Cây chỉ thiên – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách dùng
Cây chỉ thiên là một loại cỏ mọc hoang dại ở nhiều nơi trong tự nhiên, đây chính là một bài thuốc quý có công dụng giảm đau, tiêu viêm hiệu quả trong Đông Y. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách dùng cây chỉ thiên.
Đặc điểm cây chỉ thiên
Cây chỉ thiên là giống cây cỏ mọc hoang dại ở nhiều nơi tại nước ta. Ngoài Việt Nam, cây mọc hoang dại nhiều ở Thái Lan, Miến Điện, Inđônêxia, Ấn Độ, Philippin, Malaysia, Trung Quốc. Tại nước ta, loại cây này có tên gọi là cây khổ địa đảm, cây địa đởm thảo, cây địa đảm đầu, cây nhả đản (dân tộc Tày), cây co tát nai (dân tộc Thái), cây cỏ lưỡi chó, cây cỏ lưỡi mèo, cây thổi lửa. Cây chỉ thiên có danh pháp khoa học là elephantopus scaber (L.), cây mọc tập trung lại thành cụm, thường mọc xen lẫn với các loại cỏ dại khác ngoài bãi hoang, đất trống, trên các nương rẫy, vùng đồi, bờ ruộng cao,…
Đặc điểm cây chỉ thiên dễ nhận biết trong tự nhiên: Chiều cao trong khoảng 20 – 50cm, có nhiều cành nhánh, các cành không có lá, nhẵn bóng và không có lông. Lá sẽ mọc sát gốc, mọc theo hình tròn, phiến lá có chiều dài khoảng 6 – 12cm, chiều rộng khoảng 3 – 5cm, đầ đầu lá sát gốc ôm sát lấy thân. Cả hai mặt lá đều có nhiều lông cứng bao phủ, lông có màu trắng nhạt, mép lá có nhiều răng cưa lượn sóng. Cây có hoa màu tím, mọc tập trung thành cụm, thông thường một cụm hoa sẽ có chiều dài trong khoảng 5 – 10cm, hình dáng khá giống cây sim.
Mùa hoa chỉ thiên kép dài trong khoảng tháng 1 – 8 hằng năm. Theo y học cổ truyền, tất cả các bộ phận từ thân, lá, rễ, hoa đều có thể sử dụng làm thuốc trong Đông Y với công dụng điều trị bệnh. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này ở những vùng núi có độ cao từ 1500m trở xuống so với mực nước biển. Trên thế giới cây phân bố đều ở khắp các nước cận nhiệt đới và nhiệt đới. Cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn tốt, sống được trên nhiều loại đất khác nhau. Thường thì cây con sẽ mọc ra từ hạt vào cuối mùa xuân, sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, tàn lụi vào mùa thu.
Cây chỉ thiên có mấy loại?
Hiện nay, nhiều người vẫn hay nhầm lẫn với cây cây bồ công anh Trung Quốc và cây tiền hồ nam. Do là vị dược liệu có nhiều công dụng nên rất nhiều người thắc mắc không biết cây chỉ thiên có mấy loại? Thực tế, cây chỉ thiên có một loại chứ không phải nhiều loại như chúng ta vẫn thường nghĩ.
Cây tiên hồ nam còn được nhiều người gọi với cái tên cây chỉ thiên giả. Loại cây này có danh pháp khoa học là clerodendrum inducum (L.) o ktze, thuộc họ Cỏ Roi Ngựa. Đây là giống cây dược liệu có vị đắng nhẹ, được dùng làm thuốc bổ, thuốc trừ giun, thuốc chữa ho, tiêu đờm. Loại cây này có hình dáng bên ngoài giống cây chỉ thiên nhất.
Cây bồ công anh Trung Quốc chính là giống cây thường xuyên xuất hiện tại miền Nam của Trung Quốc, cây có danh pháp khoa học là elephantopus spicatus aubl. Đây cũng là giống cây cùng họ với cây chỉ thiên. Tại Việt Nam, cây mọc hoang dại nhiều trong công viên và trên các con đường của Hà Nội. Cây có chiều cao khoảng 20 – 60cm, thân cây cứng chứ không mềm như cây chỉ thiên, bề mặt nhãn bóng, lá mọc so le hai bên. Phiến lá có chiều dài trong khoảng 9 – 14cm, hoa mọc tập trung thành cụm ở đầu, mỗi cụm có từ 2 – 6 hoa nhỏ màu trắng. Loại cây này chỉ là giống cây cỏ dại và không có công dụng gì đối với sức khỏe con người.
Khi lựa chọn cây chỉ thiên làm cây dược liệu thì chúng ta cần phân biệt chính xác, một số trường hợp sử dụng cây bồ công anh Trung Quốc và không mang lại tác dụng gì.
Tác dụng của cây chỉ thiên
Theo y học cổ truyền, cây chỉ thiên không có chứa độc tố, có tính lạnh, vị đắng, được quy vào 3 kinh là Can, Tỳ, Phế. Chúng có tác dụng tiêu thũng, lương huyết, lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt. Ngoài ra, vị dược liệu này cũng được sử dụng trong Đông Y với công dụng điều trị chứng tiểu tiện khó khăn, nôn ra máu, chảy máu cam, rắn cắn, ung nhọt, vàng da, đau mắt đỏ, chảy máu mũi, họng đau, ho, chữa cảm sốt,…
Để cây mang lại hiệu quả tốt nhất cho người sử dụng thì chúng ta nên uống khoảng 50g dược liệu chỉ tiên tươi sao vàng, sắc cùng với 600ml nước, sắc cho tới khi cô đặc còn 200ml. Chia làm nhiều lần uống trong ngày. Tuy nhiên, những người cơ thể suy nhược, phụ nữ có thai cần cẩn trọng khi sử dụng; Những người bệnh có tính chất lạnh, hàn cũng tuyệt đối không sử dụng loại dược liệu này. Theo y học hiện đại, tác dụng của cây chỉ thiên chính là chống lại vi khuẩn gram âm, chống lại vi khuẩn gram dương, ức chế sự phát tụ cầu vàng, vi khuẩn E.coli, vi khuẩn streptococcus mutans gây sâu răng và có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ.
Nghiên cứu dược lý của cồn và cao nước chỉ thiên cho thấy khả năng giảm nhịp tim và huyết áp. Chiết xuất cao lỏng chỉ thiên có công dụng giảm sự thoái biến mỡ của gan, giảm sự hoại tử của những thùy trung tâm, cải thiện tổn thương gan, giảm nồng độ enzym GPT, GOT, bảo vệ gan khỏi các tổn thương cấp tính. Hoạt chất elephantine từ cây chỉ thiên có khả năng ức chế tế bào ung thư bạch cầu phát triển, ức chế tế bào u báng, ức chế sự phát triển của tế bào sarcom 256.
Rễ cây chỉ thiên
Tất cả các bộ phận của cây chỉ thiên đều có công dụng để điều trị bệnh, rễ cây chỉ thiên đã được dùng phổ biên trong y học với nhiều công dụng khác nhau từ trị ho cho tới cảm lạnh. Trong Y Học Cổ Truyền Nepal, rễ cây chỉ thiên ép nước uống có khả năng điều trị sốt, khó tiêu, đau dạ dày. Một số quốc gia trong khu vực Châu Á lại dùng vị dược liệu này để làm dịu da, lợi tiểu và hạ sốt.
Cách dùng cây chỉ thiên trị viêm xoang
Cách dùng cây chỉ thiên trị viêm xoang như sau: Chuẩn bị 3 lát gừng sống, 1 quả chanh, 1 cây húng, 1 vỏ quýt, đậu xanh, cây ớt, rễ tranh, cam thảo đất, lá bưởi, chỉ thiên, cải trời. Mỗi loại khoảng 1 năm. Sắc tất cả dược liệu cùng với nước cho tới khi cạn phân nửa nước. Tách lấy nước, uống khi hỗn hợp còn nóng, chia làm 2 lần trong ngày, mỗi lần cách 6 giờ.
Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà loại cây này mang lại thì chúng cũng có những chỉ định và tác dụng phụ riêng, nhất là trong việc điều trị bệnh viêm xoang.
Lưu ý khi sử dụng:
– Việc điều trị bệnh bằng các loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên tiềm ẩn rất nhiều tác hại và nguyên nhân khác nhau. Chúng có thể gây nên một số tác dụng phụ nguy hiểm nên nếu chưa có đủ hiểu biết về dược liệu hay không chắc chắn trong việc phân biệt cây chỉ thiên thì chúng ta không nên sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì chúng ta cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trong điều trị.
– Do là vị thuốc từ tự nhiên nên nếu sử dụng dưới dạng tự nhiên thì nó sẽ mang lại hiệu quả chậm hơn so với thuốc Tây Y. Trong một số trường hợp, bạn cần duy trì thời gian điều trị một cách lâu dài, sử dụng bài thuốc đúng liều lượng và thời gian điều trị;
– Nên thận trọng khi sử dụng đối với các đối tượng sau: Người bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, người mắc bệnh về huyết áp, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người có sức khỏe yếu hoặc đang điều trị với thuốc Tây Y, suy nhược cơ thể, người nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
Hình ảnh cây chỉ thiên
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây chỉ thiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách dùng cây chỉ thiên. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây chàm là cây gì? Giá trị kinh tế và đặc tính gỗ chàm
Sinh Vật Cảnh -Cây chàm là cây gì? Giá trị kinh tế và đặc tính gỗ chàm
Cây cá vàng hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc
Cây cà độc dược – Đặc điểm, tác dụng và tác hại cần lưu ý
Cây bùm sụm – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây bời lời là cây gì? Tác dụng, cách chế biến và đặc tính gỗ
Cây xô thơm – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Cây vừng – Đặc điểm, công dụng, giá trị dinh dưỡng, cách dùng