Cây xô thơm – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng

Cây xô thơm là giống cây thảo dược lâu đời được sử dụng từ thời Hy Lạp cổ cho tới tận bây giờ. Hiện nay, loại cây này này còn được dùng trong ẩm thực với công dụng tạo mùi thơm an toàn cho các món ăn. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng cây xô thơm. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây xô thơm ở Việt Nam

Cây xô thơm có danh pháp khoa học là salvia officinalis, tên tiếng anh là clary sage hoặc aage, thuộc họ Lamiaceae (Húng). Loại cây này còn được biết tới với cái tên quen thuộc hơn đó là cây đơn sâm, cây có nguồn gốc từ khu vực Trung Á, Bắc Phi, phía bắc Địa Trung Hải. Đây chính là giống thảo dược có tuổi thọ cao, chiều cao trong khoảng 0,5 – 1,2. Thân cây có màu xanh bóng hoặc xám, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Lá có kích thước nhỏ, thon dài, một chiếc lá trưởng thành sẽ có chiều dài trong khoảng 6 – 7cm, chiều rộng khoảng 2 – 2.5cm.

Đặc điểm cây xô thơm ở Việt Nam

Đặc điểm cây xô thơm ở Việt Nam

Hoa xô thơm thường mọc tập trung thành cụm, hoa có màu xanh tím, một số giống xô thơm có màu đỏ hoặc màu tím hoa cà. Loại cây này có mùi thơm khá đặc trưng, nhiều quốc gia trồng loại cây này trên diện tích lớn để phục vụ cho việc chiết xuất tinh dầu. Tinh dầu xô thơm cũng được dùng trong y học với nhiều công dụng tuyệt vời như ngăn rụng tóc, trị mụn, dưỡng da, kích thích ham muốn, kháng khuẩn, chống co giật và tốt cho bệnh nhân trầm cảm. Đây chính là giống thực vật mọc hoang dại trong tự nhiên, cây mọc tập trung thành cụm.

Cây xô thơm Việt Nam có thể dễ dàng được tìm thấy ở xung quanh những loài cây khác, tại các vùng núi cao và những khu rừng rậm rạp. Đây chính là giống cây mang một màu xanh mướt, hai mặt lá được bao phủ khá nhiều lông tơ. Mùa hoa Xô Thơm bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 8 hằng năm. Hiện tại, nhiều người xem cây xô thơm là một loại cây thảo dược quý rất tốt cho sức khỏe người sử dụng, chúng được trồng tập trung trên diện tích lớn Đà Lạt với. Hiện tại, tinh dầu xô thơm được rất nhiều gia đình săn đón vì công dụng gấp 10 lần xô thơm khô.

Tác dụng của cây xô thơm

Theo nhiều nghiên cứu, bên trong cây xô thơm có chứa hàm lượng cao caffeoyl apiosyl glucoside, caffeoyl fructosyl glucosid, glycosyl flavonoid, apigenin, luteolin, flavonoid, tanin, tinh dầu. Nhờ những hợp chất này nên cây xô thơm được sử dụng với mục đích tăng ham muốn tình dục, mệt mỏi, điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt, giảm sự khó chịu do quá trình mãn kinh mang lại, làm chất chống viêm. Vị thuốc này cũng được dùng để chữa bệnh đau họng. Hiện nay, nhiều nghiên cứu về tác dung của cây xô thơm đã được thực hiện. Các chất terpenoid và sesquiterpenoid được y học xử dụng như một chất kháng sinh, chống vi khuẩn vô cùng hiệu quả.

Tác dụng của cây xô thơm

Tác dụng của cây xô thơm

Hiện tại, chưa có nghiên cứu cụ thể về việc sử dụng bao nhiêu xô thơm là thích hợp. Dạng bào chế được sử dụng nhiều nhất chính là tinh dầu xô thơm. Công dụng của tinh dầu xô thơm chính là làm dịu thần kinh, giúp thư giãn tinh thần, giúp điều chỉnh việc thay đổi tâm trạng hoặc thèm ăn, giảm đau lưng và đau bụng kinh, đầy hơi, điều trị các triệu chứng đâu bụng do kinh nguyệt.

Cây xô thơm có chứa phytoestrogen, đây chính là estrogen thực vật nên có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng và tử cung, đảm bảo sức khỏe lâu dài của tử cung, điều chỉnh nồng độ estrogen, ổn định mức estrogen, giảm estrogen dư thừa trong cơ thể. Ngoài ra, tinh dầu xô thơm cũng có chứa các chất chống hóa có khả năng bằng mức độ hormone bên trong cơ thể, cải thiện chứng mất ngủ, hỗ trợ chức năng cơ quan nội tạng, tăng lượng oxy đi vào cơ bắp, cải thiện sự hoạt động của hệ thống trao đổi chất, thư giãn não bộ và động mạch, giảm huyết áp, mở các mạch máu và cho phép tăng lưu thông máu nhanh chóng hơn.

Một số công dụng khác của tinh dầu này chính là chống nhiễm khuẩn và nhiễm trùng, điều trị bệnh bạch cầu, giảm stress và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Cách dùng lá xô thơm thanh tẩy

Để giảm các triệu chứng bệnh liên quan tới tinh thần, người ta thường sử dụng lá xô thơm như một biện pháp để thanh tẩy. Cách dùng lá xô thơm thanh tẩy như sau: 

– Đối với việc chăm sóc tóc, bạn hãy trộn dầu cây xô thơm và tinh dầu hương thảo rồi thoa lên da đầu và massage nhẹ nhàng trong khi tắm.

– Để làm giảm các triệu chứng hen suyễn một cách tự nhiên, trộn 4 giọt dầu này với dầu hoa oải hương và xoa bóp hỗn hợp trên ngực hoặc lưng.

Cách dùng lá xô thơm thanh tẩy

Cách dùng lá xô thơm thanh tẩy

– Để hỗ trợ tình trạng đầy bụng khó tiêu, hãy xoa bóp bụng với hỗn hợp dầu xô thơm và dầu nền t.

– Để chăm sóc da, hãy tạo hỗn hợp dầu cây xô thơm và dầu hạnh nhân hoặc dầu hạt nho. Thoa hỗn hợp trực tiếp lên mặt, cổ và cơ thể của bạn.

– Để trị chuột rút và giảm đau bụng kinh, hãy tạo ra một loại dầu massage bằng cách pha loãng 5 giọt tinh dầu xô thơm với 5 giọt dầu nền và thoa chung lên các khu vực đang bị khó chịu.

– Để chăm sóc mắt, thêm 2 giọt tinh dầu xô thơm vào một miếng vải sạch và ấm, nhẹ nhàng áp vải lên cả vùng mắt trong 10 phút.

– Để cải thiện tâm trạng và giảm đau khớp, hãy thêm 3 giọt dầu cây xô thơm vào nước ấm.

Cần hỏi ý kiến của bác sĩ trong một số trường hợp sau: Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật. Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác. Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.

Cách trồng cây xô thơm

Với những công dụng tuyệt vời trong ẩm thực và điều trị bệnh thì cây xô thơm được nhiều gia đình ưa chuộng trồng tại nhà.

Ánh nắng: Nên trồng cây ở vị trí ấm áp và đầy đủ ánh nắng mặt trời.

Đất trồng: Nên trồng cây trên đất có độ PH 6 – 6.5, đất giàu nitơ hoặc đất sét. 

Phương pháp trồng: Loại cây này được trồng bằng cách cấy ghép, giâm rễ hoặc hạt giống. Phương pháp trồng bằng hạt chính là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. 

Cách trồng cây xô thơm

Cách trồng cây xô thơm

Thời gian gieo trồng: Nên được gieo hạt vào đầu mùa xuân và đầu mùa thu.

Cách trồng cây xô thơm: Ngâm hạt giống trong nước khoảng 10 – 12 tiếng đồng hồ. Hạt giống xô thơm nên được gieo khi còn tươi, chúng ta chỉ cần gieo trực tiếp hạt giống thẳng hàng với nhau, sau khi gieo cần che phủ một lớp đất mỏng. Sau đó dùng bình phun sương tưới ẩm giữ ẩm cho đất. Sau khoảng 10 – 21 ngày cây sẽ nảy mầm và sinh trưởng thành cây con.

Chăm sóc: Cây xô thơm rất chịu hạn và không thích ngâm trong đất ẩm ướt. Thường xuyên cắt tỉa cành lưu thông không khí để nấm mốc không có nơi trú ngụ phát triển. Cây xô thơm chủ yếu có bệnh nám mốc khi thời tiết nóng ẩm. Vào mùa xuân, cắt tỉa bớt các thân già để cây đâm chồi mọc nhánh mới.

Hình ảnh cây xô thơm

Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây xô thơm dưới đây:

Hình ảnh cây xô thơm

Hình ảnh cây xô thơm

Hình ảnh cây xô thơm

Hình ảnh cây xô thơm

Hình ảnh cây xô thơm

Hình ảnh cây xô thơm

Hình ảnh cây xô thơm

Hình ảnh cây xô thơm

Hình ảnh cây xô thơm

Hình ảnh cây xô thơm

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng cây xô thơm. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây vừng – Đặc điểm, công dụng, giá trị dinh dưỡng, cách dùng

Sinh Vật Cảnh -