Cây vừng – Đặc điểm, công dụng, giá trị dinh dưỡng, cách dùng
Cây vừng chính là giống cây lương thực lấy hạt được trồng lâu đời tại Việt Nam và có nguồn gốc từ Châu Phi. Hiện nay, loại cây này mang giá trị kinh tế khá cao, được thu hái để phục vụ cho ẩm thực và ngành công nghiệp lấy dầu. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, hàm lượng dinh dưỡng và cách làm muối vừng.
Đặc điểm cây hạt vừng
Cây vừng còn được biết tới với tên gọi là cây mè. Loại cây này đang có xu hướng gia tăng nhanh sản lượng và diện tích trồng tại một số địa phương của nước ta. Hiện nay, vùng có diện tích trồng vừng lớn nhất nước ta bao gồm Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang. Hiện tại, cả nước có khoảng hơn 54.000ha trồng mè, trong đó Long An chính là tỉnh có năng suất bình quân cao nhất cả nước. Cây hạt vừng chính là giống cây thân mềm, chiều cao trong khoảng 60 – 100cm. Lá vừng mọc đối xứng hai bên, là dạng lá đơn, cuống ngắn, lá có hình trứng, nhọn ở hai đầu.
Hoa vừng có màu trắng, mọc đơn độc ở nách lá, quả là dạng quả đậu, dài, có lông mềm bao phủ, bên trong có chứa nhiều hạt màu đen, hạt có màu đen hoặc vàng nâu, có nội nhũ. Thân cây vừng có hình trụ, hình dáng thân có thể thay đổi theo môi trường nên hình dáng không rõ rệt. Trong những điều kiện khô hạn thì cây cây sẽ mọc thấp hơn cành, số lượng cành và thân sẽ phụ thuộc vào giống, thông thường một cây vừng sẽ có khoảng 2 – 6 cành. Thân cây có thể có lông hoặc không có lông, màu sắc thân sẽ thay đổi từ xanh cho tới đỏ tùy giống.
Rễ cây vừng là dạng rễ cọc, rễ chính ăn sâu vào lòng đất, bộ rễ của cây sinh trưởng khá nhanh chóng về chiều ngang ở độ sâu 0 – 15cm. Do sinh trưởng rễ cái nên cây có khả năng chịu hạn khá tốt, ở môi trường có độ ẩm cao thì cây sẽ bị nhanh chóng bị ngập úng và thối rễ. Hoa cây mè có hình chuông, cuống ngắn, hoa mọc tập trung thành cụm. Chất lượng quả cũng sẽ phụ thuộc vào vị trí sinh trưởng quả. Thời gian sinh trưởng của hạt vừng giao động trong khoảng 80 – 120 ngày tùy thuộc ở giống và điều kiện ngoại cảnh. Tốc độ sinh trưởng của quả rất nhanh, quả phát triển tối đa trong khoảng 9 ngày sau khi nở hoa mặc dù quả còn tiếp tục phát triển trong 24 ngày, trong thời kỳ chính.
Cây vừng trắng
Sự khác biệt giữa cây vừng trắng và cây vừng đen chính là màu sắc của hạt, vừng đen sẽ có màu đen và vừng trắng sẽ có màu trắng hoặc màu kem. Hạt mè đen không có vỏ cũng chính là điểm để phân biệt với hạt vừng trắng. Một sự khác biệt lớn nhất của hai loại vừng này nữa chính là hương vị, hạt vừng đen có vị hơi đắng, hạt vừng trắng có vị ngọt và bùi. Hạt vừng trắng tự nhiên chủ yếu được sử dụng trong các món ăn của phương Tây, trong các công thức nấu ăn ngọt như bánh ngọt, thanh mè và các món tráng miệng khác.
Cây mè đen
Cây mè đen chính là cách gọi khác của cây vừng đen. Hạt mè đen thường giòn và thơm hơn hạt mè trắng, chúng chủ yếu được sử dụng để sản xuất dầu mè chất lượng cao nhất. Và cũng thường xuyên được sử dụng các món ăn, vị thuốc của phương Đông. Y học hiện đại cũng như y học cổ truyền đã chứng minh tác dụng của mè đen chính là điều trị tóc bạc sớm, sáng mắt, thính tai, dưỡng ngũ tạng, bổ hư, mạnh gân cốt, mịn da, làm đen tóc, dưỡng huyết ích khí, bồi bổ tinh dịch, giúp bổ gan thận, bồi bổ cho sản phụ thiếu sữa, bổ dưỡng cho những người già.
Cây mè Hàn Quốc
Cây mẹ Hàn Quốc chính là giống cây được trồng để lấy lá, chúng có chứa hàm lượng vitamin A, vitamin B2, kali, phốt pho, canxi, sắt, omega 3 và 6, axit alpha linoleic. Đây được xem là một loại siêu thực phẩm có lợi cho sức khỏe con người. Lá cây mè Hàn Quốc được sử dụng trong ẩm thực để làm nước sốt, xào, chiên và là một trong những thành phần bí mật của kem vani và caramel. Lá mè Hàn Quốc có cấu trúc tương tự cây húng quế, chúng mang mùi tinh dầu tương tự lá bạc hà và một chút hương vị cây hồi nhưng ít cay hơn.
Công dụng cây mè đất
Cây mè đất chính là giống cây thuốc nam được sử dụng trong Đông Y từ lâu, nhiều người hay nhầm tưởng loại cây này với cây mè (cây vừng). Tuy nhiên, hai loại cây này hoàn toàn khác nhau. Cây mè đất có chứa hàm lượng cao 2,4,6 – trimethyl – 1,3,6 – heptatriene, caryophyllene, 1 – octene – 3 – ol, axit hexadecanoic, axit oleic, glucosid, flavonoid tanin, steroid, alkaloid. Các thành phần này có công dụng chống oxy hóa khá cao, ức chế sự phát triển của vi khuẩn salmonella enteritidis, E. coli.
Theo y học cổ truyền, công dụng của cây mè đất chính là bảo vệ tế bào gan, ức chế thần kinh trung ương, ức chế tối thiểu đối với nấm candida, ức chế tối đa đối với nấm penicillium, có hiệu quả đối với nhiễm giun kim ở người lớn. Theo nhiều cuốn sách y học có ghi chép lại, cây mè đất có tính ấm, vị đắng, có công dụng tiêu viêm, khu phong giải biểu, hóa đàm, chỉ khái, phục hồi chức năng gan, trị ho, đau răng, viêm lợi, điều trị viêm phế quản mạn. Tại Thái Lan, lá rễ, hoa dùng để cai sữa. Tại Ấn độ, cây dùng chữa sốt, bò cạp và rắn cắn. Tại Malaysia, lá được dùng làm thuốc an thần và lành vết thương, tẩy giun sán.
Hàm lượng dinh dưỡng lạc vừng
Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, cây vừng là loại cây siêu thực phẩm. Hạt vừng có chứa hàm lượng cao phenol, sesamol, lexitin, acid loãng, acid đặc, sesame, pedal in plants, sesamolin, chất không có nitơ, canxi oxalat, protein, nước,… Chính nhờ những hợp chất hóa học này mà các loại thực phẩm chế biến từ hạt vừng được rất nhiều người quan tâm. Món lạc vừng được xem là một loại dược liệu có công dụng điều trị tê thấp, mạnh gân cốt, bổ não tuỷ, có tác dụng ích khí. Đông Y xem hạt vừng là một vị thuốc có tính bình, vị ngọt, có công dụng thông sữa, nhuận tràng, ích tinh huyết, tư bổ can thận.
Trên thế giới, dầu vừng được dùng trực tiếp trong nấu nướng hoặc ăn sống, giúp chế biến thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, phục vụ cho công nghệ dược liệu, phụ gia trong công nghiệp thực phẩm như nước chấm. Vừng là loại hạt cho dầu ăn có chất lượng cao, ổn định, không bị trở mùi ôi. Hạt vừng được dùng làm thực phẩm cho người như ăn sống, rang, làm dầu thắp, làm bánh kẹo, bơ, margarine và làm thuốc. Hoa vừng ngâm với nước đắp lên mắt làm mát mắt, dịu đau. Lá vừng nấu nước uống làm tăng tuổi thọ, chữa rong huyết, da mặt tươi nhuận, nấu nước gội đầu thì tóc mượt đen.
Cách làm muối vừng
Cách làm muối vừng: Rang hạt vừng với lửa nhỏ trong 10 phút, khi hạt vừng đổi màu thì tắt bếp và để nguội. Tiếp đó rang muối trắng trong 3 phút thì tắt bếp, để ra một cái bát riêng. Cuối cùng là rang và đãi vỏ đậu phộng. Để tránh đậu phộng sau khi rang bị lì bạn nên đợi cho chảo nóng rồi mới cho đậu vào rang. Sau khi chuẩn bị được tất cả các nguyên liệu thì chúng ta tiến hành giã nhuyễn tất cả hỗn hợp chung với nhau. Nếu bạn không thích dùng chày giã bạn có thể dùng máy xay đa năng để xay.
Lưu ý: Để khi ăn cảm nhận được độ bùi thơm ngon của đậu phộng bạn không nên giã đậu phộng quá nhuyễn. Để bảo quản được muối vừng lâu hơn thì chúng ta nên bỏ trong bình thủy sinh, khi cần sử dụng thì lấy ra một lượng nhỏ và đậy kín nắp để tránh hở gió. Nên bảo quản muối vừng ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, không nên bảo quản trong tủ lạnh.
Hình ảnh cây vừng
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây vừng dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây vừng, công dụng, hàm lượng dinh dưỡng và cách làm muối vừng. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây vảy rồng hợp mệnh gì? Đặc điểm, tác dụng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây vảy rồng hợp mệnh gì? Đặc điểm, tác dụng và cách trồng
Cây trúc bách hợp hợp mệnh gì? Ý nghĩa và cách giâm cành
Cây tổ quạ – Đặc tính, tác dụng, cách trồng và cách dùng
Cây thùa là cây gì? Tác dụng, tác hại và cách trồng
Cây thành ngạnh – Cách nhận biết, tác dụng, ý nghĩa, cách trồng
Cây thanh liễu – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây tắc – Cách phân biệt, công dụng, cách trồng và hình ảnh