Cây tổ quạ – Đặc tính, tác dụng, cách trồng và cách dùng

Cây tổ quạ chính là giống cây cảnh thuộc họ Dương Xỉ được rất nhiều người yêu thích lựa chọn trang trí phong thủy. Giống cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây ổ phụng, cây tổ chim. Cây mọc tập trung ở các vách đá thấp có độ ẩm cao, hình dáng bên ngoài khá giống tổ chim. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về đặc tính cây tổ quả, tác dụng, cách trồng và cách dùng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc tính cây tổ quạ

Cây tổ quạ có danh pháp khoa học là asplenium nidus, thuộc họ Polypodiaceae. Loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác nhau như cây ráng, cây ráng ổ phụng, cây ổ rồng, cây ổ phụng, cây tổ chim,… Đây chính là giống cây dương xỉ có kích thước khá lớn, có nguồn gốc từ những cánh rừng mưa nhiệt đới. Hiện tại, cây đang phân bố ở nhiều nước nước như Philippin, Việt Nam, Úc,… Tại nước ta, cây mọc tập trung ở Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Nguyên. Do nằm trong họ Dương Xỉ nên cây sống phụ sinh trên những thân cây gỗ có kích thước lớn hoặc mọc trên đá ngoài tự nhiên.

Đặc tính cây tổ quạ

Đặc tính cây tổ quạ

Lá tổ quạ có kích thước khá lớn, dày, chiều dài trong khoảng 30 – 80cm, chiều rộng trong khoảng 10 – 12cm. Lá cây mọc từ sát gốc, xòe lớn ở phía trên và có hình dáng giống tổ chim, mép lá có nhiều gợn sóng, khi mới nhìn qua chúng ta sẽ thấy chúng có hình dáng giống đuôi con phượng. Do đó, chúng ta loại cây này mới có đa dạng các loại tên gọi khác nhau. Nhiều người khi trồng loại cây này thường thắc mắc không biết cây tổ quạ có hoa không bởi khi trồng không thấy sự xuất hiện hoa và quả. Thực tế, cây tổ quạ là giống cây không sinh trưởng hoa và quả. 

Đặc tính cây tổ quạ: Cây sinh trưởng bằng bào tử bám ở mặt dưới của lá. Toàn cây có một màu xanh thẫm, do đó chúng được trồng nhiều ở vườn hoa, ban công, phòng khách. Nhiều người cũng trồng loại cây này trong những chiếc giỏ treo trên tường. Tại Việt Nam, chúng ta thường thấy sự xuất hiện của cây ở những nơi đất mùn, gỗ mục. Cây có hình dạng đặc biệt và tốc độ sinh trưởng mạnh mẽ, chúng ta nên trồng cả cụm cây trong chậu, trồng ngoài vườn hoặc treo trên cao, tạo thành giàn. 

Cây tổ quạ có tác dụng gì?

Hiện nay, cùng với sự phát triển của các đô thị lớn, việc ô nhiễm không khí diễn ra ngày một nhanh chóng, các diện tích trồng cây xanh đang ngày càng bị thu hẹp. Chính vì điều này nên ai cũng muốn sống trong một môi trường xanh mát. Do đó, việc trồng các loại cây xanh được xem là một biện pháp hữu hiệu giúp giảm hiệu ứng nhà kính, thanh lọc môi trường và không khí. Hơn hết, theo phong thủy việc trồng cây xanh chính là một cách hóa giải điều không may và mang đến điều tốt đẹp. Vậy, cây tổ quả có tác dụng gì trong đời sống và phong thủy?

Cây tổ quạ có tác dụng gì?

Cây tổ quạ có tác dụng gì?

Nhờ hình dáng bên ngoài lạ mắt, tốc độ sinh trưởng nhanh chóng nên tổ quạ được sử dụng để trang trí cho ngoại thất, nội thất, quán cafe,… Chúng ta có thể sử dụng cây để trang trí cho thềm nhà, hành lang, phòng khách, bàn làm việc, bàn học. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể trồng cây ở trong các chậu treo để tô điểm thêm cho không gian sống, trang trí tiểu cảnh, sân vườn, cửa sổ, trang trí ban công. Hiện nay, chúng ta cũng rất dễ dàng bắt gặp loại cây này ở các nhà hàng, khách sạn, công viên.

Theo nhiều nghiên cứu, loại cây này còn có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn vô cùng hiệu quả. Theo phong thủy, cây tổ quạ chính là một loại cây mang tới bình yên, tài lộc và may mắn cho người sở hữu. Chúng mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt, bởi nhiều người luôn cho rằng nếu đặt cây tổ quạ ở vị trí trong thủy phù hợp thì cây sẽ mang bình yên, tài lộc, may mắn tới cho tất cả các thành viên trong gia đình. Không những thế, tại Nhật Bản, người dân dùng loại cây này để làm thức ăn bởi lá non của chúng mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Trong rễ và lá tổ quạ có chứa hàm lượng cao acid hữu cơ, tanin pyrocatechic, flavonoid nên vị dược liệu này đang được xem là một vị thuốc đầy triển vọng như một phương pháp điều trị tự nhiên cho chứng viêm và tăng axit uric máu gây ra bệnh gút.

Cách trồng cây tổ quạ

Cây tổ quạ thường được trồng trong nhà kính, hồ cá, sân vườn, nội thất. Chúng ta có thể trồng cây với phương pháp tương tự như các loài cây nhiệt đới khác. Cách trồng cây tổ quạ nhanh phát triển nhất chính là chuẩn bị một môi trường sống có nhiệt độ ấm áp, cung cấp đầy đủ độ ẩm. Nếu như cung cấp được cho cây cả hai yếu tố này thì cây sẽ có khả năng sinh trưởng và chịu được cường độ ánh sáng cao hơn. Chúng ta có thể thực hiện trồng cây tổ quạ bằng phương pháp tách gốc hoặc cây giống. Do không phải là giống cây bản địa tại nước ta nên chúng ta nên mua cây tổ quạ giống ở các cửa hàng cây cảnh lớn.

Cách trồng cây tổ quạ

Cách trồng cây tổ quạ

Một vị trí vô cùng thích hợp khi trồng cây đó chính là cửa sổ nhà tắm. Đây chính là địa điểm có nguồn ánh sáng phù hợp, nhiệt độ thích hợp. Nếu trồng cây ở ngoài trời thì nên trồng cây nép vào những nhánh cây có kích thước lớn khác. Chúng sẽ nhận được thêm độ ẩm từ cây lớn, ánh sáng lọc từ cành và lá của loài cây này. Lá tổ quạ khá mỏng và yếu, do đó nếu chẳng may chạm phải thì lá có khả năng sẽ bị hư hoặc là biến dạng. Tổ quạ là loại cây không có độc tố, hoàn toàn an toàn cho sức khỏe con người, chó mèo do đó chúng ta hoàn toàn có thể an tâm khi trồng cây. 

Cách chăm sóc cây tổ quạ trồng trong nhà

Cách chăm sóc cây tổ quạ trồng trong nhà: 

Cây tổ quạ có sức sống khá tốt, sinh trưởng phù hợp với điều kiện nhiệt đới ẩm tại nước ta. Cách chăm sóc cây tổ quạ trồng trong nhà cũng không quá khó khăn.

Đất trồng: Nên trồng cây trên đất thoáng khí, có khả năng thoát nước cao, độ tơi xốp lớn, đất nhiều than mùn, được trộn cùng xơ dừa.

Tưới nước: Cây sinh sống trong môi trường có nhiều độ ẩm, vì vậy nước chính là thứ không thể thiếu. Nếu trồng thủy thủy sinh cần thay nước định kỳ cho cay theo chu kỳ 3 tháng/ 1 lần. Vào mùa khô, tưới khoảng 2 lần/1 ngày, hạn chế tưới quá nhiều gây thối rễ.

Cách chăm sóc cây tổ quạ trồng trong nhà

Cách chăm sóc cây tổ quạ trồng trong nhà

Ánh sáng: Nếu trồng trong nhà thì nên đưa cây ra ngoài nắng phơi khoảng 1 tiếng. Nếu trồng ngoài ban công, những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên thì nên đặt cây ở nơi râm mát. 

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng là 20-30 độ C.

Cách nhân giống cây tổ quạ

Trong tự nhiên, cây tổ quạ nhân giống bằng bào tử ở mặt dưới của lá. Hiện nay, cách nhân giống cây tổ quạ để làm cây cảnh được nhiều người áp dụng nhất chính là tách bụi, người ra thường tách cây thành từng nhánh hoặc cụm nhỏ, trồng cây bằng các loại đất mùn phân hủy từ lá cây và xác cây, đây là môi trường tốt nhất cho cây phát triển.

Cách nhân giống cây tổ quạ

Cách nhân giống cây tổ quạ

Cách dùng cây tổ phượng

Cây tổ quạ cũng là vị dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu với công dụng điều trị tiêu chảy, làm thuốc bổ, trị sốt mãn tính, chữa các vết thương phần mềm, vàng da và ung độc, đờm lẫn máu, bế kinh, lao phổi, ho ra máu, đau nhức lưng gối, trị đòn ngã, phong thấp. Do đó, cách dùng cây tổ phượng được rất nhiều người quan tâm. Ngày nay, người ta thường sử dụng chiết xuất từ rễ cây để điều trị các bệnh nói trên. 

Cách dùng phổ biến nhất trong dân gian như sau: Chuẩn bị 4 – 6g cây tổ phượng phơi khô, tán bột sau đó đưa vào bên trong bầu dục đã được sơ chế sạch sẽ. Hấp cách thủy hoặc nước chín ăn mỗi ngày. 2 ngày ăn 1 lần cho tới khi khỏi bệnh. 

Hình ánh cây tổ quạ

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây tổ quạ dưới đây:

Hình ánh cây tổ quạ

Hình ánh cây tổ quạ

Hình ánh cây tổ quạ

Hình ánh cây tổ quạ

Hình ánh cây tổ quạ

Hình ánh cây tổ quạ

Hình ánh cây tổ quạ

Hình ánh cây tổ quạ

Hình ánh cây tổ quạ

Hình ánh cây tổ quạ

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc tính cây tổ quả, tác dụng, cách trồng và cách dùng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây thùa là cây gì? Tác dụng, tác hại và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -