Cây tùng đen hợp mệnh gì? Ý nghĩa, tác dụng, cách chăm sóc
Cây tùng đen chính là giống cây cảnh thân gỗ, có giá trị kinh tế cao, được trồng phổ biến để làm cảnh và thu hái gỗ. Loại cây này đang ngày càng khan hiếm trong tự nhiên do thực trạng khai thác bừa bãi gây nên. Đọc ngay để tìm hiểu về ý nghĩa, tác dụng, cách chăm sóc và thông tin cây tùng đen hợp mệnh gì?
Ý nghĩa cây tùng đen
Cây tùng đen còn được nhiều người biết tới với cái tên quen thuộc hơn là cây cứt chuột và cây hắc tùng, cây tràng đen, cây trà xương đen,… Đây chính là giống cây có danh pháp khoa học là diospyros vaccinioides lindl, thuộc họ thực vật Trâm (Thị). Giống cây này có nguồn gốc từ Cái Lim (Vân Đồn), Ba Mùn, Cồn Trụi của Quảng Ninh – Việt Nam và Malaysia, Lĩnh Nam – Trung Quốc. Đây chính là giống cây thân gỗ, có tuổi thọ lâu dài, vỏ ngoài có màu xám đen, tốc độ sinh trưởng ở mức trung bình, thích nghi tốt với nhiều loại môi trường khác nhau từ nhiều ánh sáng, ánh sáng khuếch tán hay bóng bán phần.
Lá cây là dạng lá kép lông chim, sinh trưởng khá dày, sức sống cây ở mức cao, tuổi thọ của lá trong khoảng 1 – 2 năm. Dù không nhận được ánh sáng trong thời gian dài thì lá cây vẫn xanh mướt trong suốt nửa năm sau đó mà không hề rụng đi. Hoa tùng đen có kích thước nhỏ, màu trắng, mọc ra từ nách lá. Quả tùng đen khi non có màu xanh bóng, khi già sẽ chuyển dần sang màu đen. Chính vì đặc điểm này nên nhiều người gọi loại cây này là cây cứt chuột. Hiện tại, trữ lượng cây tùng đen trong tự nhiên không còn nhiều, đặc biệt là những cây cổ thụ có kích thước lớn do thực trạng khai thác quá mức mà không trồng trỏ lại.
Theo quan niệm dân gian, ý nghĩa cây tùng đen chính là gia đạo êm ấm, làm ăn suôn sẻ, trừ tà, xua đuổi ma quỷ. Vì vậy, hiện nay chúng ta thấy sự xuất hiện khá nhiều của loại cây này trong việc trang trí nội thất, phong cảnh. Cây tùng đen là giống cây có giá trị kinh tế cao, nó được trồng để thu hái gỗ đóng nội thất, sau khi khi thương lái Trung Quốc sang thu mua quá nhiều, giá cây được đẩy lên cao nên cây bị khan hiếm hơn. Đồng thời, cây tùng đen cũng là một giống cây có giá trị về dược lý, được dùng làm thuốc trị một số bệnh.
Cây tùng đen bonsai
Trước kia, cây tùng đen chỉ đơn thuần là giống cây bóng mát được trồng để che mưa chắn gió. Hiện tại, cây được trồng theo hình thức bonsai khá nhiều, giá bán những cây tùng đen bonsai trên thị trường cây cảnh Việt Nam cũng cao. Nhờ những ý nghĩa phong thủy tuyệt vời mà giống cây này hiện đang được ứng dụng để làm cây cảnh nội thất.
Cây tùng đen hợp mệnh gì?
Cây tùng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống, do đó rất nhiều người đã lựa chọn đây là giống cây cảnh phong thủy cho gia đình. Để cây mang lại ý nghĩa phong thủy tốt đẹp nhất, chúng ta cần quan tâm tới việc cây tùng đen hợp mệnh gì? Trong 12 con giáp và ngũ hành thì các bản mệnh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đều có khả năng trồng loại cây này. Theo một số nhà phong thủy học thì cây tùng đen có kích thước lá nhỏ, được xếp vào mệnh Kim, mà theo ngũ hành Kim sinh Thủy, do đó cây hợp nhất với hai bản mệnh là Kim và Thủy. Những bản mệnh khác khi muốn trồng loại cây này trong nhà thì chỉ cần thay đổi màu sắc của chậu để cân bằng các yếu tố trong ngũ hành.
Cây tùng đen vượng khí nhất chính là mệnh Thủy, do đó khi trồng những chậu bonsai chúng ta nên đặt cây ở 3 hướng đó là hướng đông, hướng bắc, hướng đông bắc. Bởi hướng bắc là do Huyền Vũ trấn, tượng trưng cho mệnh Thủy. Hướng đông cho Thanh Long trấn, tượng trưng cho sự sống và sinh mệnh. Còn hướng đông bắc chính là điểm giao nhau của hướng đông và hướng bắc, mang ý nghĩa của cả 3 bản mệnh Thủy, Mộc và Kim. Do đó, hướng đông bắc chính là hướng tốt nhất để đặt chậu tùng đen, nó sẽ kích thích các khả năng của loại cây này trong phong thủy, đem tới an khang, tài phúc cho gia đình, giúp xua đuổi vận rủi, mời gọi tài vận.
Ngoài yếu tố mệnh thì khi sử dụng loại cây này làm cây cảnh phong thủy chúng ta cũng cần quan tâm tới yếu tố tuổi của cây. Dựa vào những đặc điểm của 12 con giáp thì loại cây này phù hợp nhất cho những người có tuổi Khỉ. Tuổi Thân vốn dĩ là một con vật chăm chỉ, chịu khó, thông minh nhưng lại có con đường đi tới thành công khá muộn và lận đận. Cây tùng đen có cành lá chi chít, đây chính là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của loài khỉ. Do đó, người tuổi Thân trồng loại cây này mang ý nghĩa như sự tương trợ đắc lực cho người tuổi Thân.
Cây tùng đen có tác dụng gì?
Cây tùng đen là giống cây có tuổi thọ cao, tốc độ sinh trưởng mở mức chậm, những cây tùng đen đủ điều kiện lấy gỗ đã gần như tuyệt chủng trong tự nhiên. Tuy nhiên, khi nhắc tới tác dụng của cây tùng đen người ta sẽ nghĩ ngay tới công dụng thu hái gỗ của nó. Gỗ tùng đen được xếp vào nhóm II, loại gỗ được bảo tồn và cấm khai thác vì mục đích cá nhân. Hiện nay, cây tùng đen chủ yếu xuất hiện xung quanh chúng ta với hình dáng bonsai nhỏ bé, vì vậy việc cây tùng đen có tác dụng gì được rất nhiều người quan tâm.
Thực tế, cây tùng đen đang làm rất tốt nhiệm vụ của một loại cây xanh, cây giúp thanh lọc không khí, làm đẹp cảnh quan và môi trường sống. Mùi hương dịu nhẹ từ cây có công dụng xả stress, giảm căng thẳng hiệu quả. Với những ai đang gặp stress hay bị căng thẳng, việc trưng bày cây trong không gian sẽ giúp bạn thư giãn và thoải mái hơn. Hơn hết, loại cây này cũng có giá trị dược liệu khá cao, chúng được ngâm rượu thuốc, làm thuốc bổ để điều trị một số loại bệnh liên quan tới gan, thận. Theo y học Trung Hoa thì người ta chiết xuất và tinh chế nhựa từ cây tùng ra dược liệu quý để trị bệnh và làm hương liệu mỹ phẩm, nước hoa.
Hiện tại, cây tùng đen bonsai được dùng làm quà tặng cho đối tác, quà tặng tân gia, khai trương với ý nghĩa tuyệt vời và sang trọng. Việc tặng những chậu tùng đen sẽ bày tỏ được sự chân thành, yêu quý, là món quà mang ý nghĩa may mắn, phát lộc, phát tài đối với người được nhận.
Cây tùng đen mọc ở đâu?
Do là giống cây quý hiếm, có trữ lượng trong tự nhiên khá thấp nên việc cây tùng đen mọc ở đâu được rất nhiều người quan tâm. Hiện tại, Việt Nam chỉ còn số lượng ít cây tùng đen cổ thụ ở Quảng Ninh. Các khu vực còn lại đều là cây mới trồng hoặc cây trồng với mục đích làm cảnh.
Cách chăm sóc cây tùng đen
Cây tùng đen là giống cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chỉ cần chuẩn bị được cây giống tốt, không bị sâu bệnh, đất trồng màu mỡ, dễ thoát nước là được. Chúng ta chỉ cần lưu ý cách chăm sóc cây tùng đen như sau là được:
Ánh sáng: Cây ưa thích ánh sáng bán phần, ánh nắng không quá gay gắt. Nếu trồng trong chậu cần đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng không chiếu trực tiếp. Mùa lạnh nên đặt cây trong nhà để cây không bị rét.
Tưới nước: Cây không quá ưa nước, độ ẩm thích hợp để cây phát triển là trên 60%, tưới cho cây theo chu kỳ 3 ngày/1 lần, mùa xuân thì tăng số ngày tưới và mùa mưa thì giảm số ngày tưới.
Sâu bệnh: Cây dễ bị khô và cháy lá khi mùa hè tới. Khi phát hiện cần sử dụng 70% thiophanate để điều trị.
Cắt tỉa: Để cây phát triển nhanh chóng thì chúng ta có thể ngắt đi chồi non.
Hình ảnh cây tùng đen
Để nhận biết được chính xác loại cây này với một số loại cây cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây tùng đen dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về ý nghĩa, tác dụng, cách chăm sóc và thông tin cây tùng đen hợp mệnh gì? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây chỉ thiên – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách dùng
Sinh Vật Cảnh -Cây chỉ thiên – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách dùng
Cây chàm là cây gì? Giá trị kinh tế và đặc tính gỗ chàm
Cây cá vàng hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc
Cây cà độc dược – Đặc điểm, tác dụng và tác hại cần lưu ý
Cây bùm sụm – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây bời lời là cây gì? Tác dụng, cách chế biến và đặc tính gỗ
Cây xô thơm – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng, cách trồng