Cây thanh liễu – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh

Thời gian gần đây, cây thanh liễu đang dần trở thành một loại cây cảnh hoa được rất nhiều người yêu thích trồng vào những dịp lễ, Tết. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và thị trường cây thanh liễu tại Việt Nam. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây thanh liễu

Cây thanh liễu có tên khoa học là chamelaucium uncinatum, tên tiếng anh là wax flower, thuộc họ Myrtaceae (Đào Kim Nương). Đây chính là giống cây có nguồn gốc từ khu vực miền Tây của nước Úc và Israel. Loại cây này mang một vẻ đẹp hoang dã nhưng lại có chút gì đó rất sang trọng, thể hiện sức sống mãnh liệt như loài xương rồng. Theo nhiều tài liệu có ghi chép lại, cây thanh liễu có khả năng sinh trưởng cũng như phát triển trong cả môi trường nhiệt độ dưới -2 độ C. Hoa thanh liễu có thể cắm hoa và cho màu sắc bền suốt cả tháng, vì vậy nếu chúng ta đang lựa chọn một loại hoa bền đẹp thì dây chính là một sự lựa chọn không tồi.

Đặc điểm cây thanh liễu

Đặc điểm cây thanh liễu

Đặc điểm cây thanh liễu: Cây sinh trưởng tập trung thành dạng bụi, chiều cao trong khoảng 0,5 – 3m tùy theo độ tuổi và giống. Tùy theo từng điều kiện sinh trưởng, nếu cây được chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây có thể cao lên tới 4m. Lá thanh liễu có kích thước nhỏ, hình kim, mọc xen kẽ nhau trên toàn bộ thân cây. Bên trong lá và hoa có chứa hàm lượng tinh dầu, khi chúng ta vò nhẹ sẽ ngửi thấy mùi thơm khá dễ chịu và dịu nhẹ. Hoa thanh liễu có kích thước nhỏ, mỗi bông hoa sẽ có 5 cánh, các nhị hoa sẽ có màu đỏ hoặc xanh. Nhụy hoa có màu trắng, hoa có đa dạng các màu sắc từ xanh, tím, hồng, đỏ, vàng, trắng. 

Đây chính là giống cây có sức sống mạnh mẽ, sinh trưởng tốt ở những môi trường có khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt, sinh tồn được ở môi trường nhiệt độ khoảng âm 2 – 3 độ C. Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng thấy sự xuất hiện của cây ở một số khu vực ôn đới của Châu Âu và Châu Á. Hoa thanh liễu nở quanh năm, mùa hoa nở nhiều nhất chính là mùa thu và mùa hè. Một cây có thể nở rất nhiều hoa, hoa lâu tàn, vì vậy loại hoa này khá thích hợp sử dụng làm hoa cắm bình trang trí trong nhà.

Ý nghĩa cây thanh liễu bonsai

Cây thanh liễu có kích thước không quá lớn, lại mang vẻ đẹp rực rỡ, cầu kỳ cùng mùi thơm ngọt ngào, dịu dàng vì vậy chúng ẩn chứa ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong cuộc sống. Hoa thanh liễu thường nở tập trung thành chùm, sắc hoa bền, thời gian lưu hương lâu, nhiều cành nhánh. Vì vậy, khi mới nhìn qua loại cây này chúng ta sẽ cảm thấy thư giãn, hạnh phúc. Hiện nay, giống cây này được sử dụng để làm cây cảnh bonsai nghệ thuật. Trong tình yêu, hoa thanh liễu là mang ý nghĩa về sự kiên nhẫn và lâu bền.

Ý nghĩa cây thanh liễu bonsai

Ý nghĩa cây thanh liễu bonsai

Trong phong thủy, cây thanh liễu bonsai chính là biểu tượng của một tình yêu bền chặt, sự kiên nhẫn, giàu có, sung túc. Nhờ vẻ ngoài nổi bật, mang chút gì đó hoang dại của tự nhiên nên cây khiến cho chúng ta không thể rời mắt ngay từ lần đầu tiên trông thấy. Hoa nở rộ giống như hoa đào, hoa mận, vì vậy cây được rất nhiều người ưu tiên trồng làm cây trang trí sân vườn, tiểu cảnh. Không những vậy, loại cây này còn là món quà ý nghĩa được rất nhiều người lựa chọn dành tặng cho người thân để thể hiện tình cảm giữa người với người. Ý nghĩa hoa thanh liễu còn được quyết định bởi màu sắc của hoa: 

Ý nghĩa hoa thanh liễu hồng: Màu hồng của thanh liễu nhẹ nhàng, tươi tắn tựa như những cô gái ở độ tuổi đôi mươi.

Ý nghĩa hoa thanh liễu tím: Thanh liễu tím tượng trưng cho một tình yêu chân thành, thủy chung nên thường được các cặp tình nhân tặng cho nhau như một lời tỏ tình tinh tế.

Ý nghĩa hoa thanh liễu xanh: Hoa thanh liễu ý nghĩa về một cuộc sống bình yên, êm ả. Loài hoa này sẽ tô điểm cho không gian thêm phần sinh động và như được thổi vào một làn gió mới, mát mẻ, trong lành.

Ý nghĩa hoa thanh liễu trắng: Hoa thanh liễu trắng được chọn làm hoa cưới cho các cô dâu trong ngày trọng đại của mình với ý nghĩa hạnh phúc và viên mãn. Màu trắng thuần khiết của loài hoa này tượng trưng cho một tình yêu trong sáng và thuần khiết. 

Ý nghĩa hoa thanh liễu đỏ: Thanh liễu đỏ được các cặp đôi yêu thích và lựa chọn vào các dịp lễ, làm quà sinh nhật cho bạn gái, bạn trai để bày tỏ tấm chân tình, thay cho lời muốn nói. Màu đỏ của hoa tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt và sâu đậm.

Ý nghĩa hoa thanh liễu vàng: Tượng trưng cho sự vương giả, quý tộc và sung túc. Hoa thanh liễu vàng thường sẽ được trang trí trong nhà như một vật phẩm mang lại may mắn trong dịp Tết.

Cây thanh liễu dễ trồng không?

Cây thanh liễu chính là giống cây được ứng dụng phổ biến trong việc trang trí nội thất và không gian sống. Nhiều người khi bắt tay vào trồng loại cây này thường thắc mắc không biết cây thanh liễu dễ trồng không? Về cơ bản, đây chính là một giống cây hoa cảnh tương đối dễ trồng, không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc, sinh trưởng tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, từ khô hạn, nóng ẩm cho tới lạnh giá. Loại cây này có khá nhiều công dụng trong đời sống. Chúng được sử dụng để làm quà tặng, làm tinh dầu, cắm hoa nghệ thuật, trang trí không gian thêm phần lãng mạn.

Cây thanh liễu dễ trồng không?

Cây thanh liễu dễ trồng không?

Những bó hoa thanh liễu hoặc bó hoa có điểm thêm vài nhánh hoa thanh liễu đều mang trong mình vẻ đẹp tinh khôi, thể hiện được tâm ý của người tặng đối với người nhận. Với ý nghĩa sâu sắc, những bông hoa thanh liễu được bó thành những bó hoa nhỏ hoặc kết hợp với những loại hoa khác để làm món quà tuyệt vời dành tặng bạn bè, người thân, người yêu. Hiện nay, có nhiều nhà máy đã tiến hành chiết xuất tinh dầu thanh liễu. Hoa thanh liễu mang trong mình hương thơm dịu nhẹ, có thể được dùng để xua đuổi côn trùng. 

Bạn có thể trồng trong vườn, ban công, hành lang để tạo điểm nhấn cho không gian. Hoa thanh liễu sở hữu vẻ đẹp thuần khiết, quý phái và trang nhã nên nhiều người dùng hoa này để trang trí trong phòng khách hoặc phòng ngủ.

Cách trồng cây thanh liễu giống

Nơi trồng: Nên lựa chọn vị trí trồng có nhiều ánh sáng tự nhiên, hạn chế trồng cây ở nơi có nhiều bóng tâm. Trước khi trồng nên cải tạo đất bằng cách thêm phân bón.

Hố trồng: Nên đào hố trồng có kích thước lớn gấp đôi bầu cây. Sau khi lấy cây ra khỏi giá thể, nhẹ nhàng xới xáo để gia tăng độ tơi xốp trong đất. Trước khi trồng khoảng 5 – 7 ngày thì tiến hành trộn đất với lớp mùn hữu cơ xung quanh gốc, tránh xa thân cây.

Cách trồng cây thanh liễu giống

Cách trồng cây thanh liễu giống

Cách trồng cây thanh liễu giống trong chậu: Chọn chậu trồng có kích thước lớn gấp 5 lần bầu cây. Đặt cây vào chính giữa chậu, lấp đất nhẹ nhàng và nén chặt sao cho cây không bị đổ ngã khi có gió bão đi qua. 

Chăm sóc cây hoa thanh liễu: Tỉa bớt cây bằng 1/3 kích thước hiện tại sau thời kỳ nở hoa của chúng để khuyến khích sự phát triển của cành mới và có nhiều hoa hơn. Đất phải có khả năng thoát nước tốt, cây cũng sẽ chịu được đất cằn cỗi được bổ sung một lượng lớn chất hữu cơ. Bón phân tan chậm vào thời điểm trồng cây và sau đó bón thúc hàng năm theo chu kỳ 4 tháng/1 lần. Hoa thanh liễu thích thời tiết ấm áp và vị trí nhiều nắng, nhưng cũng sẽ chịu được một phần bóng râm và thời tiết lạnh. Do đó chúng ta cần đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng không quá gay gắt. Tưới nước theo chu kỳ 5 – 6 ngày/1 lần. 

Hình ảnh cây thanh liễu

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây thanh liễu dưới đây:

Hình ảnh cây thanh liễu

Hình ảnh cây thanh liễu

Hình ảnh cây thanh liễu

Hình ảnh cây thanh liễu

Hình ảnh cây thanh liễu

Hình ảnh cây thanh liễu

Hình ảnh cây thanh liễu

Hình ảnh cây thanh liễu

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và thị trường cây thanh liễu tại Việt Nam. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây tắc – Cách phân biệt, công dụng, cách trồng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -