Cây bùm sụm – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây bùm sụm là giống cây dược liệu có mặt khá lâu đời tại nước ta, tuy nhiên loại cây này lại không phải loại cây quen thuộc đối với nhiều người. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng cây bùm sụm.
Đặc điểm cây bùm bụp
Cây bùm sụm có danh pháp khoa học là mallotus barbatus muell. et arg, thuộc họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae). Tại nước ta, cây còn được biết tới với tên gọi là cây lá ngõa kok po hou, cây bông bét, cây bục bục, cây bùng bục, cây bùm bụp,… Đây là giống cây thân gỗ, kích thước trung bình, chiều cao trong khoảng 1,5 – 2m. Cành non được bao phủ bởi một lớp lông mềm màu vàng nhạt. Lá cây bùm sụm mọc so le hai bên, lá hình tim, nhọn một đầu, cuống lá ngắn và có xu hướng xoăn lại, mép lá nguyên. Một chiếc lá bùm sụm trưởng thành sẽ có chiều dài khoảng 14 – 17cm.
Mặt lá dưới sẽ có nhiều lông hơn mặt trên, lá có màu vàng nhạt, khi già lông sẽ rụng đi và nhẵn bóng. Mùa hoa bùm sụm trong khoảng tháng 4 – 5 hằng năm, mùa quả vào tháng 8 – 9 hằng năm. Hoa thuộc dạng hoa đơn tính khác gốc, mọc ra từ kẽ lá hoặc đầu cành, hoa đực sẽ dài và nhỏ hơn hoa cái. Quả bùm sụm sẽ có hình trứng, kích thước nhỏ, bên trong có chứa hạt màu đen, bên ngoài có nhiều lông cứng. Cây bùm sụm mọc hoang dại ở rất nhiều nơi tại nước ta, đặc biệt là núi rừng. Tuy nhiên, loại dược liệu này lại được khá ít người sử dụng, chỉ có một vài vùng ở dân tộc ít người sử dụng.
Hiện nay, người ta thu hái loại dược liệu này để làm nến, thắp đèn bằng cách ép lấy dầu. Trên thế giới, cây mọc nhiều ở Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam. Tại nước ta, cây mọc nhiều ở Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Huế, Thanh Hóa. Một số nơi còn sử dụng loại cây này để làm cây quanh cảnh và cây bóng mát. Tất cả các bộ phận có thể cho thu hái quanh năm, lá phơi khô trong bóng mát có thể dùng để hãm nước trà.
Tác dụng cây bùm sụm
Nhờ đặc tính thân cây dẻo dai, mềm mại, dễ uốn, do đó chúng ta có thể uốn nắn thành nhiều hình dạng khác nhau để làm cây cảnh trang trí cho sân vườn, hiên nhà. Cây được trồng trong khuôn viên của xí nghiệp, cơ quan, trồng viền, công viên, giúp mang lại vẻ đẹp, tạo điểm nhấn cho không gian và cải thiện môi trường sống tốt hơn. Những cây bùm sụm có tuổi thọ càng cao thì càng có giá trị kinh tế lớn. Do đó, rất nhiều người đã không tiếc giá nào săn cho mình những gốc cây bùm sụm cổ thụ đẹp mắt, mang đầy yếu tố nghệ thuật. Ngoài công dụng làm cảnh thì cây cũng có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh của con người.
Theo kinh nghiệm dân gian thì tác dụng cây bùm sụm trong y học chính là giảm ho, tiêu đờm, giảm đau nhức xương khớp. Liều dùng phù hợp cho một người trưởng thành trong khoảng 8g ~ 10g cây khô 1 ngày. Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại thì cây bùm dụm có tiềm năng điều trị chứng vô sinh ở nữ giới, tăng trọng lượng của buồng trứng, tăng số lượng nang, tăng estrogen kích thích tố, tăng huyết thanh nồng độ LH, FSH và kích thích chức năng sinh sản.
Ngoài ra, vị dược liệu này còn được nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Y khoa Hiroshima Nhật Bản tiến hành thí nghiệm thông qua phương pháp hóa học và quang phổ xác định là có khả năng chống dị ứng mạnh mẽ. Cũng theo nhóm nghiên cứu của Trung tâm Y tế Makati Philippin cũng đã xác định rằng vị dược liệu này có đặc tính kháng khuẩn khá cao.
Cây bùm sụm chữa bướu cổ
Bướu cổ chính là căn bệnh phổ biến tại nước ta. Ngày nay, người ta có xu hướng tìm kiếm tới những phương pháp điều trị bằng dược liệu để giảm thiểu các tác dụng của thuốc Tây lên cơ thể. Để điều trị bệnh bướu cổ chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng cây bùm sụm để điều trị bệnh. Cách dùng cây bùm sụm chữa bướu cổ như sau: Sử dụng một nắm lá bùm sụm vắt nước uống mỗi ngày vào sáng sớm. Phần bã thì chúng ta mang đi ngâm với giấm và đắp nó lên vị trí bướu. Mỗi ngày thực hiện 1 lần, thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày sẽ nhận được kết quả rất tuyệt vời.
Như vậy, chúng ta có thể thấy việc chữa bệnh bướu cổ bằng các loại cây thuốc nam là hoàn toàn khả thi. Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng mua được loại dược liệu này ở bất cứ cơ sở buôn bán cây cảnh hay hiệu thuốc Đông Y nào.
Cách dùng cây bùm sụm
Cây bùm sụm tuy không được sử dụng quá phổ biến nhưng trong dân gian vẫn lưu truyền một số bài thuốc từ loại cây này. Cách dùng cây bùm sụm an toàn nhất chính là sắc lá dưới dạng thuốc uống, dùng tối đa 8g ~ 10g cây khô/ngày. Cách dùng cây bùm sụm để sắc thuốc uống như sau:
Dụng cụ sắc: Nên sử dụng ấm đất sắc thuốc có dung tích tối thiểu là 1,5 – 2 lít. Ngày nay cũng có khá nhiều ấm điện có hai chế độ nấu nhanh và nấu chậm, chúng ta có thể cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
Thang thuốc để sắc: Mỗi tình trạng bệnh sẽ có phương thuốc điều trị bệnh khác nhau. Trước khi sử dụng chúng ta nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ Đông Y. Nên sử dụng các bài thuốc phối trộn sắc uống, hạn chế sử dụng cây bùm sụm một mình. Việc lựa chọn dược liệu cũng rất quan trọng, chúng ta cần lựa chọn dược liệu chất lượng, không bị nấm mốc, biến dạng.
Nước sắc: Sử dụng nước sạch tốt nhất sử dụng nước đã được lọc qua.
Lửa: Lửa to sẽ dùng cho các bài thuốc có chứa tinh dầu, có tác dụng giải biểu, tán phong hàn, hành khí trệ. Đối với cây bùm sụm thì nên nấu với lửa nhỏ thì từ 3 – 4 tiếng.
Cách sắc thuốc từ cây bùm sụm rất đơn giản: Rửa sạch toàn bộ dược liệu, cho dược liệu vào bên trong ấm, cho nước sạch vào theo liều lượng ghi trên đơn thuốc. Ngay sau khi sắc thì chúng ta uống trước khi thuốc nguội.
Cách trồng cây bùm sụm bonsai
Cây bùm sụm là giống cây mọc hoang dại trong tự nhiên nên vốn dĩ chúng không hề khó trồng hay khó chăm sóc. Nếu chúng ta muốn chúng nhanh pháp triển thì nên thực hiện theo những yêu cầu sau:
Phương pháp trồng: Đối với cây bùm sụm, người ta tiến hành trồng cây bằng hai phương pháp là gieo hạt và chiết cành. Phương pháp chiết cành được ưu tiên sử dụng nhiều hơn.
Ánh sáng: Cây không đòi hỏi nguồn ánh sáng quá lớn, do đó chúng ta có thể trồng cây ở cả môi trường nhiều ánh sáng hoặc bóng râm. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn cây sinh trưởng nhanh chóng về chiều cao thì cần đặt cây ở nơi mà ánh nắng chiếu đến nhiều nhất, đặc biệt là những cây bùm sụm bonsai.
Đất trồng: Cây không kén đất trồng, chúng có khả năng chịu được hạn hán trong thời gian dài, chịu được ánh nắng tốt, bộ rễ ăn sâu vào lòng đất nên. Ở giai đoạn mới trồng, chúng ta nên trồng cây trên đất trồng giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp. Nên kết hợp bón thêm phân hữu cơ và hóa học để bổ sung những chất còn thiếu trong đất.
Tưới nước: Những cây bùm sụm bonsai sẽ có nhu cầu nước tưới cao hơn những cây được trồng ngoài tự nhiên. Nên tưới nước mỗi ngày cho cây vào sáng sớm để giữ ẩm cho cây, giúp cây không bị héo khô khi trời nắng. Mùa mưa hoặc không khí quá ẩm thì nên chú ý tới việc thoát nước cho cây để tránh trường hợp thối rễ và chết cây.
Cắt tỉa: Cây ít khi bị sâu bệnh tấn công những chúng ta cũng cần thường xuyên cắt tỉa, tạo dáng, quan sát sâu bệnh để cây có hình dáng được như ý muốn.
Hình ảnh cây bùm sụm
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây bùm sụm dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng cây bùm sụm. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây vừng – Đặc điểm, công dụng, giá trị dinh dưỡng, cách dùng
Sinh Vật Cảnh -Cây bời lời là cây gì? Tác dụng, cách chế biến và đặc tính gỗ
Cây xô thơm – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Cây vừng – Đặc điểm, công dụng, giá trị dinh dưỡng, cách dùng
Cây vảy rồng hợp mệnh gì? Đặc điểm, tác dụng và cách trồng
Cây trúc bách hợp hợp mệnh gì? Ý nghĩa và cách giâm cành
Cây tổ quạ – Đặc tính, tác dụng, cách trồng và cách dùng
Cây thùa là cây gì? Tác dụng, tác hại và cách trồng