Cây sen đất – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây sen đất chính là giống cây sen sinh trưởng trên cạn. Giống cây này được xem là giống cây hoa cảnh quý, thường xuyên xuất hiện ở các ngôi đền, ngôi chùa tại Việt Nam. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng cây sen đất.
Đặc điểm cây sen cạn thân gỗ
Cây sen đất có danh pháp khoa học là magnolia grandiflora, thuộc chi Mộc Lan (Magnolia). Loại cây này có nguồn gốc xuất xứ từ Nam Mỹ, sau này được nhân giống rộng rãi sang Trung Quốc, Đài Loan rồi Việt Nam. Giống hoa này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây mộc lan lạnh, cây sen núi, cây sen cạn,… Khi nhắc tới cây sen, người ta sẽ nghĩ ngay tới giống cây sen mọc trong đầm lầy. Để phân biệt được với giống sen đó người ta còn gọi cây sen đất là cây sen cạn thân gỗ. Cây sen cạn là giống cây thân gỗ, kích thước cây lớn, cành chắc, khỏe, lá xanh mướt, hoa có kích thước lớn, màu trắng tinh khiết và tỏa ra hương thơm rất hấp dẫn.
Chắc hẳn chúng ta cũng đã quen thuộc với câu nói: “Lên chùa bẻ một cành sen/Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng…” hay “Hôm qua tát nước đầu đình/Bỏ quên chiếc nón trên cành hoa sen…”.
Thực tế, nhiều người vẫn nhầm tưởng câu ca dao này nói về loài hoa sen dưới nước. Tuy nhiên, những câu thơ này được dùng để ám chỉ loài hoa sen đất trên cạn. Đây cũng là một loại hoa sen gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam. Cây sen đất chính là một giống cây trang trí đẹp mắt, cây có nhiều cành nhánh và tán lá tỏa rộng, lá cây thon dài, kích thước lớn, lá có hình bầu dục. Hai mặt lá nhẵn bóng, mặt lá dưới có lớp lông mềm màu vàng, cây sinh trưởng mạnh mẽ và xanh tốt quanh năm.
Hoa sen đất có kích thước lớn bằng chiếc bát ăn cơm, có màu trắng, một bông hoa sẽ có khoảng 9 – 10 cánh hoa, các cánh hoa dày, xếp sát nhau và để lộ ra nhụy hoa ở giữa. Thời điểm ra hoa của cây chính là tháng 4 – 6 hằng năm, hoa thường nở kéo dài trong 1 tuần. Khi nở tỏa ra một mùi thơm dịu nhẹ, thậm chí nhiều người còn nhận xét rằng mùi thơm này cuốn hút và dịu nhẹ hơn hoa sen nước rất nhiều. Hoa sen đất có hai loại, một loại có đài nhụy màu tím còn một loại có đài nhụy màu trắng, chúng đều được xếp thành hai tầng. Cây sen đất cũng cho quả, quả có kích thước khá lớn, hình dáng giống quả thông nhưng có màu hồng nhạt.
Cây sen đất chùa Bối Khê
Chùa Bối Khê có địa chỉ tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội đã có tuổi thọ lên tới hơn 600 năm. Đây chính là di tích lịch sử quan trọng của Hà Nội. Điều đặc biệt của ngôi chùa này là bên trong khuôn viên có trồng ba cây sen đất cổ, có màu sắc bên ngoài đẹp mắt, tinh khôi hiếm có. Khi nhắc tới chùa Bối Khê người ta sẽ nghĩ ngay tới hoa sen đất bởi cây hoa sen đất đã có mặt tại đây từ lâu, chúng mang ý nghĩa quan trọng và gắn bó sâu sắc với đời sống văn hóa của người dân làng Bối Khê.
Cây sen đất chùa Bối Khê đã có tuổi đời hàng trăm năm. Trước đây chùa có tới hai cây cao chừng 5m nhưng một cây do quá già đã bị sâu bọ tấn công và chết. Hiện tại toàn bộ ngôi chùa chỉ còn chưa tới 3 cây. Hai cây sen con cao chừng 2,5m, trồng trước tam bảo, được chiết từ cây sen tổ cạnh hậu cung. Ngay khi vừa bước vào khuôn viên chùa thì chúng ta sẽ ngửi được ngay mùi thơm của hoa sen đất. Chúng thường nở vào đầu hạ, cuối xuân, hoa nở liên tục trong 2 tuần. Hoa sen đất được trồng tại nhiều nơi ở nước ta nhưng không phải nơi nào cũng nở hoa. Do đó, nơi này thu hút được rất nhiều du khách tới chiếm ngưỡng loại hoa này.
Ý nghĩa cây sen đất
Cây sen đất là giống hoa thường bị người ta hiểu lầm với cây hoa sen mọc dưới bùn lầy. Tuy nhiên, hoa sen đất lại là giống cây cảnh có giá trị và được nhiều người quan tâm hơn hoa sen nước rất nhiều. Cây sen đất có khả năng sinh trưởng khá nhanh chóng và mạnh mẽ, chúng phát triển tốt trọng cả những môi trường khắc nghiệt. Có lẽ vì điều này mà trong phong thủy, ý nghĩa cây sen đất chính là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, ý chí kiên cường và sự bền bỉ. Khi trồng sen đất trong nhà, người ta luôn hy vọng chúng sẽ mang tới sự hạnh phúc, may mắn, an lành và bình an cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Nhờ hình dáng bên ngoài trông giống như Phật Bà Quan Âm nên chúng được trồng ở nhiều nơi cửa Phật. Vì vậy, với các tín đồ Phật Giáo, người ta luôn xem loài cây này là biểu tượng của sự thịnh vượng, may mắn. Đặt trên bàn làm việc, cây sen đất sẽ giúp cho gia đình đầm ấm hạnh phúc mỗi ngày, sự nghiệp hanh thông. Hoa sen đất mang một màu trắng tinh khôi, các cánh hoa khi nở sẽ để lộ ra màu vàng đẹp mắt. Loại hoa này cũng có thời gian nở khá lâu, hương thơm cũng nhẹ nhàng và dịu dàng hơn nhiều so với hoa sen nước. Với những đặc điểm bên ngoài như vậy, loài hoa này tượng trưng cho một tình yêu thuần khiết, bền chặt, đẹp đẽ, dù trải qua nhiều khó khăn thử thách thì vẫn trường tồn mãi mãi với thời gian.
Cây sen đất có tác dụng gì?
Cây sen đất được trồng ở nhiều nơi tại nước ta, tất cả các bộ phận của cây từ hoa, quả, hạt, lá đều được dùng để làm thuốc. Lá sen đất được sử dụng như một món rau có khả năng ăn sống hoặc nấu súp cùng với cà rốt, khoai tây, chúng có mùi vị hơi cay nhưng lại khá dễ chịu. Hoa được sử dụng để trang trí các món ăn trong ẩm thực, nụ hoa được ngâm làm giấm ăn có mùi vị như rau cải. Theo nhiều nghiên cứu, lá sen đất có chứa hàm lượng vitamin C cao, tromalit, photpho, manhê, sắt, sunfua,… Vậy, trong y học cây sen đất có tác dụng gì?
Theo y học hiện đại, cây sen đất có công dụng kháng khuẩn hai dòng vi khuẩn gram âm và gram dương mạnh mẽ mà không ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột. Đây được xem là loại dược liệu có công dụng chống nhiễm trùng giác mạc, tăng cường thị lực, bổ mắt, chống các viêm nhiễm ngoài da, nhiễm khuẩn, chống nhiễm trùng, chống ung thư nhờ chứa nhiều hoạt chất flavonoid và polyphenol, giúp trẻ hóa, chữa rối loạn kinh nguyệt, chống táo bón, điều trị nấm kẽ tay, chân, chữa bệnh nấm móng, chữa giun sán, chữa đẹn ở trẻ em, giảm đau, làm mau lành vết thương, chữa các bệnh của thận như viêm bàng quang, viêm cầu thận, viêm phế quản mãn tính, điều trị bệnh ho, cảm lạnh, rối loạn của phế quản, hoạt huyết.
Cách dùng phổ biến nhất trong dân gian chính là hãm nụ hoa trong nước sôi hoặc sắc lấy nước uống. Chỉ cần lấy một nắm nụ hoa hay hạt sắc cùng với 300ml nước sôi hoặc hãm trà uống sau bữa ăn, mỗi ngày uống 2 – 3 lần là tình trạng bệnh sẽ được giảm bớt.
Cách trồng cây sen đất giống
Ánh sáng và nhiệt độ: Đây chính là giống cây mọc hoang dại ở vùng khí hậu Nam Mỹ. Để cây nở hoa đẹp, chúng ta nên tránh cái nóng và độ ẩm của mùa hè. Nên trồng cây trong bóng râm, ánh nắng bán râm, điều kiện thoáng gió tốt.
Thời điểm trồng: Giữa tháng 3 đến giữa tháng 4.
Cách trồng cây sen đất giống: Dùng tay loại bỏ lớp vỏ ngoài của hạt sau đó dùng một ngón tay tạo một lỗ trên mặt đất, Tiếp đó đặt hạt giống hoa sen vào bên trong và lấp đất lại bằng than bùn. Ngay sau khi trồng thì tiến hành bón phân lên trên bề mặt và tưới nước cho cây luôn.
Tưới nước: Ngay khi bề mặt đất khô thì tưới nước cho cây. Nếu cây hoa sen cạn xuất hiện bệnh nhện đỏ thì phun thuốc trừ sâu để trị.
Hình ảnh cây sen đất
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây sen đất dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng cây sen đất. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây sâm ngọc linh – Đặc điểm, phân loại, công dụng, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây sâm ngọc linh – Đặc điểm, phân loại, công dụng, cách trồng
Cây sau sau – Đặc điểm, đặc tính gỗ, công dụng, ý nghĩa
Cây sa nhân – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây rêu là cây gì? Phân loại, vai trò và cách trồng
Cây rau má dùng nhiều tốt không? Tác dụng, cách trồng, tác hại
Cây quýt – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây phúc lộc thọ – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và độc tố