chính là phần rễ, lá, củ. Trong suốt 1 năm đầu kể từ khi trồng thì sâm sẽ ở trạng thái ngủ đông. Mùa đông cũng là mùa thu hoạch tốt nhất phần thân rễ của sâm.
Sâm ngọc linh có mấy loại?
Sâm ngọc linh chính là giống sâm quý được đông đảo người săn đón và tìm kiếm. Vì vậy, việc sâm ngọc linh có mấy loại được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, người ta chia ra làm 2 loại sâm ngọc linh đó là sâm ngọc linh tự nhiên và sâm ngọc linh trồng. Do sự khai thác quá mức nên giống sâm ngọc linh tự nhiên đang dần bị cạn kiệt và mất giống. Để giữ gìn được nguồn gen tự nhiên mà nước ta đã thành lập một số khu lâm trường trồng sâm ngọc linh. Do sự khác nhau cơ bản về cách nuôi dưỡng, khí hậu, địa chất nên cả hai loại vẫn có sự khác biệt.
Hình dạng: Cây sâm ngọc linh tự nhiên sẽ có kích thước củ bé hơn, dài hơn, phần củ sẽ nhô lên mặt đất nhiều hơn để hút chất dinh dưỡng. Ngược lại, sâm ngọc linh trồng lại có củ hình tròn, ngắn, thân rễ có hình dáng đa dạng, nhiều nhánh.
Tuổi đời: Cây sâm ngọc linh tự nhiên có tuổi đời cao, những cây có khối lượng từ 30 – 50kg củ hầu hết đều có tuổi đời trên 10 năm, có loại còn lên tới 100 năm. Ngược lại cây sâm ngọc linh trồng có tuổi đời khá thấp, chỉ khoảng 2 – 3 năm.
Sâm ngọc linh Quảng Nam
Cây sâm ngọc linh được phát hiện đầu tiên vào năm 1973 tại huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Loại sâm này sinh trưởng chủ yếu ở những khu rừng có nhiều mùn ở độ cao 1200 – 2100m so với mực nước biển. Trước nhu cầu tăng đột biến của thị trường thì trữ lượng sâm ngọc linh trong tự nhiên đang giảm mạnh và có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Chính vì vậy, nhà nước đã ban hành những luật nghiêm cấm khai thác cây sâm Ngọc Linh Quảng Nam và Kon Tum.
Một số người lo ngại về việc sâm ngọc linh trồng sẽ có dược tính và chất lượng kém. Tuy nhiên, sâm Ngọc Linh Quảng Nam đã được tiến hành mang đi đo lường và thử nghiệm chất lượng và nhận về kết quả có tỷ lệ tương đồng so với cây sâm ngọc linh tự nhiên. Cây sâm ngọc linh Quảng Nam có những đặc tính sau: Hàm lượng dinh dưỡng tương đồng với sâm thiên nhiên, sinh trưởng ở nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt trung bình khoảng 17 – 25 °C, được nuôi trồng ở vùng núi cao từ 1200 – 2500m, hàm lượng saponin cao gấp 1,5 lần so với sâm Hàn Quốc, Triều Tiên. Dược liệu này có tiềm năng sinh trưởng tốt với hình dạng và tỉ lệ thành phần hóa học tương tự như thảo dược mọc thiên nhiên.
Công dụng cây sâm ngọc linh như thế nào?
Từ năm 1973, có rất nhiều công trình nghiên cứu, về công dụng của loại dược liệu này đã ra đời. Theo như nghiên cứu của Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế vào năm 1975 thì bên trong củ sâm ngọc linh có hàm lượng saponin triterpen, 11 chất có Rf ngang nhau, 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng, 16 axit amin, 14 axit béo, saponin khung pammaran, 26 hợp chất có cấu trúc thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật. Một số kết quả nghiên cứu mới đây cũng bổ sung thêm, cây sâm ngọc linh có chứa thêm hàm lượng tinh dầu là 0,1%, 20 chất khoáng vi lượng, 17 axit amin, 8 saponin có cấu trúc mới.
Vậy, công dụng của cây sâm ngọc linh như thế nào? Thực tế, trước khi có kết quả nghiên cứu từ y học hiện đại thì người dân đã sử dụng vị dược liệu này để điều trị phù thũng, đau bụng, sốt rét, làm thuốc bổ, lành vết thương, cầm máu. Theo y học hiện đại, dược liệu sâm ngọc linh có công dụng bảo vệ tế bào gan, phòng chống ung thư, chống lão hóa, chống oxy hóa, kích thích hệ miễn dịch, giảm stress tâm lý, trầm cảm, chống stress vật lý.
Ngoài ra, loại sâm này còn được dùng để bào chế thuốc huyết áp thấp, suy nhược sinh dục, suy nhược thần kinh, gia tăng sức đề kháng, thể lực cải thiện, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ, giúp ngủ tốt, lên cân. Ngoài những tác dụng như trên thì một số nghiên cứu cũng đã cho rằng, sâm ngọc linh có khả năng bào chế sản phẩm thành dược liệu có giá trị thương mại như Sâm quy mật ong, Tinh sâm quy Ngọc Linh, thuốc trị bệnh tiểu đường, thuốc kháng sinh, thuốc giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới, thuốc kháng các độc tố gây hại tế bào.
Cách trồng giống sâm ngọc linh
Thời vụ: Có thể trồng cây quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng cây vào mùa mưa, không trồng vào những ngày nắng gắt hay mưa lớn.
Thiết kế vườn và chuẩn bị đất trồng: Lựa chọn trồng cây ở những khu vực có kết cấu rừng, độ che phủ của rừng là trên 70%, tốt nhất là nên trồng trên các vùng đất dưới tán rừng tự nhiên ở độ cao từ 1.500 m trở lên.
Mật độ và cách trồng: Nên trồng cây với mật độ là 10.000 – 25.000 cây/ha rừng, mỗi hàng cách nhau khoảng 40 – 50cm, mỗi một cây cách nhau 30 – 35 cm.
Cách trồng giống sâm ngọc linh: Đào những hố trồng có đường kính khoảng 8 – 10cm, chiều sâu khoảng 8 – 10cm. Có thể trồng cây bằng cách tách chồi cây con từ cây mẹ hoặc trồng cây bằng đoạn mầm. Đặt cây giống theo chiều thẳng đứng, lấp đất sao cho cổ rễ ngang bằng với mặt đất tự nhiên.
Chăm sóc: Sau khi trồng, tưới nhẹ để ổn định cây, phủ một lớp lá khô lên mặt đất để giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại.
Hình ảnh cây sâm ngọc linh
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây sâm ngọc linh dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, phân loại, công dụng và cách trồng cây sâm ngọc linh. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây sau sau – Đặc điểm, đặc tính gỗ, công dụng, ý nghĩa
Sinh Vật Cảnh -Cây sau sau – Đặc điểm, đặc tính gỗ, công dụng, ý nghĩa
Cây sa nhân – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây rêu là cây gì? Phân loại, vai trò và cách trồng
Cây rau má dùng nhiều tốt không? Tác dụng, cách trồng, tác hại
Cây quýt – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây phúc lộc thọ – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và độc tố
Cây nổ – Đặc điểm, công dụng, cách dùng và cách trồng