Cây dã hương nghìn năm tuổi – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng

Cây dã hương chính là một giống cây có tính nhiệt, vị cay nhẹ, được dùng trong y học với nhiều công dụng điều trị bệnh khác nhau, từ các bệnh ngoài da cho tới các bệnh bên trong như xương khớp, trĩ,… Đọc ngay để tìm hiểu thông tin cây dã hương là cây gì, tác dụng, cách dùng và thông tin cây dã hương nghìn năm tuổi tại Việt Nam. 

Nội Dung Chính

Cây dã hương là cây gì?

Cây dã hương có danh pháp khoa học là cinnamomum camphora n. et e, thuộc họ Lauraceae (Long Não). Tại nước ta, loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây khảo chuông, cà chăng diẳng, cây triều não, cây chương não, cây kim cước não, cây mai hoa băng phiến,… Vậy, cây dã hương là cây gì? Đây là giống thực vật thân gỗ, kích thước lớn, thường được trồng để cây bóng mát. Cây sống khá lâu năm trong tự nhiên, cây trưởng thành có thể cao lên tới 30m. Thân cây phân nhiều cành nhánh, bên ngoài được bao bọc bởi một lớp vỏ ngoài xù xì, xấu xí, nứt nẻ. Cành non khi mới mọc sẽ có màu xanh, vỏ ngoài nhẵn bóng.

Cây dã hương là cây gì?

Cây dã hương là cây gì?

Lá cây có màu xanh, là dạng lá đơn, mặt trên có màu đậm hơn mặt dưới, các lá cây mọc so le hai bên, cuống lá nhỏ và ngắn. Gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, ở giữa sẽ có một đường gân chính khá cứng và nhô lên cao nhất khỏi bề mặt. Đầu lá nhọn, gốc lá bo tròn. Hoa cây dã hương mọc tập trung thành cụm ở đầu cành, mỗi cụm sẽ có 5 – 10 bông hoa, hoa có màu vàng, là giống hoa lưỡng tính có cả hoa đực và cái trên cùng một cành. Quả dã hương có kích thước nhỏ, hình tròn, đường kính khoảng 8 – 10mm, màu đen, mọng nước, mọc tập trung thành chùm. 

Nơi xuất hiện loại cây này đầu tiên chính là khu vực Trung Á, cây mọc tập trung nhiều ở ven bờ biển đen của Kavkaz, bán đảo Đông Dương, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Ngày nay, loại cây này được trồng nhiều để làm cây bóng mát, giúp xua đuổi côn trùng, sản xuất băng phiến (long não) và dầu. Tại nước ta, cây mọc tập trung nhiều ở Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hà Giang. Khi thu hoạch, tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để phục vụ cho việc sản xuất dầu và long não. Rễ và vỏ thân của cây dã hương được thu hái suốt 4 mùa trong năm. Quả dã hương được thu hoạch vào đầu mùa đông, tuổi thọ kinh tế 40 – 50 năm.

Phân biệt cây dã hương và dạ hương thảo

Cây dã hương và cây dạ hương thảo là hai giống cây có cái tên tương đồng nhau nên nhiều người nhầm tưởng hai loại cây này là một. Thực tế, cây dạ hương thảo có danh pháp khoa học là rosmarinus officinalis, thuộc họ Hoa. Một số địa phương gọi cây này là cây cỏ hương thảo, cây rosemary. Đây chính là giống cây có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, được trồng nhiều ở miền Nam và miền Trung của nước ta. Cây hương thảo mọc thành bụi, phân nhánh, nhiều lá và cao khoảng 1-2m.

Cây hương thảo

Cây hương thảo

Tác dụng của cây dã hương

Theo y học cổ truyền, vị thuốc dã hương có vị cay, đắng nhẹ, tính ấm, được quy vào 5 kinh bao gồm Tỳ, Vị, Tâm, Can, Phế. Vị dược liệu này có tác dụng trừ thấp, khai khiếu, tiêu đờm, kích thích ra mồ hôi, trừ đờm, thông kinh lạc, kháng viêm. Chủ trị sâu răng, bệnh chàm ở chân, hôi nách, đau bụng do khí uế sa chứng, bỏng nhẹ, bệnh trĩ, ho có đờm, viêm họng, đau nhức xương khớp, ngứa da, lở loét ngoài da, khí hư, tích tụ dịch bẩn trong cơ thể phong thấp, liệt dương. Liều lượng sử dụng phù hợp khi dùng ngoài sẽ không cố định mà căn cứ vào vùng diện tích cần điều trị. Nếu uống vào cơ thể thì nên sử dụng khoảng 0.1 – 0.2 g dưới hình thức rượu ngâm hoặc thuốc tán.

​​​​​​Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, bên trong rễ, thân, lá dã hương có chứa hàm lượng cao tinh dầu, băng phiến, safrole, caryophyllene, azulen, phellandrene. Tinh dầu dã hương được dùng phổ biến trong đời sống để súc miệng, nhỏ tai, xông hơi, thoa rửa bên ngoài và uống bên trong. Tác dụng của cây dã hương đã được chứng minh bao gồm chống oxy hóa, tăng sự hoạt động của hệ bài tiết, giúp cơ thể hấp thu nhanh chóng qua da và niêm mạc, nâng cao chức năng hoạt động của tim mạch, giúp hệ hô hấp khỏe mạnh hơn, tạo ra cảm giác hưng phấn, kích thích thần kinh.

Tác dụng của cây dã hương

Tác dụng của cây dã hương

Ngoài ra, tinh dầu dã hương cũng được nhiều nhà khoa học cho biết, chúng có công dụng giảm sưng đau ngoài da, sát trùng, ức chế sự phân chia tế bào của vi khuẩn, kháng khuẩn. Tuy có nhiều công dụng nhưng đây cũng là loại dược liệu có chứa hàm lượng độc tố khá cao. Liều uống từ trên 7g và liều tiêm trên 4g có thể gây chết người. Liều uống trên 2g có thể khiến người sử dụng bị co giật, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Liều uống trên 0,5g có thể gây chóng mặt, nóng rát bứt rứt trong người, nói sảng, nôn ói, buồn nôn, nhức đầu, hoa mắt. 

Cách dùng cây dã hương đuổi muỗi

Những loài côn trùng thường rất ghét mùi tinh dầu dã hương, do đó người ta vẫn thường hay trồng và sử dụng tinh dầu dã hương để đuổi muỗi. Cách dùng cây dã hương đuổi muỗi chính là trồng dã hương trong nhà hoặc sử dụng tinh dầu. 

Chúng ta có thể mua tinh dầu dã hương ở ngoài cửa hàng hoặc tự điều chế tinh dầu ở nhà. Để điều chế tinh dầu, chúng ta chỉ cần sử dụng khoảng hơn 200gr lá cây dã hương tươi, 150 – 200ml dầu dẫn, chai hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy, nồi nấu. Sau khi rửa sạch lá dã hương thì chúng ta để ráo và cho vào nồi nấu chung với dầu dẫn, giữ nhiệt độ ấm, nóng trong khoảng 10 – 12 tiếng. Cuối cùng là tắt bếp, để nguội và lọc tinh dầu ra khỏi lá. Tiếp đó, nhỏ một vài giọt tinh dầu trong phòng, trong những ngách thường xuyên có sự xuất hiện của muỗi.

Cách dùng cây dã hương đuổi muỗi

Cách dùng cây dã hương đuổi muỗi

Trồng cây dã hương đuổi muỗi: Đây chính là cách được rất nhiều người ưa chuộng. Chúng ta chỉ cần trồng một vài chậu dã hương trong phòng tắm, phòng bếp, phòng khách để trang trí cho căn nhà thêm đẹp, xua đuổi muỗi ruồi, thanh lọc không khí và khử bớt mùi hôi. Việc đặt những chậu dã hương trong nhà còn có khả năng giúp bạn giảm mệt mỏi, giảm đau đầu, giúp tinh thần hưng phấn, giúp giấc ngủ của bạn được sâu hơn, an thần hiệu quả. Nên dùng tay chạm vào lá cây thường xuyên để cây tỏa mùi hương xa hơn. 

Cây dã hương nghìn năm tuổi

Hiện tại, cây dã hương nghìn năm tuổi tại Việt Nam chính là cây dã hương tại xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Loại cây này được xếp vào loại cây di sản quốc gia. Theo các cụ tại đây cho biết, từ nhiều đời trước đã thấy sự xuất hiện của loại cây này. Vào thế kỷ 17, vua Lê Cảnh Hưng còn từng sắc phong loại cây này là cây “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương” (nghĩa là cây dã hương lớn nhất nước). 

Cây dã hương nghìn năm tuổi này có hình dáng bên ngoài uy nghi, bề thế, chu vi thân lớn nhất là 17,5m, tức khoảng 8 người ôm mới hết. Chiều cao của cây trong khoảng 35 – 36m. vỏ cây dày 15cm. Các cành cây trên ngọn đã khô héo nhưng cây vẫn rất chắc chắn và vững vàng. Năm 1989, Bộ Văn hóa – Thông tin đã xếp cây dã hương này nằm trong quần thể cụm Di tích quốc gia. Người dân nơi đây luôn quan niệm rằng, nhờ có mùi thơm của loại cây này mà toàn thể người dân đã có được một sức khỏe tốt, ít gặp bệnh dịch truyền nhiễm. 

Gốc cây có tuổi thọ nghìn năm này được người dân xem là linh vật của vùng, cây gắn liền với nhiều giai thoại, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người dân nơi đây. Hiện tại, tuy chưa có tài liệu nào ghi chép về tuổi đời của loại cây này nhưng theo người dân thì cây dã hương này đã được ngàn năm tuổi.

Hình ảnh cây dã hương ở Bắc Giang

Cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây dã hương Bắc Giang dưới đây:

Hình ảnh cây dã hương ở Bắc Giang

Hình ảnh cây dã hương ở Bắc Giang

Hình ảnh cây dã hương ở Bắc Giang

Hình ảnh cây dã hương ở Bắc Giang

Hình ảnh cây dã hương ở Bắc Giang

Hình ảnh cây dã hương ở Bắc Giang

Hình ảnh cây dã hương ở Bắc Giang

Hình ảnh cây dã hương ở Bắc Giang

Hình ảnh cây dã hương ở Bắc Giang

Hình ảnh cây dã hương ở Bắc Giang

Trên đây là toàn bộ thông tin cây dã hương là cây gì, tác dụng, cách dùng và thông tin cây dã hương nghìn năm tuổi tại Việt Nam. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây tùng đen hợp mệnh gì? Ý nghĩa, tác dụng, cách chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -