Cây thùa là cây gì? Tác dụng, tác hại và cách trồng
Cây thùa chính là giống cây cảnh có dáng đứng thẳng, hình dáng bên ngoài tương tự cây dứa, sinh trưởng tập trung ở những nơi có khí hậu khô nóng, ít ánh sáng. Hiện nay, người ta còn trồng loại cây này để làm cây cảnh trang trí nội thất và cảnh quan. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về thông tin cây thùa là cây gì, tác dụng, cách dùng và cách trồng loại cây này.
Cây thùa là cây gì?
Cây thùa có danh pháp khoa học là agave americana (L.), agave spectabilis, agave spectabilin hoặc agave altissima, thuộc họ Agavaceae (Dứa Mỹ), chi Agave. Trong họ Agavaceae có khoảng hơn 275 loài, chúng được phân bố ở nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Đông Phi, Mexico. Tại nước ta giống cây agave americana (L.) còn được gọi là cây dứa Mỹ, cây agao lùn, cây dứa agao, cây dứa sợi Mỹ, cây dứa Nam Mỹ,… Giống thực vật này có nguồn gốc từ Mexico, sau đó được trồng nhiều ở khu vực Châu Mỹ. Vậy, cây thùa là cây gì? Cây thùa có hình dáng bên ngoài tương tự cây dứa.
Mỗi cây thùa mang theo hàng chục chiếc lá hình mũi mác, nhọn ở đầu, mọc thẳng đứng từ gốc lên. Mép lá có nhiều gai nhọn, hai mặt lá nhẵn bóng, đầu lá sẽ có một chiếc gai nhọn. Một điểm đặc biệt khiến nhiều người yêu thích loại cây này đó chính là chỉ ra hoa một lần trong đời. Thông thường, cây ra hoa sau khoảng 5 – 15 năm tuổi, ngay sau khi cây ra hoa thì cây sẽ nhanh chóng lụi tàn. Khi cây ra hoa thì hoa sẽ mọc ở trung tâm của tán lá, trục hoa cao lên khoảng 4 – 6m, đường kính của chùm hoa khoảng 10 – 12cm. Mỗi một chùm hoa sẽ có khoảng hàng nghìn bông hoa nhỏ.
Cây sinh trưởng tập trung dạng bụi, không có thân, lá mọng nước giống xương rồng. Ngay sau khi cây sinh trưởng hoa thì cây sẽ phát triển quả, quả có hình trứng, lớp vỏ ngoài khá cứng, khi già sẽ hóa gỗ, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ màu đen. Đây là giống cây có tốc độ sinh trưởng không quá nhanh, phát triển tốt trong môi trường nhiều ánh sáng, có khả năng chịu hạn tốt, lại dễ trồng, không đòi hỏi quá nhiều về công chăm sóc nên được rất nhiều người lựa chọn làm cây cảnh trang trí nội thất. Tuy là giống cây mới được du nhập tới nước ta thời gian gần đây nhưng cây nhanh chóng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam.
Cây thùa Mexico
Mexico chính là cái nôi của cây thùa. Tại Mexico, loại cây này được gọi là “blue agave”, cây sinh trưởng tập trung ở quanh thành phố Tequila, đây chính là thành phố cách Guadalajara 65km về phía Tây Bắc. Ngoài Tequila thì loại cây này còn sinh trưởng nhiều ở tây nguyên Jalisco, một tiểu bang phía tây Mexico. Cây thùa gắn bó mật thiết với đời sống người dân Mexico, mỗi năm có khoảng hơn 300 triệu cây thùa được thu hoạch tại đây. Sản phẩm đặc biệt được làm từ cây thùa Mexico chính là rượu tequila, loại rượu này chỉ được làm từ duy nhất cây thùa với nhiều cách chế biến khác nhau.
Cây thùa Mexico được thu hoạch ở khu vực thấp sẽ có kích thước lớn hơn, có mùi thơm cũng như hương vị thơm hơn. Luật pháp của Mexico quy định rằng rượu cây thùa chỉ có thể sản xuất ở hai vùng là bang Jalisco và các thành phố hạn chế. Rượu tequila được xem là loại rượu có nguồn gốc từ Mexico tại hơn 40 quốc gia. Hiện tại, loại rượu này được bảo vệ thông qua NAFTA, rượu tequila thường được phục vụ gọn gàng ở Mexico và như một đồ uống với muối và nước vị chanh trên khắp thế giới.
Cây thùa kiếm bạc
Cây thùa kiếm bạc chính là giống thùa sinh trưởng chủ yếu ở vùng núi lửa thuộc quần đảo Hawaii của Mỹ. Loài cây này cũng chính là biểu tượng của quần đảo Hawaii. Cây thùa kiếm bạc có danh pháp khoa học là haleakala silversword, loài thực vật này thuộc họ Cúc và chúng chỉ sinh trưởng được tại đảo Hawaii mà thôi. Hình dáng bên ngoài của cây tương tự cây thùa thông thường, lá dài, hẹp và bên ngoài có nhiều lông màu bạc, hoa mọc tập trung thành cụm màu tía. Hoa thùa kiếm bạc nở trong môi trường khắc nghiệt của núi lửa Haleakala và chúng chỉ nở một lần sinh sản trước khi cây chết hoàn toàn.
Cây thùa có tác dụng gì?
Cây thùa vẫn chưa được y học nghiên cứu đầy đủ, tuy nhiên trong dân gian chúng đã được sử dụng như một loại dược liệu có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Giống cây này vẫn là một loại cây xa lạ đối với nhiều người, vậy cây thùa có tác dụng gì? Cây thùa là giống cây được sử dụng phổ biến trong ẩm thực, chúng được dùng để sản xuất các loại đồ uống như tequila, mezcal, siro, bánh kẹo. Theo một số nghiên cứu của y học hiện đại thì cây thừa có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, chúng chứa hàm lượng saccarozo nhiều hơn đường, hàm lượng calo trong 100g lá cây thùa lên tới 300 calo.
Do đó, lá thùa được dùng như một sản phẩm tạo độ ngọt tự nhiên, khi ăn loại cây này chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ đường ra khỏi khẩu phần ăn của mình, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giúp vóc dáng gọn gàng, duy trì hàm răng khỏe mạnh. Nước ép thùa còn được nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chúng có thể giảm đau thần kinh tọa, nhọt và thấp khớp, giảm đau do bong gân và bầm tím, tăng quá trình chữa lành vết thương và hút mủ, chữa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, làm giảm mụn nhọt, mụn trứng cá và nhọt. Ngoài ra, vị dược liệu này còn được dùng trong Đông Y với nhiều bài thuốc điều trị bệnh rối loạn hệ thần kinh, làm dịu thần kinh, giảm chứng táo bón, tăng cường sự co bóp của thành ruột già.
Tác hại cây thùa xanh
Tuy là giống cây có nhiều công dụng trong đời sống nhưng khi sử dụng cây thùa xanh chúng ta cũng cần quan tâm tới một số tác hại sau:
Cây có hàm lượng android và dynacord rin nên có đặc tính tránh thai khá cao. Do đó, việc sử dụng quá nhiều cây thùa xanh sẽ làm xác suất thụ thai bằng không, làm giảm hoạt động của tế bào trứng. Ngoài ra, hàm lượng fructose bên trong cây thùa cũng lên tới 85%, vì vậy khi sử dụng cây thùa quá nhiều sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường độ 2, làm có thể bị kháng insulin, làm tăng lượng đường trong máu, tăng khả năng mắc gan nhiễm mỡ, fructose sẽ biến thành chất béo, tăng khả năng đồng hóa glucose.
Hơn hết, việc sử dụng cây thùa xanh một cách bừa bãi sẽ có thể gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Do đó, khi muốn sử dụng loại dược liệu này cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn, bởi nếu chúng quá nhiều cây thùa cho những bệnh nhân có vấn đề về chức năng của túi mật và gan sẽ gây nên tình trạng tăng bài tiết mật trong quá trình phân hủy glucozit trong ruột.
Cách trồng cây thùa nở hoa
Cây thùa chính là giống cây có khả năng sống được trong đa dạng các kiểu môi trường khác nhau, nếu muốn cây sinh trưởng tốt thì nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên như ngay bên cạnh cửa sổ, ban công, hiên nhà. Cây thùa nở hoa tuy rất đẹp nhưng đây cũng chính là dấu hiệu của sự tàn lụi của cây.
Đất trồng: Nên trồng cây trên đất có độ tơi xốp cao, độ thoát nước tốt, nhiều chất hữu cơ, nhiều mùn.
Cách trồng cây thùa nở hoa như sau: Cây được trồng chủ yếu bằng phương pháp tách gốc hoặc nhân giống bằng chồi hoa. Khi cây mẹ ra hoa, phần thân sẽ bắt đầu lụi tàn, cụm hoa rơi xuống và bắt đầu sinh trưởng những cây con mới. Chúng ta có thể trồng bằng trực tiếp bằng những cây con này.
Cách chăm sóc: Có thể bón phân cho cây, bón phân 1 tháng 1 lần với những loại phân có sẵn trong nhà. Để lá mướt bóng và có một màu xanh tưới tốt chúng ta có thể cho cây ra ngoài phơi nắng tự nhiên.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thông tin cây thùa là cây gì, tác dụng, cách dùng và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây thành ngạnh – Cách nhận biết, tác dụng, ý nghĩa, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây thành ngạnh – Cách nhận biết, tác dụng, ý nghĩa, cách trồng
Cây thanh liễu – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây tắc – Cách phân biệt, công dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây táo tàu – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây táo đỏ – Cách nhận biết, công dụng, cách trồng, hình ảnh
Cây sen đất – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Cây sâm ngọc linh – Đặc điểm, phân loại, công dụng, cách trồng