Cây cà độc dược – Đặc điểm, tác dụng và tác hại cần lưu ý

Cây cà độc dược có tên gọi khác là cây mạn đà la, đây chính là loại cây dược liệu được dùng phổ biến trong Đông Y để điều trị các chứng bệnh khác nhau. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, tác hại và các loại chế phẩm từ cây cà độc dược. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cà độc dược

Cây cà độc dược có danh pháp khoa học là datura metel, thuộc họ Cà. Đặc điểm cà độc dược dễ nhận biết trong tự nhiên như sau: Loại cây này là giống thực vật thân thảo, có kích thước nhỏ, chiều cao trong khoảng 1 – 2m, thân cây nhẵn bóng, toàn cây được bao phủ bởi một màu xanh bắt mắt, một số cây có màu tím tùy giống. Cành non có nhiều lông tơ ngắn, khi già sẽ rụng dần lông đi và nhẵn bóng. Lá cây thuộc dạng lá đơn, mọc ra từ đầu cành hoặc hoặc mọc đối xứng theo hình vòng tròn. Lá cây có hình tim, một đầu nhọn, một chiếc lá trưởng thành sẽ có chiều dài trong khoảng 8 – 10cm, chiều rộng trong khoảng 4 – 8cm.

Đặc điểm cà độc dược  

Đặc điểm cà độc dược

Mặt trên của lá có màu xanh thẫm, mặt dưới có màu nhạt hơn, mép lá có nhiều gợn sóng, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, cuống lá dài khoảng 4 – 6cm. Hoa có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 1 – 2cm, hoa mọc ra từ kẽ lá, hoa có màu trắng hoặc màu tím tùy giống. Quả có hình tròn, bên ngoài được bao phủ một lớp gai nhọn giống như quả hạt dẻ. Đường kính mỗi quả trưởng thành trong khoảng 2- 3cm, khi non sẽ có màu xanh khi chín sẽ chuyển dần sang màu nâu. Khi chín sẽ nứt ngang ra thành 4 phần, bên trong có chứa nhiều hạt màu nâu đen, vỏ ngoài có nhiều nếp nhăn. 

Giống thực vật này có nguồn gốc từ Mexico, Peru, sau này được du nhập tới Việt Nam. Hiện tại, cây cà độc dược được trồng ở khắp nơi, hiện nay cây được trồng chủ yếu ở Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Nghệ An. Thời điểm thu hái quả thích hợp nhất của cây chính là lúc cây chuẩn bị ra hoa và sắp ra hoa. Sau khi thu hái thì chúng ta có thể phơi khô hoặc sấy tùy theo nhu cầu sử dụng. Trên thị trường đang có 3 loại cà độc dược chính đó là cây cà có hoa đốm tím, phần thân và cành có màu xanh; Cây cà có hoa trắng, phần thân và cành có màu xanh và cuối cùng là loại cuối cùng là cây được lai giữa hai giống cây kể trên.

Cây cà độc dược có tác dụng gì?

Đối với dược liệu cà độc dược thì không phải bộ phận nào cũng có thể được sử dụng để làm thuốc. Chúng ta chỉ có thể sử dụng an toàn quả, hoa và lá trong một số bài thuốc cụ thể mà thôi. Quả chính là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Theo nhiều nghiên cứu thì bên trong quả cà độc dược có chứa hàm lượng cao hyoscyamine, scopolamine, atropin, vitamin C, norhyoscyamin, alcaloid. Vậy, cây cà độc dược có tác dụng gì? Theo y học cổ truyền thì cây cà độc dược có tính ôn, vị cay, có chứa độc tố. Tác dụng của loại dược liệu này chính là điều trị hen suyễn, phong thấp.

Cây cà độc dược có tác dụng gì?

Cây cà độc dược có tác dụng gì?

Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng vị dược liệu này trong việc điều trị dị ứng, mụn nhọt, nôn khi đi tàu xe, say sóng, điều trị chứng co thắt trong dạ dày và ruột. Để điều trị được tình trạng này thì chúng ta chỉ cần dùng lá và hoa đã được phơi hoặc sấy khô sau đó quấn thành hình điếu thuốc và hút. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng dược liệu dưới hình thức tán thành bột. Nên sử dụng khoảng 1 – 1,5gam/1 ngày để giảm thiểu những tác hại dành cho cơ thể. 

Do có chứa hàm lượng độc tố cao, khi sử dụng chúng ta cần lưu ý một số việc sau: Khi sử dụng cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn, chú ý liều lượng để không mang lại những kết quả không đác có. Loại dược liệu này tuyệt đối không được phép sử dụng cho người có thể trạng yếu, đã từng ngộ độc. Nếu trong quá trình sử dụng mà chúng ta có những biểu hiện như hôn mê sâu, gây chóng mặt, khó nuốt, tim đập nhanh hơn, giãn phế quản, mờ mắt thì chúng ta cần ngưng sử dụng ngay lập tức và đưa tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Cây cà độc dược ăn được không?

Theo dân gian, cà độc dược chính là một trong 50 loại thuốc cơ bản có nhiều công dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh hen suyễn, khử phong thấp. Khi nhắc tới cái tên cà, nhiều người sẽ thắc mắc không biết cây cà độc dược ăn được không? Thực tế, cây cà độc dược có chứa hàm lượng độc tố khá cao nên chúng ta hoàn toàn không nên sử dụng. Về cơ bản, chúng ta chỉ nên sử dụng loại dược liệu này theo công thức của các bài thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn thôi. 

Chế phẩm cà độc dược

Cà độc dược là loại dược liệu có tuổi đời cao, đã được sử dụng từ lâu trong Đông Y. Ngày nay, người ta cũng nghiên cứu ra được những công dụng thần kỳ của loại dược liệu này trong việc làm chậm nhịp tim, điều trị nhồi máu cơ tim cấp tính, chế men cholinesterase (như khí độc sarin), điều trị bệnh parkinson, dùng làm thuốc tiền mê, chống co thắt cơ trơn, viêm phế quản, viêm loét dạ dày, hen suyễn. Một số chế phẩm cà độc dược đã được ra đời, điển hình chính là hai chế phẩm lysine, scopolamine và atropin.

Chế phẩm cà độc dược

Chế phẩm cà độc dược

Trong nhãn khoa, chế phẩm atropin được dùng như một loại thuốc nhỏ mắt có công dụng làm giãn đồng tử trong một số xét nghiệm mắt và chữa viêm màng bồ đào. Scopolamine được dùng để điều trị co thắt dạ dày – ruột và phòng ngừa say tàu xe. Atropin chính là chế phẩm từ cây cà độc dược sử dụng nhiều nhất, chúng có khả năng làm giảm bài tiết dịch ruột, dịch vị, nước bọt, mồ hôi, chống co thắt ruột mà không làm tác động trên nhu động ruột. Tuy nhiên, atropin nếu không được sử dụng đúng cách sẽ có khả năng gây tình trạng tê liệt, ức chế thần kinh trung ương, hô hấp tăng, sốt, phát điên, say. 

Lysine cũng là một chế phẩm có tác dụng tương tự atropin nhưng có thời gian tác động lên các tế bào chậm hơn. Lysine sẽ có tác dụng làm thuốc dịu thần kinh, phòng chống say xe, tàu thủy, máy bay, chữa cơn co giật trong bệnh parkinson và ức chế thần kinh nhiều hơn atropin. 

Tác hại của cây cà độc dược

Cây cà độc có chứa hàm lượng độc tố cao nên khi sử dụng cần kết hợp thêm các loại dược liệu Đông Y khác để làm giảm các phản ứng phụ. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không sử dụng vị dược liệu này khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là sử dụng chúng cùng với một số chế phẩm Tây Y như thuốc kháng cholinergic. Tác hại của cây cà độc dược gây cho cơ thể là không thể lường trước được, chúng có khả năng gây nên tình trạng chóng mặt, da khô, nhịp tim nhanh, huyết áp thấp.

Tác hại của cây cà độc dược

Tác hại của cây cà độc dược

Khi sử dụng vị dược liệu này chúng ta cần lưu ý những điều sau: 

– Những bệnh nhân trước đây đã từng sử dụng cà độc dược và bị dị ứng thì tuyệt đối không nên sử dụng. Không dùng thuốc cho những bệnh nhân quá mẫn cảm với các thành phần có bên trong cây và các chế phẩm làm từ cà độc dược. 

– Khi sử dụng nếu gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe hay có biểu hiện khác lạ thì nên ngừng ngay và tới cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn. 

– Tuy có nhiều công dụng nhưng vị dược liệu này được xếp vào nhóm dược liệu bảng A, tuyệt đối không được sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ. 

– Khi sử dụng chế phẩm atropin mà bị ngộ độc thì cần uống thật nhiều nước chè để loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể bằng việc gây nôn. Tiếp đó, đưa bệnh nhân tới nơi yên tĩnh, đắp chăn để giữ ấm cơ thể. Trong một số trường hợp bị ngộ độc nhẹ, cơ thể vẫn còn tỉnh táo thì chúng ta nên sắc 100 gram liên kiều, 10 gram cam thảo, 400 gram vỏ đậu xanh, 200 gram kim ngân hoa với nhau và cho bệnh nhân uống. 

Hình ảnh cây cà độc dược

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây cà độc dược dưới đây:

Hình ảnh cây cà độc dược

Hình ảnh cây cà độc dược

Hình ảnh cây cà độc dược

Hình ảnh cây cà độc dược

Hình ảnh cây cà độc dược

Hình ảnh cây cà độc dược

Hình ảnh cây cà độc dược

Hình ảnh cây cà độc dược

Hình ảnh cây cà độc dược

Hình ảnh cây cà độc dược

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, tác hại và các loại chế phẩm từ cây cà độc dược. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây bùm sụm – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -